Giải đáp thắc mắc: hen phế quản có nguy hiểm không? | Medlatec

Giải đáp thắc mắc: hen phế quản có nguy hiểm không?

Một trong những căn bệnh về đường hô hấp thường gặp là hen phế quản, chúng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân. Trên thực tế, tình trạng này rất khó điều trị dứt điểm, mọi người phải xác định chung sống với bệnh suốt đời. Vậy hen phế quản có nguy hiểm không?


27/01/2022 | Hen phế quản là bệnh gì, cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả
17/12/2021 | Phương pháp điều trị lên cơn hen phế quản khi chuyển mùa
19/11/2021 | Hen khó thở có phải dấu hiệu của bệnh hen phế quản không?
11/11/2021 | Nguyên nhân dẫn đến hen phế quản và cách điều trị

1. Bệnh hen phế quản là gì?

Hen phế quản còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh hen suyễn, đây là căn bệnh liên quan tới đường hô hấp khá phổ biến hiện nay. Hiểu đơn giản, bệnh nhân huyên suyễn đang đối mặt với hiện tượng viêm mạn tính đường thở. Cụ thể đường thở có thể rơi vào tình trạng tắc nghẽn do tăng tiết đờm, tình trạng phù nề gây ra. Lúc này, mọi người thường cảm thấy khó thở và ho khá dữ dội. Nhìn chung, bệnh hen phế quản ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày, chính vì thế mọi người lo lắng không biết hen phế quản có nguy hiểm không?

Hen phế quản là một dạng bệnh mạn tính

Hen phế quản là một dạng bệnh mạn tính

Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh hen suyễn đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ bị hen phế quản tương đối cao. Các bậc phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của trẻ sát sao và kịp thời phát hiện, điều trị cho con. Đó là cách tốt nhất để kiểm soát triệu chứng bệnh hen suyễn.

Khi tìm hiểu về căn bệnh này, mọi người thường thắc mắc hen suyễn có nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh hay không? Câu trả lời là không, bởi vì vi rút, vi khuẩn không phải là tác nhân gây bệnh. Chính vì thế mọi người không cần lo lắng nếu chung sống và sinh hoạt cùng với bệnh nhân hen phế quản nhé!

2. Tác nhân gây bệnh hen phế quản

Như đã phân tích ở trên, vi rút không phải là tác nhân gây bệnh hen phế quản, vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng viêm mạn tính đường thở? Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ xuất hiện cơn hen suyễn. Trong đó, người ta thường chỉ tác nhân gây bệnh thành hai nhóm chính, đó là nhóm tác nhân dị ứng và không dị ứng.

Hen suyễn xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

Hen suyễn xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau

Cụ thể, tác nhân dị ứng làm khởi phát cơn hen phế quản có thể kể đến như: dị nguyên đường hô hấp, dị nguyên thực phẩm,… Nếu sống trong môi trường có nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá thì chúng ta có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao. Bên cạnh đó, một số bạn bị dị ứng với phấn hoa hoặc lông động vật và dễ gây tình trạng hen suyễn nếu thường xuyên tiếp xúc. Nếu không may mắc bệnh, mọi người nên chủ động tìm hiểu hen phế quản có nguy hiểm không và tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Các bác sĩ cũng cho biết một số loại thuốc như penicillin hoặc aspirin có khả năng gây bệnh liên quan tới đường hô hấp, đặc biệt là tình trạng hen phế quản. Chúng ta nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, bạn cần tới cơ sở y tế để được theo dõi kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh viêm mũi, viêm xoang là đối tượng dễ bị hen suyễn, gây suy giảm chức năng hệ hô hấp.

Ngoài ra, một số tác nhân không dị ứng thường gặp là tâm lý căng thẳng, mệt mỏi hoặc do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân hen suyễn đều mắc bệnh do tác động của các tác nhân dị ứng.

Bệnh nhân nên điều trị để kiểm soát triệu chứng bệnh

Bệnh nhân nên điều trị để kiểm soát triệu chứng bệnh

3. Bệnh hen phế quản có nguy hiểm không?

Hen suyễn vốn được biết đến là một dạng bệnh mạn tính, chính vì thế nhiều người lo lắng bệnh hen phế quản có nguy hiểm không? Người không phát hiện và điều trị bệnh sớm thường phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng, chức năng của hệ hô hấp giảm đáng kể. Trong đó, một số vấn đề thường gặp là: xẹp phổi, nhiễm khuẩn phế quản, tình trạng tràn khí màng phổi hoặc suy hô hấp… Nhìn chung, mọi người không nên chủ quan với bất kỳ biến chứng nào của bệnh.

Xẹp phổi là một trong những di chứng thường gặp ở bệnh nhân hen suyễn, đặc biệt là các em nhỏ. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng xẹp phổi một hoặc nhiều thùy, nếu như tình trạng hen suyễn được kiểm soát kịp thời thì sức khỏe bạn sẽ được cải thiện. Như vậy để chữa khỏi tình trạng xẹp phổi, chúng ta cần tập trung theo dõi, điều trị bệnh hen phế quản.

Khi thời tiết thay đổi, nhất là trong thời điểm trời trở lạnh, bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn phế quản rất cao. Lúc này, hệ hô hấp của người bệnh khá nhạy cảm và dễ bị vi rút, vi khuẩn tấn công, tình trạng hen phế quản ngày càng diễn biến khó lường hơn.

Mọi người thắc mắc: hen phế quản có nguy hiểm không?

Mọi người thắc mắc: hen phế quản có nguy hiểm không?

Nghiêm trọng nhất là tình trạng tràn khí màng phổi hoặc suy hô hấp, đây là biến chứng xảy ra ở bệnh nhân hen mạn tính. Trong tình huống này, người bệnh cần được phát hiện và cấp cứu kịp thời để hạn chế nguy cơ tử vong. Nếu chủ quan bỏ qua việc điều trị, tính mạng của bệnh nhân sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

4. Phác đồ điều trị dành cho bệnh nhân hen suyễn

Sau khi tìm hiểu vấn đề: hen phế quản có nguy hiểm không, chúng ta nên quan tâm tới việc điều trị bệnh. Nhìn chung, việc chữa trị nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng, hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất, trong đó đa số bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc. Hai loại thuốc được dùng cho người bệnh hen suyễn là thuốc kiểm soát bệnh dài hạn và một số loại dược phẩm có tác dụng cắt cơn hen nhanh chóng. Tùy vào từng trường hợp, chúng ta sẽ sử dụng loại dược phẩm thích hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như hiệu quả kiểm soát bệnh, mọi người nhớ tuân thủ theo hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ.

Đa số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc

Đa số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc

Bên cạnh việc điều trị tích cực, bệnh nhân cũng nên hình thành những thói quen sinh hoạt điều độ và lành mạnh để tăng cường sức khỏe. Mọi người nên duy trì luyện tập thể dục thể thao hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng. Đặc biệt, trong cuộc sống hàng ngày bạn hãy cố gắng tránh tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc hoặc các tác nhân dị ứng khác, điều này giúp hạn chế sự phát triển của bệnh hen phế quản.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người giải đáp thắc mắc: hen phế quản có nguy hiểm không? Nếu mọi người tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì tình trạng sức khỏe sẽ được cải thiện rõ rệt, hạn chế biến chứng xấu xảy ra.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp