Sau tiêm Covid bị đau họng có phải là tác dụng phụ của vắc xin không? | Medlatec

Sau tiêm Covid bị đau họng có phải là tác dụng phụ của vắc xin không?

WHO đã khẳng định tính an toàn đối với tất cả các loại vắc xin Covid đã được phê duyệt. Tuy nhiên, người được tiêm sẽ gặp phải một vài triệu chứng phụ sau đó. Vậy, sau tiêm Covid bị đau họng có phải là tác dụng phụ của vắc xin hay không?


18/09/2021 | Ưu đãi lên tới 20% gói khám đánh giá sức khỏe sau tiêm vắc xin Covid-19
27/08/2021 | Giải đáp nỗi lo: tiêm vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không?
27/08/2021 | Hỏi đáp: Sau tiêm có kháng thể Covid-19 thấp có phải tiêm vắc xin lại không?

1. Những điều cần biết về vắc xin Covid

Tiêm vắc xin không chỉ để chống lại virus SARS-CoV-2 và biến thể của nó mà còn giúp cho chúng ta tránh được những biến chứng xấu có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp mắc Covid-19. Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đã cấp phép sử dụng có điều kiện cho 8 loại vắc xin trong tình hình dịch bệnh lây lan nhanh và số người tử vong ngày càng tăng cao. 

Mỗi loại vắc xin Covid sẽ có cơ chế tạo phản ứng miễn dịch khác nhau

Mỗi loại vắc xin Covid sẽ có cơ chế tạo phản ứng miễn dịch khác nhau

Tác dụng chung của những loại vắc xin này là gây ra phản ứng miễn dịch kích thích các tế bào bạch cầu Lympho B và T sản xuất kháng thể nhằm chống lại sự xâm nhập cũng như tấn công của virus SARS-CoV-2. Nhưng mỗi loại sẽ hoạt động theo cơ chế khác nhau và được phân loại như sau:

  • Vắc xin mARN (Pfizer và Moderna): Sau khi tiêm vào cơ thể con người, loại vắc xin này sẽ sử dụng một loại vật chất di truyền để tạo ra bản sao protein của virus SARS-CoV-2 và sinh ra kháng thể tương ứng. Khi bị virus mầm bệnh tấn công, cơ thể chúng ta sẽ nhận ra và biết cách chống lại. 

  • Vắc xin chứa vector virus (Astrazeneca và Sputnik V): Vắc xin này sẽ sử dụng một loại virus vô hại, có nhiệm vụ như một vector chỉ đường để tạo ra protein gai. Đây là một loại protein chỉ tìm thấy được trên bề mặt của virus SARS-CoV-2. Sau đó, hai tế bào Lympho B và Lympho T sẽ được sản sinh ra và ghi nhớ cách tiêu diệt virus gây Covid. 

  • Vắc xin virus bất hoạt (Sinopharm): Cơ chế hoạt động của loại vắc xin này là sử dụng chính virus SARS-CoV-2 đã bị làm chết và hoàn toàn vô hại. Khi được đưa vào cơ thể sẽ tạo ra các tế bào miễn dịch chống lại sự xâm nhập và tấn công của virus gây bệnh Covid.  

Có rất nhiều người đã hiểu lầm việc tiêm vắc xin sẽ đưa virus mầm bệnh vào cơ thể và khiến cho chúng ta sau tiêm Covid bị đau họng hay gặp phải những dấu hiệu khác của bệnh. Đây là suy nghĩ cực kỳ sai lầm. Không một loại vắc xin Covid nào có chứa virus còn sống và gây bệnh cả.

2. Những đối tượng cần phải tiêm Covid

Hiện nay, nước ta đang cố gắng đẩy nhanh việc tiêm chủng vắc xin Covid cho toàn dân. Tuy nhiên, số lượng vắc xin không thể đáp ứng đủ nên ưu tiên trước cho những đối tượng sau:

  • Những người đang ở tuyến đầu chống dịch như: lực lượng công an, bộ đội, bác sĩ, y tá, nhân viên xét nghiệm,… 

  • Người dân đang sinh sống tại vùng dịch có diễn biến phức tạp với tình trạng lây nhiễm không thể kiểm soát được.

  • Người già trên 65 tuổi hoặc đang mắc các căn bệnh mạn tính.

  • Giáo viên hoặc cán bộ đang làm việc tại những nơi tiếp xúc với nhiều người.

Tiêm vắc xin đối với những đối tượng ưu tiên

Tiêm vắc xin đối với những đối tượng ưu tiên

3. Sau tiêm Covid bị đau họng hay không?

WHO đã khẳng định tính an toàn đối với tất cả các loại vắc xin Covid đã được phê duyệt. Tuy nhiên, chúng ta thường bị đau và sưng đỏ ở quanh vị trí tiêm. Bên cạnh đó, một số người sẽ cảm thấy cơ thể đau nhức, sốt, mệt mỏi hoặc nhịp tim đập nhanh hơn so với bình thường,…

Sau tiêm Covid bị đau họng không phải là tác dụng phụ của vắc xin. Thay vào đó, một số người sẽ cảm thấy bị nghẹn, ngứa hoặc căng cứng họng. Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng này kèm với các dấu hiệu dưới đây, cần phải đến ngay trung tâm y tế gần nhất:

  • Miệng và lưỡi bị tê cứng.

  • Phát ban, da tím tái hoặc nổi mẩn đỏ.

  • Khó thở.

  • Đau bụng và bị tiêu chảy không rõ lý do.

  • Nôn mửa.

  • Chóng mặt hay thậm chí là ngất xỉu.

Sau tiêm Covid bị đau họng không phải là tác dụng phụ của vắc xin

Sau tiêm Covid bị đau họng không phải là tác dụng phụ của vắc xin

Trong trường hợp sau khi tiêm vắc xin Covid mà bạn bị đau họng và kèm theo các dấu hiệu như sốt, ho khan và mệt mỏi,… thì cần phải theo dõi sức khoẻ cũng như báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất. Bởi vì, có thể bạn đã bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trước đó. 

4. Những điều cần lưu ý sau tiêm vắc xin Covid

Tùy theo thể trạng của mỗi người sẽ có những phản ứng phụ khác nhau sau khi tiêm vắc xin Covid. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Ở lại nơi tiêm chủng ít nhất là 30 phút để nhân viên y tế theo dõi sức khoẻ và có biện pháp kịp thời đối với những trường hợp sốc phản vệ hoặc những triệu chứng nguy hiểm.

  • Tự theo dõi sức khoẻ của mình trong 3 ngày tiếp theo sau khi tiêm Covid. Nếu như có các dấu hiệu bất thường, cần liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất.

  • Không sử dụng chất kích thích và uống bia, rượu trong vòng 3 ngày sau khi tiêm chủng. Điều này sẽ giúp chúng ta không bị nhầm lẫn giữa phản ứng của rượu, bia với vắc xin hoặc ngược lại. 

  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nhiều vitamin C. 

Cần phải ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi tình trạng sức khoẻ

Cần phải ở lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi tình trạng sức khoẻ

  • Kiểm tra thân nhiệt của mình thường xuyên. Trong trường hợp sốt dưới 38,5 độ C, chúng ta nên cởi bớt áo quần, uống đủ nước, chườm khăn lên trán để hạ sốt và tuyệt đối không được để bị nhiễm lạnh. Còn nếu sốt quá 38,5 độ C, cần phải sử dụng ngay thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Nếu như không thể hạ sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 giờ, lập tức đi đến cơ sở y tế gần nhất.

  • Thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Thủ tướng Chính phủ để tránh bị lây nhiễm bệnh. Bởi vì, tất cả các loại vắc xin đều không thể bảo vệ bạn khỏi virus SARS-CoV-2 hoàn toàn 100%. Chính vì vậy, những người sau khi tiêm Covid vẫn có khả năng bị lây nhiễm bệnh nếu chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa an toàn.

Hy vọng với bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc “sau tiêm Covid bị đau họng có phải là tác dụng phụ của vắc xin?”. Nếu như vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline 1900 56 56 56. Đặc biệt, MEDLATEC đang áp dụng chương trình hỗ trợ tư vấn về sức khỏe cho các ca F1, F2 hoặc F0 không có triệu chứng tại nhà bằng ứng dụng Video Call trên MedOn. Vì vậy, bất cứ lúc nào, nếu có băn khoăn cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi theo các kênh trên để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp