Cảnh giác biến chứng nguy hiểm của bệnh Zona thần kinh | Medlatec

Cảnh giác biến chứng nguy hiểm của bệnh Zona thần kinh

Ngày 27/04/2021 BS Lê Thị Lan Anh - Chuyên khoa Da liễu

Nhiều người bị bệnh Zona thần kinh thường nghĩ rằng đây chỉ là bệnh ngoài da đơn giản nên không đi khám, tự mua thuốc dùng tại nhà mà không biết rằng nếu không điều trị đúng, bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.


14/10/2020 | Bác sĩ điểm danh 6 biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh
22/08/2020 | Cách chữa bệnh zona thần kinh biến chứng hiệu quả nhất
22/08/2020 | Biến chứng bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không?
22/08/2020 | Biểu hiện bệnh zona thần kinh và cách điều trị hiệu quả

Zona thần kinh gây đau đớn cho người bệnh

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) MEDLATEC vừa tiếp nhận một trường hợp, bệnh nhân T.V.T, 40 tuổi ở Hà Nội tới khám trong tình trạng đau nhức vùng hạ sườn trái kèm theo xuất hiện các nốt sẩn đỏ tập trung thành từng đám.

Người bệnh cho biết trước đó 3 ngày khi thấy cảm giác đau rát, châm chích vùng da trên sườn trái nghĩ do côn trùng đốt nên chỉ ra quầy mua thuốc bôi nhưng không khỏi, nốt sẩn đỏ càng lan rộng, đau nhói, đau giật tăng dần mới đi khám.

Hình ảnh bệnh nhân bị Zona thần kinh

Hình ảnh bệnh nhân bị zona thần kinh

Tại đây, sau quá trình thăm khám và làm xét nghiệm, kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị Zona thần kinh vùng hạ sườn - lưng (T) được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú và hẹn tái khám.

Bác sĩ Lê Thị Lan Anh - Chuyên khoa Da liễu, người trực tiếp khám cho bệnh nhân chia sẻ: Zona thần kinh là bệnh do virus Varicella Zoster cũng chính là tác nhân gây bệnh Thủy đậu gây nên. Một người bị bệnh thủy đậu, sau khi khỏi bệnh, virus đi vào các hạch thần kinh giao cảm và tiềm ẩn trong đó nhiều năm. Khi cơ thể suy yếu, virus được tái hoạt hóa theo các dây thần kinh cảm giác gây bệnh Zona thần kinh.

Một người bị bệnh Zona có thể lây nhiễm virus Varicella Zoster cho những người mà trước đây không mắc bệnh thủy đậu qua nước bọt hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương hoặc dịch vết loét khi dùng chung khăn mặt, khăn tắm. Khi mụn nước đã khô, bệnh sẽ không còn khả năng lây nhiễm. Nhưng thay vì bị Zona, những người này sẽ mắc bệnh thuỷ đậu. Còn người đã mắc bệnh thuỷ đậu sẽ không bị nhiễm bệnh Zona từ người khác.

Triệu trứng bệnh Zona thần kinh

Bác sĩ Lan Anh nhấn mạnh: Zona thần kinh vào giai đoạn đầu khi xuất hiện tổn thương trên da rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da liễu thông thường khác chính vì vậy nhiều người chủ quan không đi khám đến khi bệnh tiến triển nặng thì việc điều trị rất khó khăn. Do vậy, khi có những dấu hiệu bất thường, người dân nên tới khám tại các cơ sở y tế uy tín thay vì bỏ qua hay tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Các triệu chứng thường gặp nhất là cảm giác ngứa, căng, bỏng rát, đau nhức dấm dứt hoặc đau sâu, đau nhói khu trú tại một vùng da ở một bên cơ thể kèm theo đau đầu, mệt mỏi… Khoảng 3-5 ngày sau, xuất hiện ban đỏ, sần, hình tròn, bầu dục, nổi dọc theo dây thần kinh, rải rác hoặc thành cụm tạo thành vệt dài trên da.

Triệu chứng bệnh Zona thần kinh: Ban đỏ, sần, hình tròn, bầu dục, nổi dọc theo dây thần kinh, rải rác hoặc thành cụm tạo thành vệt dài trên da.

Triệu chứng bệnh Zona thần kinh: Ban đỏ, sần, hình tròn, bầu dục, nổi dọc theo dây thần kinh, rải rác hoặc thành cụm tạo thành vệt dài trên da.

Khi bệnh tiến triển, sẽ xuất hiện mụn nước, tập trung thành từng đám, mảng ranh giới rõ, căng, khó vỡ. Về sau mụn to dần, hóa mủ, loét, vỡ và bắt đầu chảy nước. Cuối cùng, bề mặt da khô đi, đóng vảy và để lại sẹo. Quá trình này diễn ra trong khoảng từ 2-3 tuần từ khi nhiễm bệnh cho đến khi khỏi. Sau khi khỏi một thời gian ngắn, thi thoảng người bệnh vẫn cảm thấy đau tại vùng da phát bệnh.

Biến chứng của bệnh Zona

Người có sức đề kháng kém, bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng các hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc ức chế miễn dịch,... là những người có nguy cơ cao bị bệnh và nếu không được điều trị đúng cách dễ gặp những biến chứng như:

- Đau dây thần kinh sau zona, nhất là ở người cao tuổi. Các cơn đau đôi khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành. 

- Bội nhiễm da, tạo thành mụn mủ loét sâu, viêm màng não, viêm tụy cắt ngang, xuất huyết giảm tiểu cầu... do điều trị bệnh muộn và sai cách. 

- Nguy hiểm hơn khi zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc trên mặt, trong miệng và mắt, tổn thương vào dây thần kinh thị giác gây mù mắt, hoặc tấn công vào tai làm giảm thính lực.

- Dị tật ở thai nhi: Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh zona thần kinh có thể ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Cách phòng bệnh hiệu quả

Để phòng bệnh Zona thần kinh, mọi người cần

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức đề kháng, chống lại sự tấn công của virus gây bệnh;

- Tiêm vắc xin vắc xin ngừa Thủy đậu cũng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh;

Tiêm vắc xin ngừa Thủy đậu cũng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc Zona thần kinh.

Tiêm vắc xin ngừa Thủy đậu cũng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc Zona thần kinh.

- Dự phòng ở người giảm miễn dịch và mắc bệnh lý mạn tính: Dùng thuốc kháng virus liều thấp trước khi dùng các thuốc ức chế miễn dịch;

- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan;

- Khi đã bị bệnh người bệnh cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế chà sát mạnh lên vùng da bị bệnh và cần tới khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị thuốc kháng virus sớm, dự phòng và kiểm soát các biến chứng.

BVĐK MEDLATEC là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chất lượng, với đội ngũ bác sĩ chuyên Khoa Da liễu chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và hết lòng vì người bệnh.

Nếu có bất kì thắc mắc về bệnh zona thần kinh hoặc cần tư vấn về vấn đề sức khỏe, bạn hãy gọi tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp