Dị ứng thực phẩm khi mang thai: dấu hiệu và cách phòng tránh | Medlatec

Dị ứng thực phẩm khi mang thai: dấu hiệu và cách phòng tránh

Hơn 9 tháng thai kỳ là thời gian đặc biệt quan trọng, cơ thể mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi và cần phải chăm sóc, gìn giữ sức khỏe cẩn thận hơn bình thường. Trong đó, dị ứng thực phẩm khi mang thai có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai. Vậy dấu hiệu nhận biết dị ứng thực phẩm là gì và cách phòng tránh như thế nào?


05/11/2021 | Viêm da dị ứng tắm lá gì để bệnh nhanh khỏi?
28/10/2021 | Những cách chống dị ứng hiệu quả, an toàn ngay tại nhà
23/10/2021 | Xử trí như thế nào khi bị viêm da dị ứng cơ địa?

1. Dấu hiệu dị ứng thực phẩm khi mang thai

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm, kể cả phụ nữ mang thai hay người bình thường. Thực chất dị ứng là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch chống lại dị nguyên trong thực phẩm và hình thành kháng thể gọi là protein miễn dịch IgE.

Dị ứng thực phẩm khi mang thai nguy hiểm hơn với sức khỏe của mẹ và bé

Dị ứng thực phẩm khi mang thai nguy hiểm hơn với sức khỏe của mẹ và bé

Các phản ứng miễn dịch chống lại dị ứng thực phẩm sẽ sinh ra histamin gây ảnh hưởng trực tiếp tới bộ phận tiếp xúc như:

  • Dị ứng hô hấp: Khi histamin được sinh ra ở miệng, mũi khi cơ quan này tiếp xúc với dị nguyên có trong thực phẩm sẽ gây sưng miệng, khó thở, khó nuốt thức ăn,… 

  • Dị ứng ruột: Histamin sinh ra ở ruột sẽ gây tiêu chảy, thổ tả, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa,…

  • Dị ứng ở da: Histamin sinh ra ở da sẽ gây nên các vết mẩn đỏ, ngứa, mụn nước,…

Đôi khi, tình trạng phản ứng dị ứng quá mạnh sẽ khiến cho không chỉ cơ quan tiếp xúc chịu ảnh hưởng mà còn gây ra các triệu chứng tại nhiều cơ quan cùng lúc. Tình trạng này gọi là phản vệ rất nguy hiểm và cần phải được cấp cứu kịp thời trước khi tiến triển nặng hơn.

Tùy vào cơ địa từng người mà phản ứng dị ứng sẽ xuất hiện khi khi ăn các thực phẩm gây dị ứng hoặc tiếp xúc với các dị nguyên ngoài môi trường qua da hay qua đường thở,.... Phụ nữ mang thai bị dị ứng thực phẩm có thể là mới bị hoặc đã có tiền sử dị ứng trước đó,...

Dị ứng thực phẩm khi mang thai tùy cơ địa của từng mẹ bầu

Dị ứng thực phẩm khi mang thai tùy cơ địa của từng mẹ bầu

Có nhiều loại thực phẩm có thể gây dị ứng và phụ nữ mang thai dị ứng với loại thực phẩm nào tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Có một số thực phẩm thường gặp tình trạng dị ứng như: thực phẩm lên men, rượu vang đỏ, các loại cá, tôm hoặc hải sản, thực phẩm giàu đạm, chocolate, sữa, trứng, đậu phộng,…

2. Dị ứng thực phẩm khi mang thai có nguy hiểm không?

Dị ứng nói chung và dị ứng thực phẩm nói riêng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và có thể ảnh hưởng tới cả sự phát triển của thai nhi. Tùy theo mức độ dị ứng cũng như biện pháp điều trị mà ảnh hưởng của dị ứng khi mang thai có thể được kiểm soát hoặc dẫn đến sảy thai, sinh non, dị dạng thai nhi,… 

Ngoài ra, mẹ bầu bị dị ứng khi mang thai không kiểm soát tốt có khả năng sẽ lây truyền sang cho thai nhi thông qua nhau thai. Cơ chế dị ứng sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển, tăng trưởng, phát dục hoặc hoàn thiện các cơ quan như: phổi, phế quản, tim,… Nguy hiểm hơn là nhiều trường hợp dị ứng thực phẩm nhưng biểu hiện bên ngoài không rõ ràng nên không nhận biết và điều trị sớm.

Như vậy, dị ứng thực phẩm khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh, chậm phát triển hoặc sinh non nên phát hiện điều trị và phòng ngừa là rất quan trọng. 

Với các trường hợp dị ứng thực phẩm nghiêm trọng, có các dấu hiệu sau cần đưa mẹ bầu đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy nhiều dẫn đến mất nước.

  • Phù nề niêm mạc họng, thanh quản, khí-phế quản gây khó thở, thở nhanh, thở rít.

  • Phù mặt, môi.

  • Tim đập nhanh, tụt huyết áp.

  • Rối loạn tri giác, rối loạn nhận thức.

Các dấu hiệu trên cho thấy dị ứng thực phẩm có thể đã tiến triển nặng thành sốc phản vệ gây nguy hiểm cho thai và tính mạng của mẹ. Hãy thông báo cho bác sĩ về thực phẩm bạn nghi ngờ là nguyên nhân gây dị ứng.

Cẩn thận triệu chứng dị ứng nặng, nôn mửa kéo dài do dị ứng thực phẩm

Cẩn thận triệu chứng dị ứng nặng, nôn mửa kéo dài do dị ứng thực phẩm

3. Cách phòng tránh dị ứng thực phẩm khi mang thai

Dị ứng thực phẩm có thể gặp phải bất cứ lúc nào ở những mẹ bầu có cơ địa dị ứng không may ăn phải thực phẩm chứa dị nguyên. Vì thế, để bảo vệ thai nhi và sự phát triển khỏe mạnh của thai, hãy phòng tránh tình trạng này bằng những cách sau:

3.1. Hạn chế dùng thực phẩm từng gây dị ứng

Hầu hết các trường hợp dị ứng thực phẩm ở mẹ bầu đã có tiền sử dị ứng trước đó khi không mang thai. Tuy nhiên mang thai làm thay đổi nội tiết tố và miễn dịch nên thường khiến phản ứng dị ứng nặng hơn, do đó hãy tránh xa những thực phẩm từng khiến bạn bị dị ứng.

3.2. Hạn chế dùng thực phẩm lạ

Thực phẩm lạ chưa từng sử dụng trước đây có thể gây dị ứng mà mẹ bầu không biết trước được. Do đó, thời gian này cũng nên hạn chế dùng thực phẩm lạ, nhất là thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và thành phần, chất lượng.

3.3. Tránh ăn thực phẩm đã ôi thiu, lưu trữ lâu ngày

Mẹ bầu nên nấu thức ăn tươi mới mỗi ngày, mỗi lần nấu với lượng vừa đủ để dùng hết trong ngày, tránh lưu trữ dài ngày. Thực phẩm ôi thiu hoặc lưu trữ dài ngày có thể đã biến đổi thành phần dinh dưỡng và gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa.

Mẹ bầu nên lựa chọn thực phẩm sạch, không chứa dư lượng chất bảo vệ thực vật hoặc hóa chất độc hại

Mẹ bầu nên lựa chọn thực phẩm sạch, không chứa dư lượng chất bảo vệ thực vật hoặc hóa chất độc hại

3.4. Chọn thực phẩm sạch, nấu chín kỹ thức ăn

Thực phẩm mà mẹ bầu sử dụng nên chọn là thực phẩm tươi sống, sạch, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm hoặc hóa chất độc hại. Ngoài ra, chỉ nên ăn thức ăn nấu chín kỹ, không nên dùng thực phẩm tái hoặc sống.

3.5. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp hoạt động trao đổi chất, lọc bỏ chất thải khỏi cơ thể tốt hơn, hạn chế dị ứng và các phản ứng miễn dịch. Ngoài nước lọc, mẹ bầu nên uống xen kẽ với nước ép trái cây, nước khoáng ion,… để bổ sung dinh dưỡng.

3.6. Thường xuyên luyện tập thể thao

Tập thể dục thể thao cũng rất quan trọng với mẹ bầu, song hãy chọn các bài tập nhẹ nhàng phù hợp như đi bộ, yoga,… để tăng sức đề kháng cơ thể, tránh gây động thai.

Như vậy, dị ứng thực phẩm khi mang thai xuất hiện khi mẹ bầu ăn hoặc tiếp xúc với thực phẩm chứa dị nguyên gây dị ứng. Nên tránh thực phẩm từng gây dị ứng trước đó, đi khám và điều trị sớm nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường. 

Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy của nhiều mẹ bầu với các gói chăm sóc thai sản toàn diện từ khi bắt đầu mang thai, đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.

Ngoài thăm khám định kỳ với các kỹ thuật hiện đại như siêu âm 5D, sản phụ còn được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, hợp lý bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành.

Hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 nếu cần tư vấn chi tiết hơn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp