Trẻ em có bị trầm cảm không? | Medlatec

Trẻ em có bị trầm cảm không?

Ngày 09/09/2015 BS. LÊ HIẾU

Nhiều người nghĩ rằng trẻ em không bị trầm cảm (TC) nên phải giật mình khi nghe những thông tin về những vụ tử tử xảy ra ở lứa tuổi học sinh truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.


Theo một nghiên cứu ở Việt Nam, khoảng 10% hành vi tự tử xảy ra trong độ tuổi 10-17. Tự tử là một hành vi có nhiều lý do khác nhau, nhưng đa số các trường hợp (60-80%) tự tử xảy ra trong bối cảnh của tình trạng TC.

Thông thường, trẻ em không đủ kiến thức và nhận thức để nhận diện các biểu hiện của mình mang tính chất bênh lý, và nếu có nhận thức được thì cũng hiếm khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn. Mặt khác, những người thân của trẻ mắc chứng TC cũng khó khăn trong việc nhận diện các biểu hiện TC vì những thay đổi tâm lý liên tục và phức tạp của lứa tuổi nhỏ. Những biểu hiện TC của trẻ em có thể bị nhầm lẫn với các rối loạn hành vi, ứng xử khác của trẻ và thường được giải thích như là những biến đổi tạm thời trong quá trình trưởng thành của trẻ. Những trường hợp trẻ có những thay đổi rõ rệt mới được gia đình hoặc thầy, cô khuyến cáo đưa đi khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý.


Áp lực học hành có thể khiến trẻ bị trầm cảm. Nguồn: Internet.

Biểu hiện

Mặc dù tiêu chuẩn chẩn đoán TC ở trẻ em không khác so với người lớn (xem bài TC và phụ nữ), nhưng các biểu hiện thay đổi rất nhiều theo bối cảnh thực tế của trẻ. Trẻ em ít khi biểu lộ hoặc than phiền cảm xúc buồn so với người lớn. Trẻ em nhỏ bị TC có thể giả vờ bị bệnh hay đau bụng, từ chối đi học, đu bám cha mẹ, lo sợ cha mẹ sẽ chết, biếng ăn, chậm lớn. Những trẻ lớn hơn có thể hay giận dỗi, giảm biểu lộ cảm xúc, gặp những trở ngại trong học tập, ý nghĩ tiêu cực, đánh giá thấp bản thân, hay cáu gắt, hành vi gây hấn, bạo lực, có những hành vi nguy cơ cao, suy giảm các quan hệ với bạn bè, gia đình hoặc các hoạt động khác, thay đổi các thói quen sinh hoạt ăn uống (chán ăn) và ngủ (thức khuya, ngủ ngày hoặc mất ngủ), hoặc trẻ hay nói chuyện về cái chết, tự tử hay thế giới bên kia. Không có xét nghiệm sinh học chuyên biệt nào có thể chẩn đoán xác định TC, mà việc chẩn đoán được thực hiện bởi các thầy thuốc chuyên khoa.

TC xảy ra ở khoảng 2 - 3% trẻ em

Con số này cao hơn ở trẻ em lớn hơn (tuy nhiên, chưa có số liệu nghiên cứu chính thức ở trẻ em Việt Nam). Ở trẻ em, TC có thể bị nhầm lẫn với các rối loạn tâm thần khác thường xảy ra ở trẻ em như: tự kỷ, các rối loạn học tập, rối loạn hành vi. Cần lưu ý rằng TC ở trẻ em thường là một bệnh nặng, nhưng có thể điều trị khỏi. Tự tử có thể xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi. Trẻ em gái có mưu toan tự tử nhiều hơn trẻ em trai, nhưng trẻ em trai thường thực hiện thành công tự tử nhiều hơn.

Lưu ý, khi trẻ nói về cái chết và ý nghĩ muốn chết, không nên cho rằng đó chỉ là sự tò mò tìm hiểu hay sự đe dọa của trẻ đối với người lớn mà nó có thể biến thành hiện thực. Cần trò chuyện sâu hơn với trẻ để xác định tình trạng tâm lý của trẻ, nếu có xung đột với trẻ thì có thể cần đến sự trợ giúp của một người khác mà trẻ kính nể hoặc đưa trẻ đến nhà tâm lý hoặc thầy thuốc chuyên khoa.

Điều trị

Cũng như ở người lớn, TC ở trẻ em là do nhiều yếu tố nguyên nhân kết hợp gây ra như: sức khỏe toàn thân nói chung, các sang chấn đời sống, tiền sử gia đình, môi trường và các yếu tố sinh học, di truyền. TC không phải là một tình trạng tạm thời có thể tự khỏi mà không có điều trị. Điều trị TC ở trẻ em cũng giống như ở người lớn nghĩa là điều trị tâm lý (liệu pháp nhận thức hành vi) và sử dụng thuốc chống TC. Việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn khi áp dụng cả hai phương pháp này. Thuốc chống TC được sử dụng nhiều ở trẻ em là fluoxetine, được Cục quản lý thực phẩm và dược của Mỹ (FDA) phê chuẩn. Trong thực hành lâm sàng, các loại thuốc SSRI khác cũng được các thầy thuốc kê đơn để điều trị TC. Riêng thuốc paroxetine được FDA khuyến cáo là không nên dùng cho trẻ em, vì làm tăng nguy cơ tự tử bất kể chưa có bằng chứng xác thực về điều này.

Trẻ em chiếm khoảng 50% dân số Việt Nam, nên số lượng trẻ bị bệnh TC là không nhỏ, lực lượng đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa không đủ đáp ứng để thẩm định chẩn đoán cũng như chăm sóc điều trị cho tất cả các em. Vì vậy, cần chú ý việc giáo dục nhận thức cho các trẻ em có biểu nghi ngờ và tranh thủ nâng đỡ tâm lý cho các em từ nguồn lực sẵn có tại chỗ như: thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, và các đoàn thể tại địa phương.


                         Nguồn: suckhoedoisong.vn

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp