Giải đáp: Bệnh Zona thần kinh lây qua đường nào? | Medlatec

Giải đáp: Bệnh Zona thần kinh lây qua đường nào?

Zona thần kinh là bệnh do 1 loại virus gây nên, làm xuất hiện các mụn nước gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu trên da. Vậy bệnh Zona thần kinh lây qua đường nào? Để được giải đáp thắc mắc, đồng thời biết thêm nhiều biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây.


27/10/2021 | Bệnh Zona thần kinh kiêng gì để nhanh khỏi, hạn chế sẹo?
04/09/2021 | Phương pháp chữa zona thần kinh hiệu quả và cách ngăn ngừa bệnh
27/04/2021 | Cảnh giác biến chứng nguy hiểm của bệnh Zona thần kinh

1. Bệnh Zona thần kinh lây qua đường nào?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Zona chủ yếu là do virus Varicella Zoster (VZV) - một loại virus hướng thần kinh gây ra. Đồng thời, loài virus thuộc họ Herpes Virus này cũng là thủ phạm dẫn đến bệnh thủy đậu. Ngoài triệu chứng nổi mụn nước thành từng đám trên da, người bệnh còn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời.

Mặc dù Zona thần kinh không phải là bệnh truyền nhiễm, nhưng virus có thể lây lan từ người này sang người khác. Vậy, bệnh Zona thần kinh lây qua đường nào?

Khi tiếp xúc với dịch tiết có trong các mụn nước, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm virus VZV gây bệnh. Nếu tiêm vắc xin hoặc chưa từng bị thủy đậu thì cơ thể sẽ không có kháng thể để chống lại virus gây bệnh.

Do đó khi đã khỏi bệnh thủy đậu, thì phần lớn virus không bị tiêu diệt mà cư trú sâu trong các sợi dây thần kinh. Chúng ở dạng không hoạt động nên khi gặp điều kiện thuận lợi như: thời tiết thay đổi, sức đề kháng giảm, tinh thần bất ổn, stress,… thì bắt đầu khởi phát và gây bệnh Zona thần kinh.

Như vậy, bạn đã có câu trả lời về bệnh Zona thần kinh có lây không và lây qua đường nào. Virus chỉ ở trong dịch chứa của mụn nước, nên sau khi vết mụn bị khô và bong tróc vảy thì virus sẽ không còn khả năng lây truyền ra bên ngoài. Ngoài ra, bạn sẽ không bị mắc bệnh khi tiếp xúc với nước bọt, dịch mũi của người bệnh trong lúc nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Khi tiếp xúc với dịch tiết có trong các nốt mụn nước, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm virus VZV và mắc bệnh Zona thần kinh

Khi tiếp xúc với dịch tiết có trong các nốt mụn nước, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm virus VZV và mắc bệnh Zona thần kinh

Trong một số trường hợp, người đã tiêm vắc xin hoặc mắc thủy đậu vẫn có thể bị Zona thần kinh. Bởi vì hệ miễn dịch thường không bền vững, nó có thể bị suy yếu, nếu tiếp xúc với mụn nước của người bệnh lúc này thì nguy cơ nhiễm virus của bạn sẽ rất cao. Do đó, bạn không nên chủ quan trước tác nhân gây bệnh.

2. Các biện pháp phòng và điều trị bệnh Zona thần kinh

Khi bị Zona thần kinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị, tránh để bệnh kéo dài và dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, đây là bệnh có tính chất lây truyền từ người này sang người khác. Vì thế, để ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

Phòng ngừa:

Virus VZV có thể lây truyền giữa các thành viên trong gia đình. Do đó, khi mắc bệnh bạn nên hạn chế chạm hoặc gãi vào những nơi xuất hiện mụn nước. Lúc này, những bộ áo quần rộng rãi không cọ xát vào nốt mụn sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái. Không chỉ vậy, biện pháp này còn hạn chế được tình trạng nhiễm trùng do mụn nước vỡ ra.

Đồng thời, bạn nên thường xuyên làm sạch vùng da bị bệnh bằng nước muối hoặc các dung dịch chuyên dụng do bác sĩ chỉ định. Nếu có thể, bạn nên áp dụng biện pháp che chắn để ngăn chặn virus truyền cho người khác.

Ngoài ra, cách phòng bệnh Zona thần kinh tốt nhất là tiêm vắc xin thủy đậu. Đây là phương pháp đưa virus bất hoạt vào trong cơ thể, từ đó kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh.

Khi mắc bệnh bạn nên hạn chế chạm hoặc gãi vào những nơi xuất hiện mụn nước, để ngăn chặn tình trạng lây lan virus ra bên ngoài

Khi mắc bệnh bạn nên hạn chế chạm hoặc gãi vào những nơi xuất hiện mụn nước, để ngăn chặn tình trạng lây lan virus ra bên ngoài

Điều trị:

Để ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến thị giác, thính giác, phổi, gan, não,… bạn nên tìm gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị triệu chứng của bệnh Zona càng sớm càng tốt.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh Zona thần kinh. Do đó, bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng virus để ngăn chặn sự phát triển và lây lan tác nhân gây bệnh. Không chỉ vậy, loại thuốc này còn giúp người bệnh tăng sức đề kháng và nhanh chóng hồi phục. Các loại thuốc phổ biến được sử dụng trong điều trị như: Valacyclovir, Acyclovir và Famciclovir,…

Zona thần kinh lây qua đường nào

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị Zona thần kinh, do đó bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng virus để ngăn chặn sự phát triển của bệnh

Trường hợp bị bội nhiễm, bác sĩ sẽ kết hợp với thuốc kháng sinh, thuốc tiêu viêm và chống phù nề. Nếu những cơn ngứa ngáy, đau nhức tại nốt mụn khiến người bệnh khó chịu, không thể ngủ được, thì bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau, an thần và thuốc kháng Histamin.

Trong đó, Paracetamol là loại thuốc giúp bạn hạ sốt và giảm đau hiệu quả. Nếu vẫn không đỡ hơn, bạn có thể dùng thuốc giảm đau thần kinh theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, để làm dịu da người bệnh có thể sử dụng thuốc mỡ Zovirax, xanh Methylen, bôi nhẹ nhàng vào vùng da nổi mụn nước. Các loại thuốc này có công dụng phòng ngừa viêm nhiễm và tránh để lại sẹo xấu.

Để đảm bảo an toàn và tránh tác dụng phụ của thuốc, bạn có thể đun nước tắm bằng các loại lá có sẵn trong tự nhiên như: lá trầu không. Với khả năng diệt khuẩn loại lá này sẽ làm lành, se khít các vết phỏng trên da một cách nhanh chóng.

Lưu ý:

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng. Bệnh sẽ tự khỏi sau 7 - 10 ngày, nếu xuất hiện tác dụng phụ hoặc bị viêm loét tại vùng da nổi mụn, bạn nên ngừng sử dụng thuốc và nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để có phương pháp xử lý kịp thời.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đọc đã biết được bệnh Zona thần kinh lây qua đường nào. Thông qua tiếp xúc với chất dịch có trong mụn nước bạn có thể bị nhiễm virus VZV. Vì vậy, để phòng bệnh cách tốt nhất là bạn nên tiêm vắc xin thủy đậu và nâng cao sức đề kháng bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với tập thể dục đều đặn.

Để được tư vấn thêm về bệnh zona thần kinh hoặc các bệnh lý thần kinh khác, bạn đọc có thể liên hệ đến số 1900565656 để được các nhân viên y tế của MEDLATEC tư vấn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp