Giải đáp thắc mắc: Bệnh nhân mắc bệnh đau thần kinh tọa có nên đi bộ? | Medlatec

Giải đáp thắc mắc: Bệnh nhân mắc bệnh đau thần kinh tọa có nên đi bộ?

Đau thần kinh tọa là một trong số những căn bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động lớn đến khả năng đi lại, sinh hoạt của người bệnh. Trước những biến chứng mà bệnh lý này có thể gây ra, khá nhiều bệnh nhân cảm thấy rất lo lắng và cố gắng luyện tập để phục hồi sức khỏe. Đồng thời, nhiều độc giả băn khoăn về vấn đề đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?


29/07/2021 | Đau thần kinh tọa nên nằm nệm gì để có giấc ngủ ngon
29/07/2021 | Khi nào nên áp dụng bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa?
27/07/2021 | Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không? Phương pháp phòng bệnh là gì?
23/06/2021 | Góc tư vấn: Bài tập phù hợp cho người bệnh đau thần kinh tọa

1. Bệnh đau thần kinh tọa

Trước khi giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi đau thần kinh tọa có nên đi bộ không, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về bệnh lý này. Thực tế, bệnh đau thần kinh tọa hay còn gọi là đau thần kinh hông to là tình trạng xuất hiện những cơn đau tại vị trí dây thần kinh tọa chạy dọc xuống vùng thắt lưng và lan xuống chân. Trong khi đó, một trong những nhiệm vụ chính của dây thần kinh tọa là chi phối các động tác của chân, giúp chân thực hiện những hoạt động như đứng, ngồi, đi lại. 

Các triệu chứng đau của bệnh đau thần kinh tọa thường xuất hiện ở vị trí vùng hông, đùi, đồng thời cơn đau sẽ lan tỏa dọc theo dây thần kinh mặt sau của chân sau đó lan xuống bàn chân, di chuyển đến vùng đầu ngón chân. Triệu chứng đau do bệnh lý này gây ra xuất phát từ sự chèn ép và tổn thương của các dây thần kinh. Ngoài ra, các bệnh nhân mắc phải bệnh lý này thường bị đau một bên, nhất là những đối tượng trong độ tuổi lao động khoảng từ 30 – 50 tuổi, kể cả nam và nữ. 

Không điều trị bệnh thần kinh tọa có thể dẫn đến liệt chân

Không điều trị bệnh thần kinh tọa có thể dẫn đến liệt chân

Nhiều bệnh nhân cho biết sự xuất hiện của những cơn đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đời sống và khả năng sinh hoạt của họ. Do đó, mọi người nên tích cực điều trị bệnh sớm để sức khỏe nhanh chóng hồi phục dựa vào những phương pháp can thiệp không cần phẫu thuật. Đối với những trường hợp nặng gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của chân hoặc ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của bàng quang, ruột thì cần tiến hành phẫu thuật để thuyên giảm những cơn đau do bệnh gây ra. 

2. Đau thần kinh tọa bệnh nhân có nên đi bộ hay không?

Tình trạng đau thần kinh tọa thường gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt và khả năng vận động của người bệnh nên khá nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng. Vì nếu không tích cực điều trị có thể tạo cơ hội cho bệnh tiến triển nặng nề hoặc nghiêm trọng hơn là gây khó khăn trong việc đi lại. 

Người bị đau thần kinh tọa nên đi bộ không?

Người bị đau thần kinh tọa nên đi bộ không?

Hơn thế nữa, khi bệnh nhân hoạt động liên tục, mang vác nặng sẽ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, mọi người nên điều trị bệnh sớm để rút ngắn thời gian hồi phục sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc phải những biến chứng về sau.  

Vậy một vấn đề khác đặt ra là khi được chẩn đoán mắc bệnh đau thần kinh tọa có nên đi bộ để phục hồi sức khỏe không? Thực tế, việc đi bộ luyện tập hằng ngày rất tốt cho sức khỏe và bệnh nhân bị đau thần kinh tọa nên xây dựng thói quen đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Những bệnh nhân lười vận động, ít đi lại có thể khiến các chi suy yếu, xương khớp vận động kém linh hoạt và nguy cơ dẫn đến những biến chứng về sau rất cao. 

Việc đi bộ nhẹ nhàng hằng ngày giúp bệnh nhân rèn luyện sức khỏe và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Vì khi đi bộ, cơ xương sẽ được kéo giãn và giảm thiểu áp lực chèn ép lên vùng dây thần kinh tọa. Ngoài ra, đi bộ cũng giúp nuôi dưỡng sụn khớp và mạch máu được lưu thông tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh cột sống.

Đi bộ là một phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa

Đi bộ là một phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh tọa

3. Những vấn đề cần được lưu ý khi đi bộ luyện tập

Đi bộ là một bộ môn luyện tập sức khỏe khá đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị đau cơ, xương, khớp hoặc đau thần kinh tọa thì việc đi bộ cũng cần phải lưu ý một số vấn đề. Bởi lẽ, khi đi bộ sai cách hoàn toàn không giúp cải thiện tình trạng sức khỏe mà còn khiến bệnh tình trở nên nặng nề hơn. Do đó, ngoài việc giải đáp đau thần kinh tọa nên đi bộ không thì bác sĩ còn lưu ý với người bệnh một số vấn đề khi đi bộ để cải thiện sức khỏe, cụ thể:

3.1. Khởi động cơ thể 

Trước khi tập luyện bất kì bộ môn nào các chuyên gia đều nhắc nhở mọi người cần phải khởi động để làm nóng cơ thể, kéo giãn xương khớp và tăng sự dẻo dai. Đặc biệt, với những bệnh nhân mắc bệnh đau thần kinh tọa thì việc khởi động trước khi đi bộ là rất cần thiết. Khởi động tại chỗ bằng những động tác kết hợp tay, chân, thân, cổ giúp kéo dãn các cơ, hạn chế áp lực chèn ép lên dây thần kinh tọa và gia tăng sự đàn hồi cho cơ thể.

 Ngoài ra, các bạn cần phải lưu ý khởi động ít nhất 10 phút trước khi đi bộ nhằm giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút, trật khớp khi đi bộ. Đồng thời, bạn nên lựa chọn cho mình trang phục thoải mái, đi giày vừa chân cũng rất cần thiết. 

Khởi động cơ thể trước khi đi bộ

Khởi động cơ thể trước khi đi bộ

3.2. Thời gian đi bộ

Đi bộ là một liệu pháp giúp hỗ trợ quá trình điều trị các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa nhưng điều đó không có nghĩa đi bộ càng nhiều sẽ càng tốt cho sức khỏe. Theo bác sĩ, bệnh nhân mắc bệnh đau thần kinh tọa chỉ nên đi bộ khoảng 15 - 20 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh nên xây dựng và duy trì thói quen đi bộ liên tục trong nhiều ngày để cảm nhận được sự cải thiện của sức khỏe. Để tránh tình trạng quá sức, bệnh nhân nên luyện tập dựa trên cảm nhận của cơ thể hoặc nghỉ giữa quãng vài phút rồi đi tiếp. 

4. Thăm khám bệnh đau thần kinh tọa ở đâu?

Ngoài việc thắc mắc đau thần kinh tọa có nên đi bộ không thì bạn đọc còn muốn tìm hiểu thêm về địa điểm thăm khám đáng tin cậy. Thực tế, ngày nay có rất nhiều bệnh viện, phòng khám được xây dựng nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho mọi người. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại một vài phòng khám kém chất lượng, làm việc chủ yếu lợi dụng lòng tin khách hàng. Do đó, mọi người nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình một bệnh viện đáng tin cậy để khám chữa bệnh.

Nhân viên, y bác sĩ và các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn tận tâm

Nhân viên, y bác sĩ và các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn tận tâm

Tại Hà Nội, một trong số những phòng khám chất lượng phải kể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Ngoài đội ngũ bác sĩ, y tá, nhân viên với trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại, thiết bị y tế tiên tiến thì bệnh viện còn tích lũy được hơn 26 năm kinh nghiệm thăm khám cho bệnh nhân, cứu giúp nhiều hoàn cảnh bệnh tật, khó khăn. Do đó, bệnh viện luôn nhận được nhiều đánh giá tích cực cũng như sự tin tưởng của mọi người. 

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Hơn thế nữa, bệnh viện này cũng là cơ sở thăm khám đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp. Những phòng Lab được cấp chứng chỉ này đều phải thực hiện và đáp ứng được những đề mục rất khắt khe của CAP. Do đó, kết quả thăm khám của các phòng Lab đạt được chứng chỉ CAP thường được các quốc gia khác trên thế giới công nhận. 

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đọc cũng đã có được câu trả lời cho mình về vấn đề đau thần kinh tọa nên đi bộ hay không. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được lý giải, mọi người có thể liên hệ đến Hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp cụ thể hơn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp