Phần lớn trẻ sơ sinh có thể gặp ít nhất một lần thở khò khè trong 1 năm đầu đời. Nhưng đối với người lớn, tình trạng này lại không phổ biến và nó rất có thể là nguyên nhân từ bệnh lý. Vậy những nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn là gì, cách khắc phục như thế nào?
25/03/2021 | Góc giải đáp: Trẻ sơ sinh thở khò khè phải làm sao? 23/03/2021 | Vì sao trẻ sơ sinh thở khò khè? Cách khắc phục như thế nào? 23/03/2021 | Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi có nguy hiểm không?
1. Nhận biết dấu hiệu thở khò khè ở người lớn
Đối với nhiều bệnh lý, việc nhận biết dấu hiệu bệnh sẽ khá khó khăn. Tình trạng ho, thở khò khè, có đờm, khó thở ở người lớn có thể nhận biết được trên lâm sàng, nhưng không phải dễ dàng có nhiều trường hợp khó nhận biết.
Nhiều nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn
Người bệnh cảm nhận khá rõ sự mệt mỏi khi thở, thở nặng nhọc, đôi nghi nghe giống như tiếng huýt sáo nhỏ. Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi thở ra giống tiếng ngáy. Hiện tượng thở khò khè, khó thở sẽ càng trở nên rõ ràng hơn khi người bệnh nằm xuống.
Người bệnh sẽ cảm thấy rất rõ đường thở của họ bị khô và đôi khi xuất hiện cơn thở dốc, khó thở vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Thậm chí nhiều trường hợp bệnh nhân phải há miệng để thở vì đây là cách khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn.
2. Những nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn
Tình trạng thở khò khè ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Hen suyễn
Hen suyễn tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí ở phổi. Các dấu hiệu của bệnh bao gồm thở khò khè, tình trạng tức ngực, thở nhanh và ho. Khi ống phế quản của người bệnh bị viêm dẫn đến hiện tượng hẹp đường hô hấp vì thể người bệnh xuất hiện thở khò khè. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh hen suyễn nhưng bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị thích hợp, chẳng hạn như khám định kỳ và tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ.
Thở khò khè do bệnh hen suyễn
Hút thuốc
Trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại. Hút thuốc lá là một thói quen xấu và nó có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Thói quen hút thuốc cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thở khò khè. Bên cạnh đó, một số hóa chất khác cũng có thể gây co thắt đường thở.
Người thường xuyên hút thuốc có thể gặp phải chứng phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi đó, các phế nang của người bệnh bị tổn thương, đường thở gặp nhiều hạn chế, gây ho, khó thở và thở khò khè rất khó chịu và mệt mỏi.
Các bệnh về phổi
Những bệnh về phổi được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thở khò khè ở người lớn. Hiện tượng tăng tiết nhầy, viêm hay tổn thương ở phổi đều là những nguyên nhân khiến cho đường thở của bệnh nhân bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp và cuối cùng sẽ xảy ra hiện tượng thở khò khè.
Viêm phế quản: Khi xảy ra tình trạng viêm hoặc sưng ống phế quản, đường dẫn khí giữa miệng, mũi và phổi cũng sẽ làm tăng nguy cơ gây thở khò khè. Những nguyên nhân gây ra có thể là môi trường bị ô nhiễm, khói bụi hoặc các virus đơn bào hô hấp,…
Đối với những bệnh nhân mắc viêm phổi, bên cạnh triệu chứng thở khò khè, người bệnh có thể kèm theo tình trạng sốt cao, ớn lạnh, ho, khó thở. Bệnh viêm phổi thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu điều trị sớm và đúng cách thì bệnh nhân hoàn toàn có thể nhanh chóng hồi phục.
Bệnh tim
Những tiếng thở khò khè của trẻ thường do những vấn đề ở đường hô hấp dưới gây ra. Tuy nhiên, khò khè cũng có thể là do biến chứng bệnh tim mạch gây ra. Vì thế khi bị thở khò khè thì cần phải kiểm tra kỹ.
Bệnh tim cũng có thể gây ra tình trạng thở khò khè
3. Có nên tự điều trị triệu chứng thở khò khè ở người lớn hay không?
Những thông tin phía trên cho bạn thấy rằng, triệu chứng thở khò khè ở người lớn thường xuất phát từ những vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh hen suyễn, bệnh viêm phổi, bệnh tim,… Vì thế, bạn không nên chủ quan.
Nếu nhận thấy biểu hiện bất thường nên đi khám càng sớm càng tốt
Việc tự đoán bệnh và điều trị tại nhà không những không làm cho tình trạng bệnh thuyên giảm mà còn khiến sức khỏe gặp phải những rủi ro không đáng có. Hơn nữa, nếu để lâu, bệnh sẽ tăng nguy cơ biến chứng. Đối với bệnh hen suyễn, nếu không phát hiện sớm và kiểm soát, một cơn hen khó thở đến đột ngột cũng có thể khiến bệnh nhân bị nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm phế quản sẽ chuyển sang thể mạn tính. Bên cạnh đó, bệnh phổi tắc nghẽn COPD cũng có thể gây đột tử nếu không phát hiện và điều trị sớm.
Vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả, người bệnh hoàn toàn có thể được hồi phục nhanh và sống khỏe mạnh. Ủ bệnh càng lâu thì càng khó điều trị hơn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là một địa chỉ y tế được người dân thủ đô và nhiều tỉnh thành miền bắc tin tưởng lựa chọn. Ngoài trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, bệnh viện luôn tự hào về đội ngũ bác sĩ không chỉ chuyên môn cao mà luôn hết mình với người bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh viện đã triển khai nhiều gói khám phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Đặc biệt việc liên kết hợp tác với các hãng bảo hiểm uy tín cũng là một ưu điểm của bệnh viện. Tới MEDLATEC bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.
Nếu cần được tư vấn, bạn đừng chần chừ. Hãy nhấc máy và gọi đến cho chúng tôi theo số 1900565656, các chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.