Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh: Vấn đề mẹ không thể chủ quan | Medlatec

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh: Vấn đề mẹ không thể chủ quan

Trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ bị ảnh hưởng khi xảy ra thay đổi thời tiết, trong đó phổ biến nhất là dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh. Vậy tình trạng dị ứng có ảnh hưởng như thế nào đến làn da mỏng manh của bé, phải làm sao để giúp trẻ khắc phục và phòng ngừa dị ứng thời tiết?


08/01/2022 | Gợi ý cho mẹ cách khắc phục dị ứng thời tiết sau sinh
04/01/2022 | Dị ứng thời tiết có lây không? Nên làm gì khi bị bệnh?
04/01/2022 | Bị dị ứng thời tiết có nên tắm không và cần lưu ý vấn đề gì?
04/01/2022 | Góc tư vấn: Dị ứng thời tiết bôi thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

1. Những nguyên nhân và triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh 

Như chúng ta đã biết, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa được phát triển toàn diện và còn rất yếu nên trẻ sẽ dễ mắc bệnh hơn so với người trưởng thành. Tuy nhiên, ngoài lý do này thì sự thay đổi thời tiết cũng là một yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. 

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém nên rất dễ bị dị ứng thời tiết

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém nên rất dễ bị dị ứng thời tiết

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh

- Thời tiết thay đổi đột ngột, thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng có thể tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của trẻ. Khi đó, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất ra một lượng histamin và từ đó gây ra những phản ứng dị ứng ở trẻ.

- Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết thất thường, nhất là trong thời điểm chuyển mùa sẽ khiến cho nấm mốc, phấn hoa hay bụi bẩn phát tán mầm bệnh nhanh chóng và chính là nguyên nhân gây dị ứng. 

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh sẽ gây ra một số triệu chứng như sau: 

- Khi bị dị ứng, trẻ có thể xuất hiện một số biểu hiện như da nổi mẩn đỏ, trẻ thường xuyên bị chảy nước mũi, thường xuyên hắt hơi, ho, nghẹt mũi, mắt đỏ, đau đầu,…

- Tình trạng dị ứng kéo dài có thể do một số bệnh lý như bệnh hen suyễn, bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh eczema,…

Mẹ không nên chủ quan khi thấy bé có biểu hiện dị ứng

Mẹ không nên chủ quan khi thấy bé có biểu hiện dị ứng

- Trong trường hợp, mẹ nhận thấy bé có hiện tượng thở dốc, hụt hơi kèm theo một số dấu hiệu dị ứng thì rất có thể bé đang gặp phải cơn hen suyễn cấp tính do sự thay đổi thời tiết. 

- Cha mẹ cần lưu ý, những biểu hiện dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh khá giống với tình trạng cảm lạnh. Vì thế, cha mẹ cần tránh nhầm lẫn. 

2. Phải làm sao khi trẻ bị dị ứng thời tiết?

Các bậc phụ huynh cần biết rằng, dù thời tiết nắng nóng hay lạnh giá, hanh khô đều có thể gây ra dị ứng thời tiết và gây ra những ảnh hưởng đến làn da của bé. Dưới đây là một số gợi ý về cách chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết do điều kiện thời tiết hanh khô và nhiều gió. 

  • Đối với những trẻ bị dị ứng do thời tiết khô

+ Mẹ cần chú ý không nên kiêng tắm cho con để tránh tình trạng vi khuẩn có cơ hội khu trú và làm tổn thương da của trẻ. Mẹ nên cho con tắm trong nước ấm và tắm trong không gian kín gió. Khi tắm cho trẻ xong, mẹ cần nhanh chóng lau người cho trẻ. Lưu ý dùng khăn mềm và sạch sẽ. Ngoài ra, trong thời gian trẻ bị dị ứng mẹ cũng cần mặc cho trẻ những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu thấm hút mồ hôi.  Tuyệt đối không cho trẻ mặc những bộ đồ quá chật khiến triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng hơn. 

Nên tắm nước ấm cho trẻ ở nơi kín gió

Nên tắm nước ấm cho trẻ ở nơi kín gió

+ Sau khi tắm cho trẻ xong, mẹ có thể bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ để giúp duy trì độ ẩm trên da. Tuy nhiên, trước đó, mẹ lưu ý nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ về loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của bé. Tránh tùy tiện cho con sử dụng bất cứ loại kem nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì làn da của bé rất nhạy cảm và nếu sử dụng những loại kem bôi không phù hợp có thể khiến các triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. 

+ Khi chăm sóc cho trẻ, mẹ cần hạn chế để trẻ gãi lên vùng da bị mẩn ngứa. Việc trẻ gãi quá nhiều có thể gây trầy xước da và khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý nên thường xuyên cắt móng tay và mang bao tay cho trẻ. 

  • Đối với những trẻ bị dị ứng do thời tiết nhiều gió lạnh

+ Những trường hợp này, mẹ không nên cho trẻ ra gió, hạn chế cho trẻ ra ngoài khi thời tiết đang chuyển mùa. Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, mẹ hãy lưu ý che chắn cẩn thận, giữ ấm cho trẻ. 

+ Tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn một loại kem dưỡng da phù hợp với tình trạng dị ứng của trẻ. 

Nếu cho trẻ ra ngoài cần giữ ấm cho trẻ

Nếu cho trẻ ra ngoài cần giữ ấm cho trẻ

+ Trong quá trình trẻ bị dị ứng, mẹ cũng nên cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn để tránh tình trạng khô da đồng thời tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đối với những trẻ đã bước sang thời kỳ ăn dặm mẹ cũng cần lưu ý nhiều hơn đến chế độ ăn của bé, nên cho bé ăn nhiều dưỡng chất, đặc biệt cần bổ sung vitamin C cho bé để tăng cường sức đề kháng, giúp bé sớm cải thiện tình trạng bệnh. 

Ngoài ra, trong quá trình chế biến các món ăn cho con, mẹ cần đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước khi nấu ăn, chọn lựa nguồn thực phẩm đảm bảo, vệ sinh dụng cụ nấu ăn cho trẻ thật sạch.

+  Cha mẹ cần lưu ý, nếu thấy con có biểu hiện bất thường như ho, sổ mũi kéo dài, cơ thể trẻ mệt mỏi,… tốt nhất hãy đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và chỉ định thời gian sử dụng thuốc phù hợp.

Để phòng ngừa tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý những điều sau: 

+  Không nên cho trẻ ra ngoài trong trường hợp không cần thiết. 

+  Khi cho trẻ ra ngoài cần trang bị đầy đủ áo ấm, khăn quàng, mũ, khẩu trang để che chắn cho trẻ. 

+ Mẹ không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông vì đây là loại đồ chơi có thể chứa nhiều vi khuẩn và làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ. 

+  Đối với trẻ dưới 6 tháng, mẹ nên cho bé bú sữa đầy đủ. Đối với trẻ ăn dặm, mẹ nên chuẩn bị những bữa ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung thêm vitamin C để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ,…

Để tìm hiểu thêm về tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh và các vấn đề sức khỏe khác, mẹ có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số Hotline 1900 56 56 56. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp