Lối sống thay đổi như thế nào khi điều trị ung thư? | Medlatec

Lối sống thay đổi như thế nào khi điều trị ung thư?

Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị là những phương pháp điều trị bệnh ung thư phổ biến và tích cực nhất hiện nay. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học và phù hợp với thể trạng sức khỏe. Vậy lối sống thay đổi như thế nào khi điều trị ung thư để nâng cao hiệu quả điều trị?


27/03/2023 | Hoá trị liệu trong điều trị ung thư - Những thông tin cần biết!
08/03/2023 | Mức chi phí điều trị ung thư tuyến giáp hiện nay khoảng bao nhiêu?
27/09/2022 | Có thể kết hợp xạ trị và hóa trị trong điều trị ung thư không?
26/09/2022 | Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị ung thư miệng

1. Một số vấn đề thường gặp trong quá trình điều trị bệnh ung thư?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề lối sống thay đổi như thế nào khi điều trị ung thư, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số vấn đề mà người bệnh phải đối mặt trong quá trình điều trị: 

1.1. Về vấn đề ăn uống

Nhiều người cho rằng, khi người bệnh ung thư ăn nhiều chất dinh dưỡng đồng nghĩa với việc những tế bào ung thư đang được nuôi dưỡng và có thể phát triển nhanh hơn. Vì thế, họ có xu hướng ăn ít, kiêng khem nghiêm ngặt với mục đích “bỏ đói các tế bào ung thư” khiến những tế bào ung thư chết đi và như thế họ có thể khỏi bệnh. 

Chán ăn là do tác dụng phụ của phương pháp trị bệnh ung thư

Chán ăn là do tác dụng phụ của phương pháp trị bệnh ung thư

Theo các chuyên gia, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, phản khoa học. Những tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh cùng tồn tại trong cơ thể người bệnh và cùng phát triển bằng nguồn thực phẩm mà người bệnh tiêu thụ. Rất khó để phân biệt thực phẩm nào là cho tế bào ung thư và thực phẩm nào là dành cho tế bào khỏe mạnh. Cũng có thể hiểu đơn giản là tất cả thực phẩm mà chúng ta dung nạp vào cơ thể đều có thể nuôi sống tế bào ung thư. 

Dinh dưỡng rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc ung thư và đang trong quá trình điều trị bệnh. Những tế bào, khối u ung thư có thể phát triển nhanh và lan rộng đến nhiều vị trí khác trong cơ thể, từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và tác động rất tiêu cực đến thể trạng sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. 

Khi kiêng khem quá mức, cơ thể người bệnh sẽ không nhận được đầy đủ dưỡng chất thì khả năng đáp ứng điều trị, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng sẽ giảm sút nghiêm trọng. 

Ngược lại, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng, đáp ứng tốt hơn với các phương pháp trị bệnh, phòng ngừa biến chứng và giảm nguy cơ tử vong. 

Hơn nữa, bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc điều trị ung thư bằng xạ trị, hóa trị,... thường sẽ yếu hơn và gặp phải một số tác dụng phụ nên có thể gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Người bệnh có xu hướng ăn ít hơn và dễ bị giảm cân. 

 1.2. Những thay đổi về tâm lý của người bệnh

Tâm lý của người bệnh ung thư cũng thay đổi rất nhiều. Dưới đây là một số đặc điểm về tâm lý của người bệnh qua từng giai đoạn: 

- Giai đoạn đi khám bệnh: Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường, bệnh nhân thường rất lo lắng và tham khảo một số thông tin trên sách báo, mạng,... Càng đọc nhiều thông tin, họ lại càng lo sợ mình đã mắc ung thư và những dòng suy nghĩ cứ luẩn quẩn trong đầu. Một số trường hợp khác lại chủ quan, khi những triệu chứng bệnh rất nghiêm trọng mới quyết định đi khám. 

Người bệnh lo lắng trong quá trình điều trị bệnh

Người bệnh lo lắng trong quá trình điều trị bệnh

- Giai đoạn được chẩn đoán mắc ung thư: Người bệnh hoang mang và không tin rằng mình có thể mắc phải căn bệnh này. Họ thất vọng và không quan tâm đến phác đồ điều trị của bác sĩ, thậm chí từ chối điều trị bệnh vì cho rằng mình sẽ không thể thoát khỏi “bản án tử”. 

- Giai đoạn điều trị ban đầu: Khi đã bình tĩnh trở lại và quyết định sẽ điều trị bệnh, chống chọi với ung thư, người bệnh vẫn còn rất nhiều nỗi băn khoăn lo lắng. 

+ Họ lo sợ có thể tử vong khi phẫu thuật hoặc gặp phải nhiều biến chứng sau mổ, thậm chí do quá lo lắng, một số trường hợp phải trì hoãn phẫu thuật. 

+ Một số bệnh nhân lo lắng về những tác dụng phụ của tia phóng xạ khi xạ trị.

+ Rụng tóc là một trong những tác dụng phụ của phương pháp hóa trị khiến nhiều bệnh nhân lo sợ. 

- Giai đoạn cuối: Khi đã ở giai đoạn này, những triệu chứng của người bệnh thường rất nghiêm trọng. Dù được bác sĩ giải thích hay không, bệnh nhân cũng có thể cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể và tình trạng sức khỏe của mình đang như thế nào. Tâm lý của bệnh nhân có nhiều xáo trộn, họ lo sợ những cơn đau, lo sợ sự biến dạng của cơ thể và lo lắng cho người thân hay những dự định chưa được hoàn thành của mình. Sự lo lắng quá mức khiến họ bị rối loạn sức khỏe và thậm chí bị trầm cảm

2. Lối sống thay đổi như thế nào khi điều trị ung thư?

Về thắc mắc “lối sống thay đổi như thế nào khi điều trị ung thư”, các chuyên gia giải đáp như sau: 

- Về vấn đề dinh dưỡng: 

Mục tiêu dinh dưỡng trong thời gian này là duy trì cân nặng lý tưởng, đồng thời bệnh nhân cũng cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ dưỡng chất để cơ thể tăng cường sức đề kháng và phục hồi nhanh hơn. Tuyệt đối không được kiêng khem quá mức và cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Bệnh nhân ung thư nên ăn đa dạng thực phẩm

Bệnh nhân ung thư nên ăn đa dạng thực phẩm

+ Ăn đủ dinh dưỡng, ưu tiên sữa và một số thực phẩm chứa nhiều đạm và giàu năng lượng. 

+ Không cần ăn quá nhiều, chỉ cần ăn đủ, cần kiểm soát lượng thực phẩm dung nạp vào cơ thể. 

+ Uống đủ nước, tránh uống các loại đồ uống có gas, nhiều đường. 

+ Nên thay đổi cách chế biến thường xuyên, ăn đa dạng thực phẩm để luôn có cảm giác ngon miệng. 

+ Vệ sinh răng miệng đầy đủ. 

+ Nếu gặp khó khăn trong việc ăn uống thì có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn các loại thức ăn dạng lỏng. 

+ Trường hợp bệnh nhân không đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất thì cần có phương pháp hỗ trợ, thay thế. 

+ Nên tuân thủ theo hướng dẫn về dinh dưỡng của bác sĩ để có kế hoạch về chế độ dinh dưỡng phù hợp, hiệu quả nhất. 

Người thân nên thường xuyên động viên bệnh nhân

Người thân nên thường xuyên động viên bệnh nhân

- Về vấn đề tâm lý: 

Khi người bệnh có tâm lý tích cực thì chất lượng sống cũng tốt hơn, quá trình điều trị bệnh sẽ dễ dàng hơn, đồng thời tăng hiệu quả điều trị. Bác sĩ và người thân cần quan tâm đến người bệnh để có những cách ứng xử phù hợp, động viên giúp họ tiếp thêm niềm tin vượt qua bệnh tật. Nếu cần thiết có thể nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý, giúp người bệnh có những suy nghĩ lạc quan hơn. 

Có thể nhờ đến bác sĩ tâm lý để cải thiện tâm lý người bệnh

Có thể nhờ đến bác sĩ tâm lý để cải thiện tâm lý người bệnh

Mọi thắc mắc về bệnh ung thư và có nhu cầu tầm soát ung thư, mời quý khách hàng liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56, các tổng đài viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp