Nguồn dinh dưỡng chính để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện và khỏe mạnh đó chính là sữa mẹ. Tuy nhiên một số chị em phụ nữ không may bị thủy đậu trong giai đoạn cho con bú. Liệu mẹ mắc thủy đậu cho con bú có được không? Làm cách nào để bé không bị lây bệnh từ người mẹ?
07/07/2021 | Triệu chứng nhận biết sớm và điều trị nấm đầu vú ở phụ nữ cho con bú 11/05/2021 | Góc thắc mắc: Mẹ bị dị ứng có nên cho con bú không? 06/05/2021 | Cấy que tránh thai khi đang cho con bú: Nên hay không nên? 26/01/2021 | 8 dấu hiệu có thai khi đang cho con bú đáng tin nhất
1. Các giai đoạn phát triển của bệnh thủy đậu
Trước khi giải đáp thắc mắc mẹ mắc thủy đậu cho con bú có an toàn không, chúng ta cần nắm được những thông tin chung, giai đoạn phát triển của căn bệnh này. Thông thường, bệnh sẽ trải qua bốn giai đoạn phát triển chính, đó là thời gian ủ bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ toàn phát, sau đó là hồi phục.
Bước vào giai đoạn toàn phát, bệnh nhân sẽ thấy các nốt mụn nước xuất hiện trên da
Trong đó, ở giai đoạn ủ bệnh bạn thường không thấy những dấu hiệu bất thường cho thấy mình đang bị thủy đậu. Chỉ đến giai đoạn thứ hai, các triệu chứng bệnh mới bắt đầu xuất hiện, điển hình là tình trạng đau mỏi cơ thể, nhức đầu, có dấu hiệu sốt nhẹ. Nhiều người thường nhầm lẫn rằng mình đang bị ốm, cảm cúm bình thường. Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy có nhiều nốt ban đỏ xuất hiện trên bề mặt da.
Sau 1 - 2 ngày, tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy uể oải và không muốn ăn uống. Đồng thời nốt ban đỏ phát triển thành mụn nước có dịch hoặc mủ, dấu hiệu này cho biết bệnh thủy đậu đã bước sang thời kỳ toàn phát. Bệnh nhân phải chăm sóc các nốt mụn nước thật cẩn thận để tránh nhiễm trùng hoặc bị sẹo.
Giai đoạn toàn phát thường kéo dài khoảng 3 - 5 ngày, sau đó sức khỏe của người bệnh dần bình phục, các nốt mụn nước sẽ biến mất và để lại vết thâm trên da.
2. Con đường lây truyền bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu có nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác với tốc độ nhanh chóng và rất khó kiểm soát. Các bác sĩ cho biết căn bệnh này có thể lây lan nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với mụn nước hoặc nước từ miệng, mũi của bệnh nhân.
Bệnh thủy đậu có thể lây lan bằng nhiều con đường khác nhau
Bên cạnh đó, virus truyền bệnh cũng dễ dàng tấn công mọi người xung quanh nếu bạn sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với bệnh nhân. Một vài ví dụ có thể kể đến như: mặc quần áo chung, sử dụng cùng khăn mặt, bàn chải,… Như vậy, bệnh thủy đậu lây lan qua nhiều con đường khác nhau, vì thế chị em phụ nữ rất lo lắng khi mẹ mắc thủy đậu cho con bú. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lây truyền virus cho em bé.
3. Người mẹ mắc thủy đậu cho con bú có an toàn không?
Một trong những vấn đề được các chị em quan tâm đó là người mẹ bị bệnh thủy đậu cho con bú có an toàn không? Như đã phân tích ở trên, thủy đậu vốn là căn bệnh truyền nhiễm với tốc độ nhanh chóng, chính vì thế mọi người không khỏi lo lắng trẻ có thể bị lây bệnh từ người mẹ. Đặc biệt trong giai đoạn này, sức đề kháng của em bé khá yếu, bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Thậm chí, nhiều người còn lo lắng virus có thể tấn công cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ.
Thực tế, mẹ mắc thủy đậu cho con bú không phải là điều cấm kỵ, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng sữa mẹ cung cấp cho bé rất nhiều kháng thể ngăn ngừa bệnh thủy đậu. Chính vì thế bạn hoàn toàn yên tâm khi cho con ăn sữa mẹ khi bạn đang mắc bệnh thủy đậu.
Nhiều người thắc mắc: mẹ mắc thủy đậu cho con bú có an toàn không?
Tuy nhiên, khi cho con bú, người mẹ phải cẩn thận không cho bé tiếp xúc với các nốt ban, mụn nước. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ bé lây nhiễm bệnh từ người mẹ. Nếu như phát hiện các dấu hiệu nghi nhiễm thủy đậu ở trẻ, bạn nên đưa bé đi kiểm tra và điều trị sớm, tránh trường hợp bệnh phát triển nghiêm trọng.
4. Bí quyết ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh thủy đậu từ mẹ sang con
Để bảo vệ sức khỏe cho bé, người mẹ nên “bỏ túi” một vài bí quyết dưới đây nếu cho con bú trong khi đang mắc bệnh thủy đậu. Tốt nhất, chúng ta nên hạn chế để mẹ và bé tiếp xúc với nhau, có thể vắt sữa ra bình và cho con bú bình. Đây là cách tốt nhất, bé vừa được bú sữa mẹ, vừa không phải tiếp xúc trực tiếp với người mẹ bị thủy đậu.
Trong thời gian này, mẹ hãy cố gắng không nói chuyện với con quá nhiều, bởi vì những giọt bắn từ miệng có thể là nguyên nhân lây truyền bệnh sang em bé. Khi phải cho con bú, người phụ nữ có thể đeo khẩu trang, cố gắng không để bé chạm vào nốt ban đỏ, mụn nước,…
Cuối cùng các bác sĩ khuyến khích người mẹ nên ngủ riêng khi đang bị thủy đậu để giảm thiểu khả năng lây bệnh sang cho con nhỏ.
Tốt nhất bạn nên vắt sữa ra bình thay vì cho trẻ nhỏ bú sữa mẹ trực tiếp
5. Chăm sóc người phụ nữ mắc bệnh thủy đậu
Bên cạnh thắc mắc mẹ mắc thủy đậu cho con bú có an toàn không, chúng ta nên nắm được một vài bí quyết chăm sóc người phụ nữ nhiễm bệnh, giúp họ mong chóng khỏi. Đối với bệnh nhân thủy đậu, việc giữ gìn cơ thể sạch sẽ là điều cực kỳ quan trọng, hạn chế sự lây lan của mụn nước sang các vùng da xung quanh và lây truyền cho mọi người. Tốt nhất bạn hãy vệ sinh thật sạch sẽ, tắm bằng nước ấm.
Thủy đậu có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy bệnh nhân nên kết hợp chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ và ăn uống đầy đủ chất. Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ góp phần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện tình trạng sức khỏe nhanh chóng. Đồng thời, chúng cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ bệnh nhân đối mặt với các biến chứng không mong muốn.
Đặc biệt, các bác sĩ khuyên bệnh nhân tuyệt đối không chạm, gãi ở các nốt ban đỏ, mụn nước. Việc làm này chỉ khiến tình trạng bệnh tệ và lâu bình phục hơn nhiều.
Bệnh nhân thủy đậu nên bổ sung vitamin C cho cơ thể
Chắc hẳn mọi người đã yên tâm phần nào khi mẹ mắc thủy đậu cho con bú, chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc giữa bé với mẹ là ổn. Nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ ở em bé, chúng ta nên cho con đi kiểm tra và điều trị sớm. Bởi vì sức đề kháng của bé còn yếu và dễ gặp phải biến chứng.