Đậu mùa và thủy đậu là 2 bệnh lý thường gặp, đều gây ra nốt phát ban và mụn nước. Tuy nhiên đây là 2 bệnh khác nhau nhưng lại có nhiều người nhầm lẫn. Vậy làm sao để phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu, 2 bệnh này khác nhau như thế nào? Hãy cùng MEDLATEC giải đáp trong bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình.
13/07/2021 | Góc giải đáp: Mẹ bị thủy đậu cho con bú ảnh hưởng gì không? 17/05/2021 | Các triệu chứng thủy đậu ở trẻ sơ sinh bố mẹ nên lưu ý 27/04/2021 | Vắc xin phòng thủy đậu - tất tần tật các vấn đề liên quan
1. Phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu
Đậu mùa và thủy đậu là 2 bệnh lý dễ bị nhầm lẫn là một. Tuy nhiên 2 loại bệnh do 2 loại virus khác nhau gây ra, cùng làm tổn thương da. Vậy làm sao để phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu? Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm giống và khác nhau giúp bạn có thể phân biệt 2 bệnh lý này.
Điểm giống nhau giữa bệnh thủy đậu và đậu mùa
-
Cả đậu mùa và thủy đậu đều có khả năng truyền nhiễm và lây lan nhanh. Có thể lây lan qua tiếp xúc với quần áo, chăn nhiều, da bệnh nhân,... và nhiều đồ dùng cá nhân khác.
-
Cả 2 đều gây ra những tổn thương cho da, cảm giác chán ăn, sốt và mệt mỏi.
-
Người bệnh có nguy cơ bị biến chứng do tác hại của virus ngoại lai tác động.
Điểm khác nhau giữa bệnh thủy đậu và đậu mùa
- Về các nốt mụn trên da:
So sánh về các nốt mụn thì thủy đậu có nốt lớn hơn, lượng dịch trong các nốt mụn nhiều hơn so với đậu mùa. Các nốt thủy đậu trên da thường phồng lên như bong bóng nước, to và dễ vỡ hơn so với đậu mùa. Nếu các nốt vỡ ra, bạn không cẩn thận giữ vệ sinh có thể gây nhiễm trùng.
Thủy đậu có nốt lớn hơn, lượng dịch trong các nốt mụn nhiều hơn so với đậu mùa
- Về độ nguy hiểm:
Xét về độ nguy hiểm của 2 bệnh này thì thủy đậu ít nguy hiểm hơn, dù các nốt trên da to hơn đậu mùa. Virus gây ra bệnh đầu mùa có 2 chủng là Variola major và Variola minor. Virus Variola minor gây ra bệnh đậu mùa có tỷ lệ tử vong thấp, chỉ dưới 1%. Còn virus Variola major nguy hiểm hơn nhiều, tỷ lệ bệnh nhân bị chết khi bị bệnh đậu mùa do virus này gây ra chiếm khoảng 20 - 50%.
Tuy nhiên theo các nghiên cứu, trung bình tỷ lệ người chết do cả 2 loại virus đậu mùa gây ra rơi vào khoảng 15 - 20%. Nhưng thật may mắn là từ năm 1978 đến nay, bệnh đậu mùa đã không còn xuất hiện và tỷ lệ quay trở lại rất thấp.
- Về virus gây bệnh:
Thủy đậu và đậu mùa do 2 loại virus khác nhau gây ra. Đậu mùa là do virus Variola, còn thủy đậu là do virus Varicella Zoster gây ra.
Thủy đậu và đậu mùa do 2 loại virus khác nhau gây ra
- Về thời gian ủ bệnh:
Thời gian ủ bệnh của bệnh đậu mùa ngắn hơn so với thủy đậu. Bệnh đậu mùa có thời gian ủ bệnh chỉ từ 7 - 14 ngày, còn thủy đậu dài hơn là khoảng 10 - 20 ngày.
- Về loại vắc xin phòng bệnh:
Vắc xin tiêm phòng thủy đậu mà đậu mùa hoàn toàn khác nhau. Thời điểm tiêm phòng và cách thức tiêm cũng không giống nhau.
- Về cách thức chẩn đoán bệnh:
Cách thức chẩn đoán của 2 loại bệnh này khác nhau. So với thủy đậu thì bệnh đậu mùa chẩn đoán phức tạp hơn nhiều.
Nếu bệnh thủy đậu có thể chẩn đoán bằng lâm sàng thông qua triệu chứng xuất hiện trên cơ thể và xét nghiệm mụn nước thì đậu mùa phức tạp hơn. Để chẩn đoán bệnh đậu mùa, bác sĩ phải xét nghiệm dịch của mụn nước và nuôi cấy mô để kiểm tra sự gia tăng số lượng tế bào.
2. Phân biệt triệu chứng, dấu hiệu của 2 loại bệnh
Để phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu cũng có thể thông qua các triệu chứng. Dưới đây là những triệu chứng cụ thể giúp bạn phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu.
Điểm giống nhau giữa thủy đậu và đậu mùa
-
Cả 2 bệnh thủy đậu và đậu mùa đều gây ra tổn thương ngoài da. Khi bị bệnh, dù là đậu mùa hay thủy đậu thì bạn cũng đều xuất hiện các nốt mụn nước khiến da bị tổn thương. Sau khi nốt mụn bị vỡ sẽ khô lại và để lại dấu vết thâm, tùy thuộc vào từng tình trạng nặng hay nhẹ mà sẹo thâm ít hay nhiều.
-
Khi bị 2 bệnh này, bệnh nhân đều có dấu hiệu tiềm ẩn trong người khoảng 1 đến 2 ngày. Dấu hiệu của cả bệnh đậu mùa và thủy đậu là đau đầu, mệt mỏi, sốt cao.
Dấu hiệu của cả bệnh đậu mùa và thủy đậu là đau đầu, mệt mỏi, sốt cao
Điểm khác nhau giữa thủy đậu và đậu mùa
-
Ngoài các dấu hiệu sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, đậu mùa còn có biểu hiện khác như đau nhức cơ thể, cử động khó khăn.
-
Các nốt phát ban của thủy đậu thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, lưng, bụng và mọc thành từng cụm. Còn bệnh đậu mùa khác với thủy đậu, xuất hiện nhiều ở tay, chân.
-
Dấu hiệu ban đầu của bệnh thủy đậu là mặt, ngực rồi sau đó lan đến các vị trí khác như chân, tay, mắt, miệng, vùng sinh dục. Còn những dấu hiệu ban đầu của bệnh là những chấm nhỏ ở lưỡi, khoang miệng. Sau đó có thể lan ra cổ họng và các vùng khác trên cơ thể.
-
Thủy đậu gần như không tái phát, tái phát của thủy đậu là bệnh zona thần kinh. Còn bệnh đậu mùa cho đến nay đã được xóa bỏ hoàn toàn.
3. Cách phòng ngừa mắc bệnh đậu mùa và thủy đậu
Nếu để bệnh tiến triển nặng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để phòng tránh, bạn nên có chế độ sinh hoạt phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh.
-
Tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa và thủy đậu để cho cơ thể kháng lại sự lây nhiễm của bệnh. Khi tiếp xúc với người bị mắc bệnh đậu mùa hoặc thủy đậu, bạn nên chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh trong vòng 4 ngày sau đó.
-
Khi mắc bệnh đậu mùa hoặc thủy đậu, bạn nên ở phòng riêng cách ly, hạn chế tiếp xúc với nhiều người để tránh lây lan cho người khác.
-
Đối với trẻ em, có thể tiêm phòng theo từng đợt. Tiêm phòng tuy không hoàn toàn giúp trẻ tránh được 100% không mắc bệnh nhưng giúp bé có hệ miễn dịch tốt hơn và tránh biến chứng ảnh hưởng cho sức khỏe.
Bạn nên chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa và thủy đậu để cho cơ thể kháng lại sự lây nhiễm của bệnh
Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ giúp bạn phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu. Tóm lại bệnh đậu mùa và thủy đậu có thể xuất hiện ở cả trẻ em hoặc người lớn, gây ra biến chứng xấu cho cơ thể. Khi mắc bệnh, bạn nên chủ động đi khám để được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu còn thắc mắc cần hỗ trợ về các chứng bệnh này, hãy liên hệ ngay với MEDLATEC theo số 1900.56.56.56 để được nhân viên tư vấn trực tiếp.