Một trong những biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải trong quá trình chữa bệnh chính là dị ứng thuốc. Tùy vào mức độ dị ứng mà các triệu chứng cơ thể ở bệnh nhân sẽ khác nhau, điển hình như tổn thương niêm mạc, nổi ban hoặc nặng hơn là gây tổn thương cơ quan nội tạng. Vậy bệnh nhân bị dị ứng thuốc khi nào cần đến viện?
17/11/2021 | Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị dị ứng thức ăn 12/11/2021 | Dị ứng thực phẩm khi mang thai: dấu hiệu và cách phòng tránh 05/11/2021 | Viêm da dị ứng tắm lá gì để bệnh nhanh khỏi? 29/10/2021 | Dị ứng thời tiết kiêng gì - 4 việc nhất định phải tránh
1. Dị ứng thuốc là gì?
Trước khi giải đáp dị ứng thuốc khi nào cần đến viện, chúng ta nên tìm hiểu dị ứng thuốc là gì? Dị ứng thuốc là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với loại thuốc được tiếp xúc hoặc sử dụng. Các phản ứng này có thể nhẹ hoặc dữ dội tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người. Trường hợp dị ứng thuốc có thể xảy ra ở bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc chích, uống hoặc thoa ngoài vùng da, thuốc hít, khí dung,...
Dị ứng thuốc là gì? Dị ứng thuốc có nguy hiểm không?
Nhiều bệnh nhân cho rằng việc dị ứng thuốc có thể xảy ra do liều lượng sử dụng quá nhiều nhưng đó lại là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Thực tế, tình trạng này chỉ xảy ra cơ địa bệnh nhân bị dị ứng với một thành phần nào đó trong thuốc nên khi sử dụng cơ thể sẽ phản ứng lại. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị dị ứng khi sử dụng bất kể loại thuốc nào, kể cả vitamin. Đối với những trường hợp dị ứng nặng, bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Một số loại thuốc thường gây dị ứng cho bệnh nhân như thuốc kháng sinh, thuốc gây tê, vitamin dạng tiêm, thuốc giãn cơ, thuốc có chứa Paracetamol, thuốc ngủ,... Một vài nghiên cứu cho thấy dị ứng thuốc có thể di truyền từ ba mẹ sang con cái với xác suất 50%. Tức nếu ba mẹ dị ứng thuốc thì người con có 50% nguy cơ cũng bị dị ứng với cùng nguyên nhân của ba mẹ.
2. Các triệu chứng khi bị dị ứng thuốc
Tùy vào cơ địa của mỗi người mà mức độ dị ứng thuốc sẽ khác nhau. Do đó các biểu hiện khi cơ thể tiếp xúc hoặc sử dụng phải thuốc gây dị ứng ở mỗi bệnh nhân sẽ có sự khác biệt. Vậy các triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng thuốc là gì? Dị ứng thuốc khi nào cần đến viện? Để giúp bạn đọc dễ dàng nhận biết được tình trạng cơ thể dị ứng, sau đây là một số chia sẻ chi tiết về các biểu hiện của bệnh:
2.1. Phát ban đỏ, nổi mẩn
Bệnh nhân dễ dàng nhận thấy những vết ban sẩn, nổi mẩn, ban dạng sởi xuất hiện trên da tạo thành từng mảng và gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân đã sử dụng thuốc khoảng 1 tuần và kéo dài đến vài tuần.
Cơ thể xuất hiện nhiều vết ban sẩn gây khó chịu
2.2. Nổi mề đay
Đây là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân ở bất kỳ trường hợp dị ứng nhẹ hoặc nặng. Biểu hiện này thường xuất hiện sau khi người bệnh sử dụng thuốc có chứa thành phần dị ứng với cơ thể khoảng 5 - 10 phút hoặc cũng có thể vài ngày, phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Với những trường hợp nặng, ngoài nổi mề đay thì bệnh nhân còn chóng mặt, đau bụng, mệt mỏi, đau khớp, phát sốt,... Một số loại thuốc thường gây mề đay gồm vacxin, kháng sinh, NSAID và huyết thanh.
2.3. Hồng ban đa dạng kèm theo bọng nước
Những bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng hồng ban đa dạng kèm bọng nước thường được chẩn đoán bị dị ứng nặng. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy nóng ran, ngứa ngáy, mệt mỏi, nổi ban đỏ kèm theo bọng nước ở những vùng da như bộ phận sinh dục, mắt, họng, miệng. Theo thời gian, các ban nước có thể phát triển gây ra tình trạng viêm loét hoặc nghiêm trọng hơn là hoại tử niêm mạc ở những vùng da đó.
2.4. Phù Quincke
Triệu chứng phù Quincke được mô tả là tình trạng sưng phù cục bộ ở phần dưới da khiến người bệnh cảm thấy ngứa, đau nhức và thường được ví như mề đay khổng lồ. Tuy nhiên, triệu chứng này thường chỉ xuất hiện ở những vùng da mỏng như bụng, môi, xung quanh mắt, bộ phận sinh dục và các chi. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy buồn nôn, đau đầu, hai mí mắt sưng to, ho khan, khó thở, sắc da tím tái, thiếu máu. Nếu tình trạng này kéo dài và không được chữa trị có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó thở
2.5. Hoại tử thượng bì nhiễm độc
Hoại tử thượng bì nhiễm độc hay còn gọi là hội chứng Lyell và được xem là một trong số những biểu hiện cho thấy tình trạng dị ứng thuốc nặng. Thông thường, triệu chứng sẽ nảy sinh sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc có chứa thành phần dị ứng khoảng vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần. Một số triệu chứng có thể kèm theo gồm sốt cao, mệt mỏi, phát ngứa, mất ngủ, nổi mảng đỏ, lớp thượng bì tách khỏi da,...
3. Vậy dị ứng thuốc khi nào cần đến viện để điều trị?
Theo bác sĩ, với những trường hợp dị ứng nhẹ, các triệu chứng của bệnh có thể tự hết sau vài giờ hoặc vài ngày ngưng sử dụng các loại thuốc đang bôi, tiêm hoặc uống. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân nhận thấy các biểu hiện của bệnh không thuyên giảm và ngày một nặng nề hơn thì cần đi thăm khám để được điều trị bệnh kịp thời. Vậy dị ứng thuốc khi nào cần đến viện? Khi người bệnh nhận thấy những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng sau đây cần đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ thăm khám và can thiệp kịp thời, cụ thể gồm:
-
Người bệnh gặp khó khăn khi nói, giọng khàn, khí phế quản bị co thắt khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, thở khò khè.
-
Tình trạng phù nề thanh quản khiến bệnh nhân ngứa cổ họng hoặc thở khò khè nêu phản ứng mạnh.
-
Bệnh nhân bị sưng vùng cổ họng, lưỡi, môi kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn ói và đau bụng.
Người bệnh có triệu chứng mất ý thức dần
-
Người bệnh cảm thấy chóng mặt, mạch đập nhanh, nhịp tim tăng cao và dần dần xuất hiện triệu chứng mất ý thức.
-
Huyết áp của bệnh nhân giảm dần, phát ban toàn thân, cảm giác ngứa ngáy nhiều, đau đầu, sốt cao, tức ngực, tiêu chảy.
-
Các triệu sốc phản vệ.
4. Giải pháp phòng ngừa dị ứng thuốc
Ngoài việc thắc mắc dị ứng thuốc khi nào cần đến viện thì bạn đọc còn muốn tìm hiểu những giải pháp giúp giảm thiểu nguy cơ bị dị ứng với thuốc. Thực tế, dị ứng thuốc thường chỉ phát hiện khi cơ thể xuất hiện triệu chứng phản ứng. Đồng thời, những lần dị ứng sau thường nghiêm trọng hơn so với lần đầu. Ngoài ra, những loại thuốc chống dị ứng hoàn toàn không thể lạm dụng mà chỉ mang tính chất tạm thời. Vì thế, cách phòng ngừa dị ứng thuốc tốt nhất là mọi người chủ động dự phòng bằng những quy tắc dưới đây:
-
Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc, sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Nhiều bệnh nhân mua theo toa thuốc của người khác để tự điều trị bệnh cho mình nhưng tình trạng sức khỏe, cơ địa mỗi người khác nhau nên việc đó là không nên.
-
Chỉ sử dụng những thuốc do bác sĩ kê toa, đồng thời dùng đúng liều mà bác sĩ chỉ định.
Không sử dụng những loại thuốc từng gây dị ứng
-
Với những trường hợp dùng thuốc và bị dị ứng thì tuyệt đối không sử dụng lại loại thuốc đó.
-
Khi đi thăm khám, bệnh nhân cần báo cho bác sĩ biết những loại thuốc mà cơ thể từng bị dị ứng để bác sĩ thay thế những loại thuốc khác có cùng công dụng nhưng không chứa thành phần gây dị ứng với cơ thể.
Với bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về những triệu chứng cơ thể do tình trạng dị ứng thuốc gây ra. Đồng thời, mọi người cũng xác định được dị ứng thuốc khi nào cần đến viện để điều trị sớm, phòng ngừa những tình huống xấu có thể xảy ra.