Mệt mỏi là tình trạng khá phổ biến và hầu như chúng ta cũng sẽ có những ngày cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng mệt mỏi này kéo dài quá lâu từ 6 tháng trở lên thì đây là dấu hiệu bạn đang mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính. Vậy ai dễ mắc hội chứng này? Điều trị thế nào?
12/01/2023 | Góc tư vấn: Làm thế nào để chống mệt mỏi sau khi uống rượu? 26/09/2022 | Đi khám vì mệt mỏi, nữ bệnh nhân vô tình phát hiện ra mình dị dạng thận 20/09/2022 | Đừng chủ quan với triệu chứng mệt mỏi khó thở và chóng mặt 03/06/2022 | Lý giải nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng mệt mỏi do ung thư
1. Hội chứng mệt mỏi mạn tính là gì?
Hội chứng mệt mỏi mạn tính có tên gọi tiếng anh là Chronic fatigue syndrome (CFS). Đây là hội chứng chỉ những người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải mà không phải do bệnh lý nào gây ra.
Thông thường, mệt mỏi là hiện tượng thường gặp khi làm việc quá sức hoặc sức khỏe có vấn đề và tình trạng này sẽ hồi phục sau khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân mắc hội chứng CFS thì hoàn toàn không cải thiện mặc dù đã nghỉ ngơi. Khi chúng ta mệt mỏi kéo dài sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng suy nhược cũng như cản trở công việc, sinh hoạt hàng ngày.
Hội chứng mệt mỏi mạn tính có tên tiếng Anh là Chronic fatigue syndrome (CFS)
2. Các triệu chứng thường gặp của hội chứng CFS
Khi mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải, không có sức lực để làm việc trong thời gian dài ít nhất từ 6 tháng trở lên và kèm theo một số các triệu chứng như:
-
Mỏi cơ, đau tại các vị trí khớp tay, khớp chân,... nhưng không có triệu chứng sưng đỏ như biểu hiện của bệnh cơ xương.
-
Dễ bị hụt hơi, khó thở.
-
Thường xuyên nhức đầu ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi.
-
Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ chập chờn, dễ thức giấc
-
Không thể tập trung trong lúc học tập, làm việc
-
Tăng cân hoặc giảm cân không kiểm soát
-
Dễ chóng mặt nếu ngồi dậy khi đang nằm hoặc đứng dậy khi ngồi
-
Mệt mỏi nhiều hơn sau khi tập thể dục và không cải thiện sau khi đã nghỉ ngơi.
Tình trạng mệt mỏi từ 6 tháng trở lên là một trong các dấu hiệu của hội chứng CFS
3. Nguyên nhân của hội chứng mệt mỏi mãn tính
Hiện nay, nhiều nghiên cứu cho thấy hội chứng mệt mỏi mạn tính khá phức tạp và chưa có xét nghiệm nào để chẩn đoán được nguyên nhân của bệnh này. Thông thường bác sĩ dựa trên lịch sử bệnh lý hoặc thực hiện các xét nghiệm bệnh lý để loại trừ và tìm ra nguyên nhân gây ra mệt mỏi.
Mệt mỏi kéo dài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Một số nguyên nhân thường gặp như:
-
Khuynh hướng rối loạn tâm thần hoặc có dấu hiệu trầm cảm.
-
Hormone thay đổi ngoài ngưỡng bình thường.
-
Thiếu sắt, hạ glucose máu mạn tính cũng là nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài.
-
Căng thẳng quá mức hoặc phải đối mặt với nhiều áp lực công việc, cuộc sống trong thời gian dài.
-
Khi các loại virus tấn công khiến cơ thể kích hoạt hệ miễn dịch vô các mô cơ khỏe mạnh, vì thế chúng ta sẽ thấy mệt mỏi kéo dài.
-
Sử dụng các nhóm thuốc Benzodiazepam, Betablocks hoặc các loại thuốc chống trầm cảm dẫn đến một số tác dụng phụ trong đó có tình trạng mệt mỏi kéo dài.
4. Ai dễ mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính?
Hội chứng mệt mỏi kéo dài có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và phổ biến nhất là độ tuổi từ 25 tuổi - 45 tuổi. So với nam giới thì tỷ lệ nữ giới mắc chứng mệt mỏi kéo dài là khoảng 4:1. Đối với các nước phát triển, số lượng người mắc chứng mệt mỏi này cao hơn so với các nhóm nước khác. Điều này có thể lý giải bởi sự phát triển nhanh cũng như áp lực công việc cao tại các quốc gia này.
Nữ giới có tỷ lệ mắc hội chứng CFS nhiều hơn nam giới
5. Điều trị hội chứng mệt mỏi kéo dài như thế nào?
Hiện nay, việc điều trị hội chứng CFS khá phức tạp, hầu như chưa có cách điều trị cụ thể và cũng chưa có thuốc đặc trị đối với bệnh lý này. Tuy nhiên, để giảm các triệu chứng cũng như cải thiện tình trạng của bệnh thì y học cũng có nhiều phương pháp giúp cho các bệnh nhân thoải mái hơn.
Trong trường hợp bạn đang gặp các triệu chứng như đau cơ, đau nhức xương khớp, nhức đầu,… bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau để giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng của các triệu chứng này. Trong các thành phần của thuốc giảm đau có chứa lượng hoạt chất giúp gây ngủ để bạn có thể nghỉ ngơi lấy lại sức. Việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ là phương pháp tạm thời để giúp bạn không bị kiệt sức quá mức nhưng chúng ta không thể lạm dụng phương pháp này như cách điều trị tình trạng mệt mỏi.
5.2. Tư vấn với chuyên gia
Nếu bạn đã sử dụng các biện pháp như thư giãn, thay đổi thói quen sống hàng ngày hoặc dùng thuốc giảm đau liều thấp vẫn không cải thiện tình trạng thì lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ. Các chuyên gia tư vấn, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm hiểu được tình trạng cũng như là nguyên nhân khiến bạn mắc chứng mệt mỏi mạn tính này.
Nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia bác sĩ để xác định chính xác bệnh
5.3. Trị liệu bổ trợ
Trong quá trình điều trị, một số phương pháp trị liệu bổ trợ được nhiều bác sĩ, chuyên gia gợi ý để giúp bệnh nhân kiểm soát cơn đau cho bệnh gây ra. Một số môn thể thao nhẹ nhàng như: yoga, thái cực quyền, bài tập giãn cơ, đi bộ nhẹ,… giúp thư giãn những phần cơ, xương khớp để giảm triệu chứng mỏi cơ. Không chỉ giúp thư giãn các bó cơ, xương mà những bài tập trị liệu bổ trợ này giúp tinh thần chúng ta có cũng có thời gian để thư giãn.
Trị liệu bổ trợ hỗ trợ cải thiện tình trạng mệt mỏi
6. Những lưu ý trong quá trình điều trị mệt mỏi mạn tính
-
Nếu có các triệu chứng của mệt mỏi kéo dài thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xét nghiệm và có phác đồ điều trị kịp thời.
-
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo lịch trình cũng như phương pháp điều trị từ bác sĩ
-
Hội chứng CFS không thể điều trị dứt điểm mà chỉ làm giảm các triệu chứng để người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Vì thế, sau thời gian điều trị nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng mệt mỏi kéo dài thì bạn cần tái khám sớm nhất có thể.
-
Giảm thiểu khối lượng công việc và tập trung thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để hỗ trợ quá trình phục hồi nhanh hơn.
Mệt mỏi mạn tính nếu để quá lâu sẽ khiến cho quá trình hồi phục lâu hơn hoặc có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác như bệnh tim, bệnh thần kinh,... Chính vì thế, bạn nên đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để có hướng xử lý phù hợp và Hệ thống Y tế MEDLATEC là một địa chỉ bạn có thể thăm khám. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.