Chính phủ đang gấp rút triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng lớn nhất từ trước đến nay nhằm nhanh chóng hạn chế và khắc phục những mất mát lớn do Covid-19 gây ra. Vaccine chính là lá chắn hữu hiệu nhất để bảo vệ người dân trước cuộc chiến này. Ngoài các lợi ích phòng bệnh do vaccine đem lại, mỗi người cũng cần lưu ý sau tiêm vaccine phòng Covid-19 vì những phản ứng phụ có thể xảy ra.
29/09/2021 | Sau tiêm Covid bị đau họng có phải là tác dụng phụ của vắc xin không? 18/09/2021 | Ưu đãi lên tới 20% gói khám đánh giá sức khỏe sau tiêm vắc xin Covid-19 27/08/2021 | Giải đáp nỗi lo: tiêm vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không?
1. Khái niệm vaccine Covid-19
Thông qua khả năng giúp hệ miễn dịch của người được tiêm chủng kích hoạt cơ chế sản xuất ra các kháng thể để chống lại virus, vaccine Covid-19 góp phần ngăn chặn và đẩy lùi sự lây lan rộng rãi của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Hiện nay, các loại vaccine phòng Covid-19 đều phải trải qua quy trình sản xuất và thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt, được các cơ quan chức năng và các chuyên gia y tế thẩm định, phê duyệt trước khi tiêm chủng cho người dân. Chính vì vậy, mọi người nên thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19 khi đủ điều kiện sức khỏe vì các loại vaccine này đều đã được kiểm chứng tính an toàn và hiệu quả.
2. Trước khi tiêm chủng cần lưu ý những gì?
2.1. Các thủ tục cần thiết
Trước khi đi tiêm vaccine bạn cần lưu ý những điều sau:
-
Tải ứng dụng sổ sức khỏe điện tử về điện thoại, điền các thông tin cần thiết;
-
Các giấy tờ cần chuẩn bị: chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân, sổ khám bệnh hoặc đơn thuốc đang dùng, phiếu tiêm vaccine khác,...;
-
Khi đi tiêm cần đeo khẩu trang đầy đủ, tuân thủ thông điệp 5K và có một tinh thần thoải mái;
Kê khai các thông tin về sức khỏe của bản thân:
-
Các bệnh nền đang mắc;
-
Tiền sử dị ứng với các tác nhân như: hải sản, mỹ phẩm, các loại thuốc, thành phần của vaccine,...;
-
Các thuốc đang sử dụng;
-
Trong vòng 14 ngày qua có uống hoặc tiêm loại vaccine nào không;
-
Tình trạng nhiễm virus hoặc đã từng mắc Covid-19 trước đó;
-
Nếu đây là lần tiêm thứ 2 thì cần thông báo cho cán bộ y tế về những phản ứng phụ đã gặp trong lần tiêm đầu;
-
Khai báo khi là thai phụ hoặc đang cho con bú.
Cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình sức khỏe của bản thân cho cán bộ y tế trước khi tiêm
-
Loại vaccine sắp được tiêm là do đơn vị nào sản xuất;
-
Các phản ứng có thể gặp và lưu ý sau tiêm vaccine phòng Covid-19;
-
Lịch tiêm mũi tiếp theo;
-
Số điện thoại và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
2.2. Lưu ý về dinh dưỡng trước khi tiêm vaccine
Trên thực tế các loại vaccine phòng Covid-19 đều không có ảnh hưởng nhiều đến chế độ ăn uống bình thường của người được tiêm chủng. Tuy vậy mỗi người cũng cần áp dụng một thực đơn với đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu của sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh ngay cả trước và sau khi tiến hành tiêm vaccine.
Giữ cho cơ thể luôn được cung cấp đủ nước:
Nước có tác dụng vận chuyển đủ oxy đến các tế bào, giúp máu được lưu thông tốt hơn, nhờ vậy mà sẽ thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch. Không chỉ giúp cung cấp một nguồn năng lượng sạch cho các tế bào, nước còn hỗ trợ tế bào tăng cường chức năng đào thải độc tố và các tác nhân gây bệnh theo cách tự nhiên.
Người được tiêm chủng cần uống đủ nước cả trước và sau tiêm
Nên bổ sung các thực phẩm nguyên hạt:
Trong những thức ăn nguyên hạt có chứa nhiều khoáng chất, giàu vitamin và chất dinh dưỡng giúp kháng viêm, rất có lợi cho sức khỏe. Đó là các thực phẩm như: gạo lứt, ngô, yến mạch, bánh mì nguyên hạt, các loại đậu,... Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều rau xanh vào bữa trưa và bữa tối, đồng thời ăn thêm trái cây vào các bữa ăn phụ mỗi ngày.
Cần chuẩn bị sẵn thực phẩm cho thời điểm sau tiêm:
Để đề phòng cơ thể bị sốt, mệt mỏi và buồn nôn sau khi tiêm vaccine, mỗi người nên chuẩn bị sẵn các thực phẩm như sau: súp rau củ, khoai tây, rau, hoa quả,... là những đồ ăn dễ tiêu hóa. Nên sử dụng các loại nước trái cây nhiều vitamin C, thực phẩm tươi.
3. Các lưu ý sau tiêm vaccine phòng Covid-19
Sau khi hoàn tất tiêm mũi 1 hoặc mũi 2 ngừa Covid-19, người được tiêm chủng cần lưu ý những điều sau:
-
Ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng sau khi tiêm vaccine. Mục đích là để xử trí kịp thời nếu có những bất thường xảy ra;
-
Một số các dấu hiệu sau tiêm có thể gặp bao gồm: đau tại chỗ tiêm, nhức cơ, sốt, bồn chồn, mệt mỏi, ngứa,... đây là các phản ứng bình thường cho thấy hệ miễn dịch đang tạo ra các kháng thể kích hoạt cơ chế phòng bệnh;
-
Ít nhất là trong vòng 3 ngày đầu sau khi trở về từ điểm tiêm phải có người túc trực bên cạnh để hỗ trợ 24/24;
-
Dinh dưỡng: cần được đảm bảo đầy đủ do sau khi tiêm có thể xuất hiện tình trạng sốt và mất nước nên cần uống bù nước qua trái cây, nước cam, nước chanh dồi dào vitamin A, C. Ăn đa dạng các món như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, súp, cháo,... Nếu cảm thấy chán ăn và hay buồn nôn sau tiêm vaccine, bạn nên thử những đồ ăn mềm và dễ tiêu hóa hơn, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày;
-
Không sử dụng rượu bia, chất kích thích (ít nhất trong 3 ngày đầu) sau khi tiêm vì bia rượu gây mất nước, ức chế hệ miễn dịch, tăng nguy cơ biến chứng, giảm khả năng chống lại nhiễm trùng và dễ gây nhầm lẫn với các phản ứng do vaccine;
-
Không uống đồ có chứa caffeine (nước tăng lực, cà phê hoặc trà) trước khi tiêm do chất này khiến huyết áp và nhịp tim gia tăng, thậm chí khiến nhịp tim bị rối loạn nếu sử dụng quá nhiều, gây ảnh hưởng tới kết quả khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng.
-
Khi phát hiện tại vị trí tiêm có các dấu hiệu như đau, sưng đỏ, nổi cục cần tiếp tục theo dõi. Trong trường hợp vết sưng to nhanh thì phải đi khám ngay, tuyệt đối không được đắp, chườm hoặc bôi bất cứ thứ gì vào chỗ tiêm;
Đo thân nhiệt thường xuyên. Nếu:
-
Sốt dưới 38,5 độ C: uống nhiều nước, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chườm trán, lau khu vực hố nách và bẹn bằng khăn ấm. Phòng luôn phải thông thoáng nhưng cũng không để cơ thể bị nhiễm lạnh. Trung bình nên đo lại thân nhiệt sau mỗi 30 phút;
-
Sốt trên 38,5 độ C: Uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Trong vòng 2 tiếng sau khi dùng thuốc hạ sốt mà thân nhiệt không có dấu hiệu giảm hoặc tái sốt, cần đi tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý bằng cách biện pháp y tế khác.
Sau khi tiêm vaccine cần theo dõi sức khỏe để xử trí kịp thời khi có các tình huống khẩn cấp xảy ra
Trên đây là những điều cần biết về tiêm chủng, đặc biệt là các lưu ý sau tiêm vaccine Covid-19. Để được hướng dẫn chi tiết hơn, quý bạn đọc có thể liên hệ tới tổng đài 1900565656 của BVĐK MEDLATEC hoặc đăng ký dịch vụ khám và theo dõi sức khỏe tại nhà sau tiêm của bệnh viện.