Đừng chủ quan với các triệu chứng khó thở khi nằm | Medlatec

Đừng chủ quan với các triệu chứng khó thở khi nằm

Quá trình vận động mạnh hoặc tâm lý có thể khiến nhiều người bị khó thở khi nằm. Tuy nhiên, đôi khi trong một số trường hợp thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong. Vậy khó thở mỗi khi nằm nói lên điều gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài chia sẻ sau đây.


22/12/2021 | Chuyên gia giải đáp: Khó thở kèm hụt hơi là dấu hiệu bệnh gì?
12/10/2021 | Cần tìm lời khuyên: Khó thở khi bị trào ngược dạ dày có sao không?
15/04/2021 | Đừng chủ quan nếu đang gặp phải tình trạng khó thở về đêm

1. Yếu tố nào khiến người bình thường bị khó thở khi nằm? 

Người bị khó thở khi nằm sẽ có hiện tượng cố gắng thở để lấy nhiều không khí, hơi thở trở nên nặng nề, nhất là lúc nằm ngửa. Nhiều người quan niệm đây chỉ là biểu hiện thông thường của cơ thể nên có xu hướng chủ quan và hay bỏ qua. 

Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn đúng vì trong những trường hợp nhất định, khó thở khi nằm cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.

Khó thở khi nằm có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm  

Khó thở khi nằm có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm  

Có thể điểm qua một số lý do dẫn đến tình trạng người bình thường bị khó thở khi nằm dưới đây.

Quá trình vận động quá sức

Sau khi vận động nhiều, cơ thể bạn thường có xu hướng muốn nằm xuống để nghỉ ngơi và xảy ra hiện tượng khó thở. Khi bạn vận động liên tục và quá nhiều thì cơ thể không kịp lấy O2 dẫn đến mất sức và thở bằng miệng. 

Khi đó, lượng khí O2 đi vào cơ thể sẽ thiếu độ ẩm nên bị khô, gây ra những cơn co thắt phế quản và khó khăn trong việc hô hấp. Đồng thời, sau khi vận động xong và bạn nằm ngay sẽ dẫn đến hơi thở trở nên dồn dập. Tình trạng này không quá nguy hiểm vì có thể tự hết sau khi cơ thể lấy lại sức và cân bằng được lượng nước bị mất.

Nằm ngay khi mới ăn xong 

Thức ăn sau khi vào cơ thể thì cần phải có một khoảng thời gian nhất định để tiêu hoá. Do đó mà thói quen nằm ngay sau khi ăn xong sẽ khiến thức ăn chưa tiêu hoá kịp trào lên thực quản, chèn ép đường thở và dẫn đến tình trạng khó thở. 

Thừa cân, béo phì 

Những người bị béo phì sẽ tạo áp lực lên phổi và cơ hoành khiến bệnh nhân thấy khó thở khi nằm. Không những vậy, sau khi vận động hoặc ăn quá no người béo phì thì cũng dễ xuất hiện tình trạng khó thở. Ngoài ra, mặc đồ quá bó sát cũng có thể là tác nhân gây ra hiện tượng bị khó thở khi nằm. 

Tâm lý 

Khi cơ thể trong tình trạng căng thẳng và mệt mỏi cũng có thể bị khó thở khi nằm. Điều này đôi khi khiến người bị trở nên hoang mang, lo lắng nhiều khiến cho triệu chứng khó thở kéo dài.

Tâm lý căng thẳng khiến nhiều người có biểu hiện mệt mỏi và khó thở khi nằm

Tâm lý căng thẳng khiến nhiều người có biểu hiện mệt mỏi và khó thở khi nằm

2. Bị khó thở khi nằm cảnh báo điều gì? 

Không chỉ do những nguyên nhân phổ biến nói trên mà hiện tượng khó thở khi nằm đôi khi còn cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm mà bất kỳ ai cũng cần phải biết.

Suy tim 

Bệnh nhân suy tim thường xuyên bị khó thở khi nằm đi kèm chứng hay thức giấc vào ban đêm. Không những vậy, kể cả những lúc bình thường, không vận động nhiều vẫn thường xuyên thấy thở khó khăn. Suy tim là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể gây tử vong đột ngột nên cần phải được điều trị đúng cách. 

Hen suyễn 

Những bệnh nhân bị hen suyễn không loại trừ khả năng xuất hiện triệu chứng khó thở mỗi khi nằm. Khi niêm mạc đường hô hấp bị viêm dẫn đến tình trạng phù nề kết hợp với dịch nhầy tiết ra nhiều gây cản trở hoạt động thở. Đặc biệt là lúc nằm, dịch có xu hướng trào lên cùng với sự thiếu hụt khí O2 khiến bệnh nhân thấy khó thở, nhịp thở nhanh, dồn dập. 

Hội chứng ngưng thở khi nằm 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ (SAS - Sleep Apnea Syndrome) là hiện tượng hoạt động thở bị dừng lại nhiều lần trong khi ngủ do tắc nghẽn đường thở hoặc các cơ liên sườn, cơ hoành không làm việc. 

Khi đó, người bệnh sẽ có các biểu hiện như khó thở khi nằm, đau đầu vào buổi sáng, ngáy to, nhiều lần dừng thở trong lúc ngủ, giảm trí nhớ, mất tập trung và buồn ngủ nhiều vào ban ngày. 

Bị khó thở khi nằm có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ngưng thở khi ngủ

Bị khó thở khi nằm có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ngưng thở khi ngủ

Bệnh lý đường hô hấp 

Bị khó thở khi nằm có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về đường hô hấp trong đó có viêm phổi, viêm mũi, viêm xoang,… Sự tích tụ quá nhiều dịch ở mũi hay phổi sẽ khiến người bệnh thấy khó thở, đặc biệt là lúc nằm ngửa. 

Rối loạn hệ thống miễn dịch 

Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn miễn dịch sẽ gây ra những tác động đến hệ thần kinh ngoại biên. Đồng thời, hệ thần kinh cơ khi bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động co giãn lồng ngực hoặc hoạt động của cơ hoành. Do đó mà người bị rối loạn miễn dịch sẽ xuất hiện triệu chứng khó thở mỗi khi nằm. 

3. Cách làm giảm nhanh chóng triệu chứng khó thở khi nằm 

Với những nguyên nhân gây khó thở khi nằm xuất phát từ bệnh lý thì bạn có thể khắc phục nhanh chóng bằng cách sau: 

  • Nếu bạn đang nằm và thấy khó thở thì từ từ ngồi dậy sau đó hít thở thật sâu để cân bằng lại lượng khí cho cơ thể. 

  • Hạn chế việc vận động hay tập thể dục quá sức, sau khi luyện tập thì nên đi bộ, hít thở sâu. 

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, tránh những nơi có nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá và loại bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

  • Thực hiện các bài tập hít thở mỗi ngày từ 15 - 20 phút. 

  • Không ăn quá no, không chạy nhảy hoặc nằm ngay sau khi mới ăn xong. 

Mặc dù bị khó thở khi nằm là biểu hiện thông thường có thể gặp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhưng trong một số trường hợp không rõ nguyên nhân từ đâu thì bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Hầu hết những trường hợp khó thở khi nằm do sức khỏe có vấn đề đều do các bệnh lý nguy hiểm. 

Sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn yên tâm hơn về các vấn đề sức khỏe

Sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn yên tâm hơn về các vấn đề sức khỏe 

Nếu bạn muốn hỏi ý kiến bác sĩ về những trường hợp bị khó thở khi nằm của mình thì có thể liên hệ với Khoa Hô hấp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua hotline: 1900 56 56 56. Bệnh viện đã có hơn 26 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hội tụ đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia giỏi về chuyên môn và tận tâm với nghề. Cùng với hệ thống trang thiết bị máy móc đạt chuẩn, tân tiến, đảm bảo mang lại cho khách hàng chất lượng phục vụ tốt nhất. Với những lợi thế trên, MEDLATEC tự hào là nơi mà khách hàng có thể đặt trọn niềm tin khi sử dụng bất kỳ dịch vụ y tế nào. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp