Bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn được sở hữu một mái tóc bồng bềnh, quyến rũ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau khiến mái tóc của chị em trở nên thưa, mỏng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng rụng tóc ở nữ một cách hiệu quả.
22/09/2022 | Rụng tóc mảng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 31/03/2022 | Chuyên gia điểm danh các nguyên nhân rụng tóc sau sinh điển hình 12/03/2022 | Rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách khắc phục 25/10/2021 | Tại sao trẻ bị rụng tóc nhiều và hướng xử lý như thế nào?
1. Rụng tóc ở nữ giới là do những nguyên nhân nào?
Rụng tóc vốn là một hiện tượng sinh lý bình thường. Khi tóc bị già yếu, chúng sẽ rụng đi, đồng thời những sợi tóc khỏe mạnh sẽ mọc lên để thay thế. Do đó, rụng tóc sinh lý không làm ảnh hưởng đến độ dày mái tóc và những trường hợp rụng tóc này không đáng lo ngại.
Rụng tóc ở nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau
Tuy nhiên, nếu bạn rụng hơn 100 sợi tóc mỗi ngày hoặc mái tóc của bạn trở nên thưa thớt một cách nhanh chóng thì bạn không nên chủ quan. Cần tìm hiểu nguyên nhân gây rụng tóc và khắc phục một cách nhanh chóng.
- Tóc không được cung cấp dưỡng chất cần thiết
Tóc cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, cần được cung cấp vitamin và khoáng chất mới có thể phát triển khỏe mạnh. Khi bị thiếu dưỡng chất, tóc có thể rụng nhiều hơn và trở nên thưa thớt.
- Do những thay đổi về nội tiết
Phụ nữ sau sinh và phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh thường có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng rụng tóc ở nữ.
+ Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh: Lượng hormone estrogen và progesterone giảm dần sẽ dẫn đến nhiều thay đổi như chu kỳ kinh không đều, dễ tăng cân, thường xuyên bị bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm, tóc rụng nhiều hơn bình thường,…
+ Đối với phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh: Lượng estrogen tăng lên đáng kể trong thai kỳ có thể khiến tóc của chị em tăng trưởng nhanh hơn, có xu hướng mọc nhiều hơn. Tuy nhiên, sau sinh, nồng độ nội tiết tố giảm một cách đột ngột và trở về mức bình thường sẽ dẫn đến rụng tóc, bao gồm cả những sợi tóc khỏe mạnh. Do đó, vài tháng sau sinh, chị em thường thấy tóc rụng nhiều hơn bình thường.
Các bệnh về da đầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến nang tóc
- Do các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp
Một số loại dầu gội, dầu xả, dưỡng tóc, thuốc nhuộm tóc,… không phù hợp với da đầu của bạn có thể dẫn đến kích ứng da đầu, từ đó làm tăng nguy cơ rụng tóc.
- Do kiểu tóc: Nếu thường xuyên tết tóc, buộc tóc quá chặt hoặc tạo kiểu cho tóc,… sẽ khiến tóc của bạn yếu dần, dễ bị tổn thương và rụng. Thậm chí, một số loại thuốc nhuộm tóc còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nang tóc và gây ra rụng tóc vĩnh viễn.
- Tóc rụng do các loại bệnh lý
+ Một số bệnh lý về da đầu như nấm da đầu, vẩy nến,… có thể khiến cho da đầu bị tổn thương, dễ dẫn đến ngứa ngáy và ảnh hưởng đến nang tóc. Đặc biệt thói quen thường xuyên gãi đầu sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng rụng tóc.
+ Do một số loại bệnh khác
Không chỉ bệnh về da đầu mà một số loại bệnh khác cũng có thể dẫn đến rụng tóc, chẳng hạn như tình trạng thiếu máu, các bệnh về tuyến giáp, bệnh về tuyến yên, lupus ban đỏ,…
Đặc biệt hội chứng buồng trứng đa nang cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rụng tóc. Khi nồng độ hormone androgen quá cao, người bệnh sẽ cảm nhận rõ được mái tóc của mình trở nên thưa, mỏng hơn, đặc biệt là ở trán và đỉnh đầu.
- Do căng thẳng
Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, gặp nhiều áp lực trong công việc thì rất dễ dẫn đến tình trạng rụng tóc. Tuy nhiên, khi bạn lấy lại được sự cân bằng tâm lý, tình trạng này sẽ dần được cải thiện.
- Do xạ trị hoặc vừa trải qua phẫu thuật:
Bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật hoặc vừa phải áp dụng xạ trị trong điều trị bệnh ung thư cũng dễ bị rụng tóc. Tuy nhiên, sau đợt hóa trị, tóc sẽ mọc lên nhiều hơn và tình trạng rụng tóc sẽ được cải thiện dần.
2. Phải làm sao để khắc phục tình trạng rụng tóc ở nữ?
Mỗi nguyên nhân gây rụng tóc khác nhau sẽ phù hợp với những cách khắc phục khác nhau. Do đó, nếu thấy rụng tóc bất thường, điều đầu tiên bạn cần làm đó là đi khám để được bác sĩ tìm hiểu rõ nguyên nhân rụng tóc là gì.
Bổ sung dưỡng chất để mái tóc khỏe mạnh, bồng bềnh
- Với những trường hợp tóc rụng do thiếu dưỡng chất: Bạn cần phải bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Đặc biệt cần bổ sung protein vì tóc được cấu tạo từ protein. Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, vitamin, các axit béo quan trọng,… để cải thiện tình trạng rụng tóc. Nếu rụng tóc do thiếu máu, bạn cần bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt và thực phẩm chứa nhiều vitamin C để hấp thụ sắt tốt hơn.
- Rụng tóc do nội tiết tố thay đổi thì bạn cần điều chỉnh lại nội tiết. Khi nội tiết cân bằng trở lại thì tình trạng rụng tóc sẽ được cải thiện rõ rệt.
Loại bỏ căng thẳng để hạn chế rụng tóc
- Đối với những trường hợp rụng tóc do căng thẳng: Cần loại bỏ căng thẳng, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, suy nghĩ tích cực hơn. Cần sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đạt hiệu quả làm việc tốt mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Rụng tóc ở nữ là do bệnh lý: Cần phải điều trị bệnh lý mới có thể điều trị triệt để tình trạng rụng tóc. Bệnh nhân cần tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc điều trị để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng không đáng có đến sức khỏe.
Nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân gây rụng tóc
- Không nên buộc tóc quá chặt hoặc thường xuyên uốn, sấy, tạo kiểu tóc,…
- Một số trường hợp đặc biệt có thể áp dụng phương pháp cấy tóc. Tuy nhiên, phương pháp này rất phức tạp và cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các loại máy móc hiện đại, đồng thời có thể mang đến những rủi ro nhất định.
Để được tìm hiểu thêm về tình trạng rụng tóc ở nữ hoặc có nhu cầu thăm khám, điều trị rụng tóc, chị em có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám sớm cho bạn.