Cẩm nang tiêm chủng: đang bị cúm có tiêm phòng covid được không? | Medlatec

Cẩm nang tiêm chủng: đang bị cúm có tiêm phòng covid được không?

Tiêm vắc xin Covid đến nay vẫn là giải pháp duy nhất để phòng ngừa và ngăn chặn các hệ lụy do bệnh dịch này gây ra. Hiệu quả tiêm phòng mà vắc xin mang lại tương đối cao nên nhiều người muốn chích ngừa mũi này thật sớm. Vậy nếu đang bị cúm có tiêm phòng Covid được không? Câu trả lời cho vấn đề này nằm ngay trong nội dung dưới đây.


09/03/2023 | So sánh 3 loại vắc xin covid về đối tượng, liều tiêm và tính hiệu quả
16/05/2022 | Tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là gì?
03/04/2022 | Hỏi đáp: Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin Covid là gì?

1. Các nhóm đối tượng tiêm phòng của vắc xin Covid

1.1. Nhóm được tiêm phòng vắc xin Covid

Theo quy định của Bộ Y tế thì những người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo sử dụng vắc xin từ nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất/tá dược nào trong thành phần của vắc xin là đối tượng được tiêm chủng vắc xin Covid. Riêng nhóm thai phụ mang thai trên 13 tuần và phụ nữ đang cho con bú vẫn được tiêm vắc xin Covid nhưng không áp dụng với vắc xin Sputnik V.

Quy định về các nhóm điều kiện tiêm chủng trong vắc xin Covid

Quy định về các nhóm điều kiện tiêm chủng trong vắc xin Covid

1.2. Nhóm hoãn tiêm vắc xin Covid 

Các đối tượng sau đây được khuyến cáo cần trì hoãn tiêm vắc xin Covid:

- Người có tiền sử đã bị Covid trong 6 tháng.

- Người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

- Người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh Covid-19.

- Người tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước.

- Người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

- Người đang có bệnh lý cấp tính.

- Thai phụ mang thai tuổi thai dưới 13 tuần.

1.3. Nhóm cần thận trọng với vắc xin Covid

- Người có tiền sử dị ứng.

- Người đang mắc các bệnh lý mạn tính, có bệnh nền.

- Người bị mất năng lực hành vi và mất tri giác.

- Thai phụ mang thai 13 tuần trở lên.

- Người có dấu hiệu sống bất thường như: thân nhiệt trên 37.5 độ C hoặc dưới 35.5. độ C, đo mạch có chỉ số < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút, nhịp thở > 25 lần/phút,...

1.4. Nhóm chống chỉ định với vắc xin Covid

- Người có tiền sử sốc phản vệ từ độ 2 trở lên.

- Đối tượng chống chỉ định được công bố từ nhà sản xuất vắc xin Covid.

2. Người đang bị cúm có tiêm phòng Covid được không?

Ngay từ thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19 đến nay, toàn nhân loại đã phải trải qua rất nhiều mất mát. Sự ra đời của vắc xin Covid là bằng chứng cho nỗ lực cố gắng ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa mất mát này. Tiêm vắc xin Covid-19 là giải pháp duy nhất để bảo vệ tính mạng con người trước nguy hiểm khôn cùng do bệnh Covid gây ra. 

Nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người được chích ngừa, Bộ Y tế đã yêu cầu cơ quan tiêm chủng ghi chép và lưu giữ dữ liệu tiêm chủng của mọi đối tượng, kể cả trường hợp chống chỉ định vào ứng dụng quản lý hồ sơ sức khỏe toàn dân. 

Bất cứ trường hợp tiêm chủng nào cũng cần có phiếu khám sàng lọc và phiếu cam kết đồng ý tiêm chủng. Những phiếu này sẽ được đơn vị tổ chức tiêm chủng lưu lại trong 15 ngày.

Dựa vào danh sách các nhóm đối tượng tiêm phòng Covid trên đây có thể thấy được câu trả lời đang bị cúm có tiêm phòng Covid được không. Hiện vẫn chưa có một bằng chứng nào cho thấy cúm làm giảm hiệu quả của vắc xin Covid hay làm tăng phản ứng có hại. Tuy nhiên, nếu đang bị cúm thì vẫn nên trì hoãn việc tiêm vắc xin Covid và chờ đến khi sức khỏe tốt hơn.

Khi đang bị cúm có tiêm phòng Covid được không là băn khoăn của nhiều người

Khi đang bị cúm có tiêm phòng Covid được không là băn khoăn của nhiều người

Điều này được lý giải như sau: khi cơ thể một người bị cúm tức là đã có sự xâm nhập của tác nhân gây hại. Khi ấy, hệ miễn dịch ở trạng thái căng thẳng, bị tổn thương, phải làm việc chăm chỉ để chống lại tác nhân ấy. 

Vắc xin Covid hoạt động tốt nhất khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, không bị căng thẳng và đang phát triển tốt. Khi bị cúm thì hệ miễn dịch không còn khỏe mạnh nữa nên sẽ có những rủi ro đối với khả năng hoạt động của vắc xin Covid. 

Sau tiêm vắc xin Covid có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, sốt, đau đầu, đau cơ,... Nếu đang bị cúm mà tiêm vắc xin Covid thì hoặc là các tác dụng phụ này hoặc là bệnh cúm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí khiến người bệnh gặp nguy hiểm.

Như vậy, đối với vấn đề: đang bị cúm có tiêm phòng Covid được không thì tốt nhất là chưa nên tiêm phòng vào thời điểm này.

3. Một số điều cần lưu ý sau tiêm vắc xin Covid

Sau khi đã khỏi cúm, nếu không phải thuộc nhóm đối tượng cần trì hoãn hay chống chỉ định với vắc xin Covid thì có thể đi chích ngừa. Sau khi tiêm phòng, cần lưu lại cơ sở tiêm chủng 30 phút để theo dõi phản ứng có thể xảy ra và xử lý kịp thời (nếu gặp phải). Khi về nhà, trong 2 tuần đầu sau tiêm vắc xin cần chú ý theo dõi sức khỏe cẩn thận.

Hướng dẫn sau tiêm phòng vắc xin Covid

Hướng dẫn sau tiêm phòng vắc xin Covid

- Sau tiêm vắc xin Covid có thể gặp một số phản ứng thông thường chứng tỏ cơ thể đang tự tạo miễn dịch như:

+ Ớn lạnh, mệt mỏi, sốt, đau đầu.

+ Đau khớp, đau cơ.

+ Bồn chồn.

+ Sưng, đỏ, ngứa, đau ở vết tiêm.

- Các phản ứng được xem là nghiêm trọng có thể gặp phải sau tiêm vắc xin Covid vài giờ hoặc ngày đầu gồm:

+ Trên da: tím tái, đỏ da, phát ban,...

+ Trên vùng miệng: lưỡi, môi bị sưng và ngứa.

+ Trong họng: bị khản đặc, cảm giác căng cứng và ngứa, tắc nghẹn,...

+ Đường tiêu hóa: đau quặn bụng, tiêu chảy, nôn,...

+ Hệ hô hấp: thở khò khè, thở dốc, khó thở, thở rít, ho, cảm thấy ngạt thở,...

+ Toàn thân: choáng váng, mặt mày xây xẩm, mạch yếu, có cảm giác muốn ngã, co quắp chân tay,...

+ Sốt trên 39 độ C.

+ Vết tiêm bị sưng và đau dữ dội.

+ Huyết áp bất thường.

Những trường hợp gặp phải các dấu hiệu nghiêm trọng trên đây cần đến cơ sở y tế gấp để tìm phương án xử trí kịp thời.

Một lần nữa xin nhắc lại vấn đề: đang bị cúm có tiêm phòng Covid được không thì lời khuyên của các chuyên gia y tế là không nên đi tiêm phòng. Việc tiêm phòng vắc xin Covid nên được diễn ra khi cơ thể khỏe mạnh để vắc xin đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất và giảm thiểu được tối đa biến chứng không mong muốn. Đừng nôn nóng, hãy đợi đến khi khỏi hẳn cúm rồi mới đi tiêm phòng Covid.

Ngoài vấn đề đang bị cúm có tiêm phòng Covid được không, nếu có thắc mắc nào nữa và mũi tiêm phòng này, quý khách hàng có thể gọi trực tiếp cho hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng chia sẻ cùng quý khách mọi thông tin liên quan đến vắc xin Covid.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp