Gói khám đánh giá sức khoẻ sau tiêm chủng vaccine COVID-19 tại nhà | Medlatec

Gói khám đánh giá sức khoẻ sau tiêm chủng vaccine COVID-19 tại nhà

Đại dịch COVID-19 không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mà còn gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến các lĩnh vực như kinh tế, đời sống xã hội, giáo dục của nhiều quốc gia. Hiện nay, tiêm vaccine là cách phòng bệnh hiệu quả nhưng nhiều người đang lo ngại về một số phản ứng phụ sau tiêm. Gói khám đánh giá sức khoẻ sau tiêm chủng vaccine COVID-19 tại nhà chính là một giải pháp giúp bạn theo dõi sức khỏe và kịp thời xử trí phản ứng sau tiêm.


29/09/2021 | Sau tiêm Covid bị đau họng có phải là tác dụng phụ của vắc xin không?
29/09/2021 | Kiến thức tiêm chủng: các lưu ý sau tiêm vaccine phòng Covid-19
29/09/2021 | Phụ nữ có thai sau tiêm vắc xin Covid-19 có nguy hiểm không?
29/09/2021 | Cách bổ sung dinh dưỡng trước và sau tiêm vắc xin Covid-19

1. Vì sao cần tiêm vaccine COVID-19?

Việc ngăn ngừa sự lây lan rộng rãi của dịch bệnh đang là một vấn đề hết sức cấp bách. Trong đó, tiêm vaccine COVID-19 là một phương pháp rất hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Hiện tại, Việt Nam cũng đang triển khai tích cực kế hoạch tiêm phòng cho người dân, đặc biệt là những vùng đang có dịch. 

Gói khám đánh giá sức khoẻ sau tiêm chủng vaccine COVID-19 tại nhà

Những biến thể mới của SARS-CoV-2 khiến đại dịch ngày càng phức tạp

Một số loại vaccine đang đưa vào chương trình tiêm chủng cộng đồng để phòng ngừa dịch COVID-19 đó là vaccine AstraZeneca, vaccine Pfizer, vaccine Moderna, vaccine Vero Cell, vaccine Gam-COVID-Vac,… Những loại vaccine này được chỉ định tiêm cho nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên. 

Tiêm vaccine không giúp bạn phòng tránh COVID-19 tuyệt đối, có nghĩa là cho dù đã tiêm vaccine bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu không biết cách phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe. Nhưng ý nghĩa quan trọng của vaccine là: Nếu không may mắc bệnh, vaccine sẽ có tác dụng hạn chế sự phát triển nghiêm trọng của bệnh, phòng ngừa nguy cơ biến chứng nặng.

Tiêm phòng giúp hạn chế nguy cơ biến chứng nặng do virus SARS-CoV-2

Tiêm phòng giúp hạn chế nguy cơ biến chứng nặng do virus SARS-CoV-2

Hơn nữa, tiêm vaccine phòng chống COVID-19 không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của chính mình mà còn góp phần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, đạt được miễn dịch cộng đồng. Những người đã tiêm vaccine và bị nhiễm bệnh thì ít có nguy cơ lây lan bệnh sang cho người khác. 

Ngoài tiêm vaccine, chúng ta vẫn cần có ý thức thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế bao gồm: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế. Trong đó: 

  • Khẩu trang: Thường xuyên đeo khẩu trang vải tại những nơi đông người, khu vực công cộng. Đối với những khu cách ly hoặc cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám,… thì cần đeo khẩu trang y tế. 

  • Khử khuẩn: Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn tay. Đồng thời cần sát khuẩn những vật dụng hay bề mặt thường xuyên tiếp xúc chẳng hạn như điện thoại, máy tính, bàn ghế, tay nắm cửa,… Thường xuyên lau dọn nhà cửa để nhà cửa luôn đảm bảo sạch sẽ.

  • Khoảng cách: Phải giữ khoảng cách khi giao tiếp với mọi người. 

  • Không tụ tập đông người để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh. 

  • Khai báo y tế: Cài đặt ứng dụng BlueZone và nếu có dấu hiệu ho sốt, khó thở cần liên hệ đến cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ. 

2. Những ai nên tiêm và không nên tiêm vaccine phòng chống COVID-19

Những trường hợp không nên tiêm vaccine phòng COVID-19

Một số trường hợp không nên tiêm vaccine phòng chống COVID-19: 

- Đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi.

- Những trường hợp đang mắc một số bệnh lý cấp tính.

- Những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch(đối với những trường hợp này cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thông thường cần ngưng dùng thuốc ít nhất 14 ngày mới nên tiêm).

- Những trường hợp mắc chứng huyết áp cao.

- Người có cơ địa dị ứng,…

Những trường hợp nên tiêm vaccine phòng COVID-19

- Những người từ 18 tuổi trở lên có thể tiêm vaccine phòng chống COVID-19.

- Một số người có bệnh lý nền như người mắc bệnh tiểu đường, người mắc bệnh tim mạch, bệnh nhân viêm gan B, viêm gan C,… là những đối tượng có nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng nếu không may mắc COVID-19. Chính vì thế, những đối tượng này cũng cần phải tiêm sớm. 

Tuy nhiên, những trường hợp này cần được chú trọng theo dõi sức khỏe sau tiêm. Phần lớn vaccine COVID-19 không ảnh hưởng đến các loại thuốc điều trị, nhưng người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề tiêm phòng trong khi đang sử dụng thuốc điều trị.

- Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cũng là một trong những nhóm đối tượng cần được tiêm phòng COVID-19: Phụ nữ mang thai cũng như những đối tượng khác, vẫn có thể bị nhiễm dịch bệnh qua nhiều nguồn lây từ gia đình cũng như ngoài xã hội. 

Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cũng là một trong những nhóm đối tượng cần được tiêm phòng COVID-19

Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cũng là một trong những nhóm đối tượng cần được tiêm phòng COVID-19

Bên cạnh đó, cơ thể của thai phụ thường phải chịu nhiều áp lực hơn người bình thường, nếu họ bị nhiễm bệnh thì sẽ có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ bầu và thai nhi. Như vậy, phụ nữ mang thai có thể tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19, nhưng trừ một số loại vaccine chống chỉ định đối với bà bầu. 

3. Gói khám đánh giá sức khoẻ sau tiêm chủng vaccine COVID-19 tại nhà của MEDLATEC

Sau khi tiêm, bạn cần nghỉ lại nơi tiêm khoảng 30 phút, phòng ngừa xảy ra những phản ứng sớm, các bác sĩ sẽ kịp thời xử lý. Sau đó, có thể ra về và theo dõi sức khỏe tại nhà. 

Người có bệnh lý nền nên tiêm phòng COVID-19 nhưng cần chú trọng đặc biệt về vấn đề theo dõi sức khỏe sau tiêm

Người có bệnh lý nền nên tiêm phòng COVID-19 nhưng cần chú trọng đặc biệt về vấn đề theo dõi sức khỏe sau tiêm

Một số tác dụng phụ sau tiêm có thể kể đến là tình trạng sưng tấy tại chỗ tiêm, khó cử động cánh tay bên tiêm, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, chán ăn,… Tuy nhiên, mức độ phản ứng thường chỉ ở mức nhẹ đến trung bình và có thể tự hết sau một vài ngày.

Dù rất hiếm gặp nhưng cũng có một số trường hợp gặp phải sốc phản vệ sau tiêm, có thể dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Một số dấu hiệu của sốc phản vệ như nổi mề đay, phù mặt, khó thở, đau bụng dữ đội, nôn, huyết áp bất thường, không kiểm soát được ý thức, co giật, áp xe vô khuẩn,…

Hiểu được tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe sau tiêm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai Gói khám đánh giá sức khoẻ sau tiêm chủng vaccine COVID-19 tại nhà. Hiện tại, khách hàng sẽ được trải nghiệm gói khám sức khỏe sau tiêm tại nhà trên toàn quốc với mức giá ưu đãi: Giảm 15% so với mức giá niêm yết. Chương trình được áp dụng từ 15/9  - 15/10/2021

Khi trải nghiệm gói khám này, khách hàng sẽ được tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe sau tiêm vaccine. Nhân viên y tế của MEDLATEC sẽ đến tận nhà để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và giúp bạn xử lý kịp thời nếu xảy ra những triệu chứng bất thường. Kết quả xét nghiệm sẽ được trả tận nhà hoặc bạn có thể tra trên hệ thống website của bệnh viện. Kèm theo kết quả là sự tư vấn chi tiết và hữu ích của các bác sĩ chuyên khoa. 

Gói khám đánh giá sức khoẻ sau tiêm chủng vaccine COVID-19 tại nhà của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đặc biệt cần thiết đối với những đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú; những người mắc bệnh lý nền, những người có tiền sử bị dị ứng với các dị nguyên khác. Lý do là vì những đối tượng này dễ có nguy cơ gặp phải phản ứng sau tiêm. 

Bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ của chúng tôi tư vấn chi tiết. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp