Góc giải đáp: Chữa hói đầu bằng cách nào? | Medlatec

Góc giải đáp: Chữa hói đầu bằng cách nào?

Nhiều người chấp nhận tình trạng hói đầu, không hề che giấu và để nó phát triển một cách tự nhiên. Tuy nhiên, một số khác lại rất lo sợ vấn đề này và luôn cảm thấy mặc cảm khi giao tiếp, nhất là nữ giới. Vì thế, họ đội mũ, tạo kiểu tóc,… để che đi khuyết điểm này. Vậy, ngoài những biện pháp tạm thời nêu trên, có cách nào để điều trị hiệu quả bệnh hói đầu hay không?


26/09/2022 | Hạn chế tình trạng rụng tóc ở nữ bằng những phương pháp nào?
22/09/2022 | Rụng tóc mảng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
31/03/2022 | Chuyên gia điểm danh các nguyên nhân rụng tóc sau sinh điển hình
12/03/2022 | Rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục

1. Nguyên nhân gây hói đầu

Quá trình rụng tóc được đánh giá là hiện tượng sinh lý bình thường. Mỗi ngày, chúng ta có thể rụng đến 100 sợi tóc nhưng song song với đó là những sợi tóc mới, khỏe mạnh mọc lên. Chính vì thế, mái tóc của bạn sẽ không bị mỏng đi. Tuy nhiên, khi tóc bị rụng nhiều và quá trình mọc tóc bị phá vỡ, cản trở bởi các mô sẹo sẽ dẫn đến tình trạng hói đầu. 

Nhiều nam giới bị hói đầu do di truyền

Nhiều nam giới bị hói đầu do di truyền

Theo các chuyên gia, tình trạng rụng tóc thường được gây ra bởi những yếu tố sau đây: 

- Di truyền: Nếu gia đình có người bị rụng tóc nhiều dẫn đến hói đầu thì bạn cũng có nguy cơ bị chứng bệnh này, đặc biệt là ở nam giới. Tình trạng này sẽ càng rõ rệt hơn khi tuổi càng cao. 

- Do các loại bệnh lý và tình trạng mất cân bằng nội tiết tố: Một số bệnh như bệnh rụng tóc từng mảng, tình trạng nhiễm trùng da đầu, chứng hưng cảm giật tóc,… là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hói đầu. 

Bên cạnh đó, sự mất cân bằng nội tiết tố trong thời kỳ tiền mãn kinh, thời kỳ sau sinh hoặc do những bệnh lý về tuyến giáp cũng chính là nguyên nhân dẫn đến rụng tóc nhiều hơn bình thường. 

Thuốc điều trị cũng là nguyên nhân dẫn đến hói đầu

Thuốc điều trị cũng là nguyên nhân dẫn đến hói đầu

- Thuốc điều trị: Các loại thuốc điều trị có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh nhưng lại có thể mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn, trong đó bao gồm tình trạng rụng tóc. Một số loại thuốc điều trị dễ gây rụng tóc có thể kể đến là thuốc điều trị ung thư, viêm khớp, trầm cảm hay thuốc điều trị tăng huyết áp và bệnh gout.

- Xạ trị: Một số bệnh nhân ung thư phải tiến hành xạ trị cũng có nguy cơ bị rụng tóc. Sau đó, tóc có thể không mọc lại được giống như ban đầu. 

- Do tạo kiểu tóc: Những kiểu tóc đẹp giúp bạn đẹp hơn, quyến rũ hơn và tự tin hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng tạo kiểu tóc sẽ khiến tóc của bạn bị tổn thương và dễ gãy rụng hơn. Đặc biệt là những kiểu tóc cần phải kéo, ép chặt tóc. Trong trường hợp gây tổn thương, viêm nang tóc và gây sẹo thì có thể dẫn đến rụng tóc, hói đầu vĩnh viễn. 

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị rụng tóc, nhưng những trường hợp người cao tuổi, có tiền sử hói đầu gia đình, người mắc phải một số bệnh lý(như tiểu đường, lupus,…), người bị sụt cân nhiều, người thường xuyên bị áp lực, căng thẳng,… sẽ có nguy cơ rụng tóc cao hơn so với các đối tượng khác. 

2. Biểu hiện của hói đầu là như thế nào?

Tình trạng rụng tóc dẫn đến hói đầu có thể diễn ra nhanh chóng nhưng cũng có thể diễn ra từ từ, có thể là rụng tóc tạm thời nhưng cũng có thể là vĩnh viễn. Tùy từng trường hợp mà biểu hiện sẽ khác nhau. Cụ thể như sau: 

- Tóc mỏng dần ở đỉnh đầu: Biểu hiện này rất phổ biến và gặp ở cả nam giới và nữ giới. Khi tuổi càng cao thì nguy cơ rụng tóc sẽ càng tăng lên. 

Không nên chủ quan nếu tóc rụng nhiều và đột ngột

Không nên chủ quan nếu tóc rụng nhiều và đột ngột

- Hói đầu từng mảng: Tóc sẽ rụng theo từng mảng hình tròn với kích thước bằng đồng xu. Hiện tượng này còn có thể gặp ở lông mày, râu. Trước khi rụng tóc, người bệnh có thể bị ngứa hoặc đau ở vị trí rụng tóc. 

- Rụng tóc đột ngột: Khi bạn chải đầu hoặc chỉ vuốt tay nhẹ lên mái tóc, từng mớ tóc có thể rụng xuống. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, người bệnh ít bị xuất hiện những mảng hói đầu và thường chỉ cảm nhận rõ về sự mỏng đi của cả mái tóc.

- Rụng lông tóc toàn thân: Do một số loại thuốc điều trị, nhất là các loại thuốc điều trị ung thư, bệnh nhân có thể bị rụng lông, tóc của toàn bộ cơ thể. 

- Rụng tóc kèm theo những biểu hiện của nhiễm nấm như những đốm tròn lan rộng ra khắp vùng da đầu, da đầu sưng đỏ và rỉ dịch.

Khi thấy những biểu hiện rụng tóc, đặc biệt là tình trạng rụng tóc thành từng mảng, rụng tóc đột ngột,… bạn nên đi khám để được các bác sĩ tìm hiểu, chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp khắc phục kịp thời vì rất có thể rụng tóc chính là biểu hiện của bệnh lý. 

3. Điều trị chứng hói đầu bằng phương pháp nào?

Trước hết, các bác sĩ sẽ thăm khám để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh là gì và từ đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Ngoài khai thác tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình và các triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện một số loại xét nghiệm như xét nghiệm máu, kéo tóc để nhận biết về mức độ rụng tóc, sinh thiết da đầu nếu cần thiết, soi kính hiển vi,…

Mát xa đầu nhẹ nhàng để tránh rụng tóc

Mát xa đầu nhẹ nhàng để tránh rụng tóc

Mục đích điều trị bệnh là ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình rụng tóc, đồng thời kích thích mọc tóc. Nếu rụng tóc do bệnh lý thì cần điều trị dứt điểm bệnh lý, rụng tóc do thuốc thì cần cân nhắc về việc sử dụng thuốc hoặc thay thuốc nếu cần thiết, một số trường hợp đặc biệt có thể áp dụng phẫu thuật cấy tóc. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: 

- Nên gội đầu nhẹ nhàng và xả sạch với nước, tránh gội ẩu để dầu gội vẫn còn sót trên tóc. Mát xa nhẹ nhàng để lưu thông tuần hoàn máu, kích thích nang tóc phát triển. 

- Khi chải đầu, cần lưu ý nhẹ nhàng để tránh làm gãy rụng tóc. Nếu chải đầu đúng cách sẽ làm tăng tuần hoàn máu, kích thích da đầu, giúp tóc khỏe và tăng trưởng tốt. 

- Khi bạn đang rụng tóc quá nhiều, không nên lạm dụng tạo kiểu(uốn, sấy tóc) hoặc nhuộm tóc quá nhiều để tránh tóc càng bị gãy rụng và hư tổn nhiều hơn. 

- Nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất và uống nhiều nước để tóc mọc nhanh hơn và khỏe hơn. 

- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya. 

- Loại bỏ căng thẳng, giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, suy nghĩ tích cực. 

Nếu bạn còn thắc mắc về chứng hói đầu hoặc có nhu cầu thăm khám, kiểm tra sức khỏe, hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số đường dây nóng 1900 56 56 56 để các tổng đài viên tư vấn và đặt lịch khám sớm cho bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp