Giải mã nguyên nhân gây trầm cảm và cách cải thiện hiệu quả | Medlatec

Giải mã nguyên nhân gây trầm cảm và cách cải thiện hiệu quả

Trầm cảm (Depression) là chứng bệnh gây ra những rối loạn về tâm lý, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, các mối quan hệ gia đình, bạn bè. Để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như hướng điều trị phù hợp, nhanh chóng đưa người bệnh trở về trạng thái cân bằng, mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết sau đây.


30/05/2020 | Dấu hiệu trầm cảm và những thông tin về bệnh lý
17/05/2017 | Trầm cảm làm tăng nguy cơ bệnh tim
09/09/2015 | Trẻ em có bị trầm cảm không?
03/07/2015 | Bệnh trầm cảm: Cần kết hợp thuốc với tâm lý trị liệu

1. Giải mã 9 nguyên nhân gây bệnh ít ai ngờ đến

Trầm cảm theo mùa:

Có thể bạn không tin nhưng trầm cảm theo mùa (còn gọi là rối loạn theo mùa) là hiện tượng phổ biến nhất gây ra bệnh. Thời tiết thay đổi thất thường khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh và thích nghi với khí hậu. Theo nhiều nhà khoa học, bệnh diễn biến nặng hơn vào mùa hè do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết không thuận lợi như nóng bức, nhiều tia tử ngoại,… 

Căng thẳng, gặp những chấn thương tâm lý:

Căng thẳng, stress kéo dài hay những chứng thương tâm lý, cú sốc trong quá khứ như mất người thân, sảy thai, bị tai nạn,… cũng là lý do gây bệnh. 

Căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân gây bệnh trầm cảm khá phổ biến  

Căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân gây bệnh trầm cảm khá phổ biến

Yếu tố di truyền:

Nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm cũng có thể là do yếu tố di truyền. Trong số các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh, có khoảng 60% do tác động của các tác nhân môi trường, 40% còn lại được cho là gen di truyền. Vì vậy, nếu gia đình có người thân như ông, bà, cha, mẹ, anh chị em ruột,… mắc bệnh thì tỷ lệ bị bệnh sẽ cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường.

Mắc bệnh mạn tính:

Quá trình “chung sống” với các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, ung thư,… không chỉ gây ra những đau đớn về thể chất mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần bệnh nhân, có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.

Giới tính:

Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam giới do họ phải gánh những công việc nhiều hơn như chăm sóc con cái, công việc xã hội, áp lực gia đình dồn nén, không có thời gian chia sẻ, cũng như thời gian chăm sóc bản thân,… 

Mất ngủ kéo dài:

Cuộc sống hiện đại, áp lực công việc khiến nhiều người phải đối mặt với chứng mất ngủ, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hoàn thiện của thần kinh. Nghiên cứu cho thấy, khi mất ngủ kéo dài, bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực, dễ dẫn đến trạng thái tâm lý cáu kỉnh, cáu gắt, suy nhược cơ thể,… Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó phải kể đến chứng bệnh này.

Lạm dụng mạng xã hội, nghiện điện thoại:

Bước vào thời đại công nghệ số, rất nhiều người bị cuốn sâu vào thế giới ảo trên các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, Instagram,… Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội sẽ khiến không ít người gặp khó khăn trong việc tương tác với mọi người ngoài đời sống thực, thiếu tình bạn và thường có cái nhìn sai lệch về cuộc sống. Vì vậy, có thể nói nghiện mạng xã hội liên quan với bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và trẻ nhỏ. 

Người lạm dụng mạng xã hội có nguy cơ trầm cảm cao

Người lạm dụng mạng xã hội có nguy cơ trầm cảm cao

Hút thuốc lá thường xuyên:

Chất nicotine có trong khói thuốc lá không chỉ là nguyên nhân tàn phá thể chất mà còn tàn phá tinh thần người hút, gây ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Do đó, những người hút thuốc lá thường xuyên có nguy cơ lo âu, hay muộn phiền và trầm cảm cao hơn.

Lười tập thể dục thể thao:

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trầm chứng ít ai ngờ đến. Việc không tập luyện thể dục thể thao sẽ khiến cơ thể trì trệ, lười biếng và rất dễ dẫn rơi vào trạng thái trầm cảm. 

2. Các phương pháp cải thiện chứng trầm cảm hiệu quả ngay tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc chống trầm cảm, trị liệu tâm lý, liệu pháp sốc điện, người bệnh hoàn toàn có thể chủ động cải thiện bệnh với các biện pháp đơn giản sau đây:

- Tích cực luyện tập thể dục thể thao:

Không cần phải tập luyện quá nặng, người bệnh chỉ cần mỗi ngày dành ra 30 phút để thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,… Sau một khoảng thời gian ngắn, tình trạng bệnh sẽ cải thiện đáng kể. Lý do là khi hoạt động thể thao, cơ thể sẽ sản xuất endorphin, chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng cải thiện tâm trạng, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan và giảm đau; nhờ đó hỗ trợ bộ não tự điều chỉnh theo hướng tích cực hơn.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý:

Không có chế độ ăn uống “ma thuật” nào có thể chữa được bệnh trầm cảm song người mắc bệnh vẫn cần lưu ý vấn đề dinh dưỡng bởi nó cũng góp phần giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn. Bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu hàm lượng Omega 3 có trong cá hồi, cá ngừ và axit folic như rau bina, bơ giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, điều độ giúp cải thiện bệnh trầm cảm khá hiệu quả

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, điều độ giúp cải thiện bệnh trầm cảm khá hiệu quả

- Ngủ đủ giấc:

Người mắc bệnh nên thay đổi lối sống bằng cách đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định. Đồng thời cố gắng loại bỏ tất cả những phiền nhiễu như máy tính, điện thoại, tivi, laptop,… ra khỏi phòng ngủ của bạn.

- Tham gia các hoạt động vui chơi:

Nếu bạn đang chán nản, hãy dành thời gian để thực hiện những điều mình thích và khiến bản thân vui vẻ như đi mua sắm, xem phim, ăn tối cùng bạn bè hay đi du lịch,… Hãy học cách tận hưởng cuộc sống, bạn sẽ tìm lại được cảm giác vui vẻ và thích thú; từ đó dần dần đẩy lùi bệnh hiệu quả.

- Đặt mục tiêu cho những việc cần làm trong ngày:

Đặt mục tiêu hằng ngày cho chính bạn cũng là một phương pháp giúp đẩy lùi bệnh khá hiệu quả. Bạn có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất như rửa bát đĩa, lau chùi nhà cửa,… Khi hoàn thành mục tiêu, bạn sẽ bắt đầu thấy thoải mái hơn.

Bệnh nhân mắc bệnh có thể tự giúp đỡ bản thân bằng cách đặt mục tiêu cho những việc cần làm trong ngày

Bệnh nhân mắc bệnh có thể tự giúp đỡ bản thân bằng cách đặt mục tiêu cho những việc cần làm trong ngày

Trầm cảm có thể gặp phải ở bất cứ lứa tuổi hay giới tính nào, vì vậy, việc nhận biết các nguyên nhân gây bệnh là điều hết sức cần thiết để bạn có thể phòng tránh cho bản thân và mọi người xung quanh. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhanh tay liên hệ đến số tổng đài 1900 565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tư vấn trong thời gian gần nhất. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp