Tùy thuộc vào từng cơ địa mà mỗi người có thể xuất hiện những phản ứng khác nhau sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19. Trong đó, một số phản ứng thường gặp là nổi mẩn ở vết tiêm, cơ thể mệt mỏi, đau nhức người, sốt,… Để cải thiện tình trạng này, bạn nên có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch trước và sau tiêm vắc xin Covid-19.
18/09/2021 | Ưu đãi lên tới 20% gói khám đánh giá sức khỏe sau tiêm vắc xin Covid-19 26/08/2021 | Tại sao cơ thể dễ bị tác dụng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19? 23/08/2021 | Hỏi đáp: Chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin COVID-19 ra sao? 20/08/2021 | Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19: hiểu lầm bạn cần biết
1. Nên bổ sung những gì trước khi tiêm vắc xin Covid-19
Dưới đây là những vấn đề mà bạn cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin Covid-19:
- Vấn đề trước tiên và cũng rất quan trọng mà bạn cần lưu ý trước tiêm chính là đảm bảo ngủ ngon và ngủ đủ giấc. Khi cơ thể được nghỉ ngơi hợp lý, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều.
Mỗi người có thể xuất hiện những phản ứng khác nhau sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19
- Nên bổ sung đủ nước cho cơ thể. Mỗi ngày, chúng ta cần khoảng 2,5 lít nước.
- Nên lựa chọn nhiều loại thực phẩm khác nhau để cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Những nhóm thực phẩm cần được bổ sung như các loại thịt cá, ngũ cốc, trứng sữa, các loại rau củ quả,…
Không nên nhịn đói trước khi tiêm Covid-19
- Không nên nhịn đói trước khi tiêm. Nếu để bụng đói trước khi tiêm, bạn có thể bị chóng mặt hoặc ngất xỉu. Tình trạng này rất dễ xảy ra đối với một số người sợ tiêm.
- Nếu đã có lịch tiêm bạn cần lưu ý không nên sử dụng chất kích thích trước và cả sau khi tiêm, chẳng hạn như cà phê, rượu bia, thuốc lá,… Những chất kích thích này sẽ có thể gây ra những biểu hiện như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim,… ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, đồng thời là chỉ định tiêm chủng đối với người bệnh. Bên cạnh đó, nó còn tác động xấu đến cơ thể, làm ức chế khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ biến chứng, nhiễm trùng,…
Quan trọng hơn, một số phản ứng của rượu bia sẽ dễ nhầm lẫn với phản ứng của vắc xin, khiến chúng ta không phát hiện và xử lý kịp thời những bất thường sau tiêm.
- Trước khi tiêm, bạn cũng không nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa, đồ chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn,…
2. Nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào sau tiêm vắc xin Covid-19?
Sau khi tiêm, bệnh nhân cần được theo dõi ít nhất khoảng 30 phút, để đảm bảo mạch, huyết áp và nhiệt độ cơ thể ổn định mới được ra về. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà.
Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà bệnh nhân có thể sốt, nổi mẩn ở vết tiêm, hay một số các triệu chứng khác. Trong trường hợp, có những triệu chứng bất thường, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần thông báo ngay đến cơ sở y tế.
Bổ sung nước ép trái cây sau khi tiêm vắc xin
Dưới đây là một số lưu ý về cách bổ sung dinh dưỡng sau tiêm vắc xin Covid-19:
- Sau khi tiêm, một số trường hợp có thể xuất hiện phản ứng nôn và vì thế, nên bổ sung những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu như các loại cháo, súp,… đồng thời sau khi tiêm, bạn không nên ăn những loại thực phẩm khó tiêu chẳng hạn như các loại thịt, phô mai, những thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo.
- Bổ sung nước đúng cách: Đây là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn tiêm phòng vào thời điểm nắng nóng. Không nên để cơ thể bị thiếu nước sau khi tiêm, nên thường xuyên uống nước, tránh để xuất hiện triệu chứng khô miệng. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc. Hơn nữa, sau tiêm, cơ thể thường có phản ứng sốt, bạn có thể lựa chọn nước điện giải oresol, nước có pha chút muối, nước ép rau củ quả, nhất là nước chanh, nước cam để cung cấp vitamin C, A cho cơ thể.
Nên đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng sau khi tiêm
- Nên đảm bảo một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng: Một chế độ ăn giàu dưỡng chất sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, cân đối giữa nguồn thức ăn từ thực vật và nguồn thức ăn từ động vật. Cụ thể một số loại thực phẩm mà bạn nên lựa chọn sau tiêm vắc xin Covid-19 là:
-
Cá: Các loại cá không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe của bạn. Đặc biệt, chất béo omega-3 trong cá là dưỡng chất rất tốt giúp bạn nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
-
Gà: Thịt gà là nguồn protein dồi dào và còn có đặc tính chống viêm vì thế, sau tiêm, bạn có thể bổ sung loại thực phẩm này vào trong các bữa ăn hàng ngày.
-
Trứng: Trứng không chỉ cung cấp protein mà còn cung cấp axit amin thiết yếu và từ đó tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
-
Các loại vitamin và khoáng chất: Đây là những dưỡng chất không thể thiếu mà bạn cần bổ sung sau khi tiêm. Các loại vitamin và khoáng chất rất tốt trong việc nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh. Các loại vitamin, khoáng chất có nhiều trong rau xanh và trái cây, chẳng hạn như rau ngót, đu đủ, xoài, đậu tương, mầm lúa mạch, các loại rau có màu xanh đậm, rau dền, rau mồng tơi,… Các loại vitamin, khoáng chất còn có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, các loại hải sản hay gan động vật,…
- Bên cạnh đó, sau tiêm vắc xin Covid-19, bạn cũng không nên uống rượu bia vì nó có thể làm tăng nguy cơ biến chứng, ức chế hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mất nước, gây khó phát hiện những phản ứng sau tiêm.
- Không chỉ trước khi tiêm mà cả sau khi tiêm, bạn vẫn khôn nên ăn những thực phẩm chiên rán, có chứa nhiều chất béo, đồ ăn nhanh,… vì những loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe và có thể làm tăng phản ứng viêm sau khi tiêm.
Trên đây là những thông tin giúp bạn lên kế hoạch về một chế độ toàn trước và sau tiêm vắc xin Covid-19 để đảm bảo việc tiêm phòng có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề này, có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Hiện nay, MEDLATEC cũng đã triển khai gói kiểm tra sức khỏe sau khi tiêm chủng rất hữu ích và phù hợp với những trường hợp đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19.