Đau thắt lưng là tình trạng rất phổ biến, kể cả ở người già và người trẻ. Tình trạng đau có thể xảy ra bất chợt hoặc âm ỉ trong thời gian dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nói chung và khả năng vận động, đi lại nói riêng.
27/01/2021 | Bác sĩ hướng dẫn cách phòng ngừa chứng đau thắt lưng hiệu quả 23/10/2020 | Những nguyên nhân gây tình trạng đau thắt lưng và cách ngăn ngừa
1. Nguyên nhân gây đau thắt lưng
Đau thắt lưng cấp tính thường do ngoại lực và có thể phục hồi, cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên cần cẩn thận nếu triệu chứng đau thắt lưng kéo dài vì đây có thể cảnh báo các bệnh lý xương khớp nguy hiểm.
Đau thắt lưng là vấn đề sức khỏe rất thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau thắt lưng, trong đó có 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân ngoại lực và nguyên nhân bệnh lý.
1.1. Nguyên nhân ngoại lực
Nguyên nhân ngoại lực thường gây ra những cơn đau thắt lưng cấp tính, xảy ra trong thời gian ngắn và nhanh chóng biến mất khi cơ ảnh hưởng được phục hồi. Các nguyên nhân ngoại lực thường do tư thế lao động, sinh hoạt không phù hợp, hoạt động quá sức như:
-
Bê, nâng vật quá nặng không đúng tư thế.
-
Thực hiện một động tác nhắc lại quá nhiều lần như đứng, ngồi 1 tư thế quá lâu.
-
Vận động sai tư thế.
-
Chấn thương, va đập lực mạnh vào vùng cột sống hoặc cơ xung quanh,...
Đau thắt lưng cấp tính thường biến mất nhanh chóng nếu chăm sóc và nghỉ ngơi tốt
Việc này khiến các cơ bảo vệ cột sống bị yếu đi (cơ bụng, cơ lưng, cơ chậu hông). Những cơ này có tác dụng chống lại trọng lực, giúp cột sống giữ được tư thế thẳng đứng và cử động phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động của cơ thể.
Vì thế nếu nghỉ ngơi, xoa bóp, kết hợp với điều chỉnh tư thế không phù hợp thì tình trạng đau thắt lưng sẽ được cải thiện.
1.2. Nguyên nhân bệnh lý
Nếu cơn đau thắt lưng kéo dài, không được cải thiện dù thay đổi tư thế không phù hợp và nghỉ ngơi thì nguy cơ cao nguyên nhân do bệnh lý. Thực tế có đến 50% bệnh nhân đau vùng thắt lưng sẽ tái phát và lần tái phát sau thường nặng hơn. Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Dưới đây là những nguyên nhân bệnh lý chính dẫn đến đau thắt lưng:
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đĩa đệm là phần ngăn cách giữa các đốt sống, nơi có dịch nhầy để hệ xương khớp vận động linh hoạt theo cử động của cơ thể. Thoát vị đĩa đệm khiến các rễ thần kinh bị chèn ép, từ đó thắt lưng bị đau âm ỉ hoặc đột ngột. Cơn đau có thể lan xuống phần hông và chân.
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng phải chịu áp lực lớn từ tư thế đứng thẳng cũng như hoạt động hàng ngày của con người, vì thế nó hoàn toàn có thể bị thoái hóa theo thời gian. Cột sống thắt lưng bị thoái hóa cũng có thể dẫn đến các đơn đau thắt lưng âm ỉ, khó chịu.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh khá thường gặp
Viêm khớp dạng thấp
Đây là hậu quả của tình trạng vận động quá mức hay không đúng cách, kết hợp với yếu tố tuổi tác gây suy giảm dịch khớp, nhân nhầy, từ đó dẫn đến các khớp bị viêm, sưng đau, và đau ở thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm
Bên trong cột sống là hệ thần kinh trung ương, nếu các dây thần kinh này bị chèn ép ở một vị trí nào đó ở cột sống cũng gây đau thắt lưng, đi kèm với triệu chứng tê bì.
Loãng xương
Loãng xương thường gặp ở người cao tuổi nhưng thời gian gần đây đang có xu hướng trẻ hóa. Loãng xương do thiếu canxi khiến xương dễ bị tổn thương, nứt vỡ trong hoạt động hàng ngày và gây ra tình trạng đau thắt lưng.
Bệnh đường tiết niệu
Các bệnh lý đường tiết niệu như: sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi tiết niệu,… thường gây triệu chứng đau thắt lưng. Muốn cải thiện tình trạng đau thắt lưng này, phải điều trị được bệnh đường tiết niệu.
Nhìn chung, đau thắt lưng do bệnh lý thường kéo dài, khó điều trị hơn, dễ tái phát hơn so với đau thắt lưng cấp tính. Bệnh nhân cần được chẩn đoán nguyên nhân chính xác, từ đó mới có thể điều trị tận gốc và hiệu quả.
2. Điều trị đau thắt lưng như thế nào?
Có nhiều phương pháp hiện được áp dụng để điều trị đau thắt lưng, mỗi phương pháp lại có ưu nhược điểm riêng. Tùy vào nguyên nhân, mức độ đau và mong muốn của người bệnh mà bác sĩ sẽ xem xét lựa chọn điều trị phù hợp. Đôi khi cần kết hợp điều trị với nhiều phương pháp trong thời gian dài mới có thể cải thiện hiệu quả được tình trạng đau thắt lưng.
Điều trị đau thắt lưng với thuốc Tây Y có tác dụng nhanh chóng
2.1. Điều trị bằng thuốc Tây
Thuốc Tây y có khả năng điều trị triệu chứng nhanh chóng, giúp người bệnh giảm nhanh tình trạng đau. Tuy nhiên cần điều trị nguyên nhân tận gốc mới có thể loại bỏ tình trạng đau thắt lưng hoàn toàn, không nên lạm dụng dùng mỗi khi cơn đau xuất hiện.
Cụ thể, một số loại thuốc sau thường được chỉ định khi bị đau thắt lưng:
-
Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Paracetamol,…
-
Thuốc chống viêm không Steroid: Diclofenac, Felden, Brexin,…
-
Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal,…
Các loại thuốc Tây y này đều có thể gây tác dụng phụ, nhất là nếu dùng điều trị kéo dài. Vì thế người bệnh không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng khi không có chỉ dẫn của bác sĩ.
2.2. Điều trị bằng thuốc Nam
Có nhiều bài thuốc Nam sử dụng dược liệu tự nhiên có tác dụng giảm đau thắt lưng, kháng viêm hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và áp dụng như:
Thuốc đắp lưng với cây chìa vôi
Chìa vôi tươi bạn rửa sạch, sau đó dầm nát và trộn với muối. Đắp hỗn hợp này lên thắt lưng sẽ giúp giảm đau rất tốt.
Thuốc với cây xấu hổ
Sử dụng vị thuốc là cây xấu hổ, sắc thuốc cùng 5 loại thảo dược khác là lá lốt, trin nữ, cỏ xước, dền gai, tầm gửi để lấy nước uống mỗi ngày. Tình trạng đau thắt lưng cũng được cải thiện rất tốt.
2.3. Tập thể dục
Không chỉ điều trị bằng thuốc, bệnh nhân bị đau thắt lưng nên tập luyện thể thao, nhất là các bài tập giúp tăng cường sự dẻo dai, sức khỏe xương khớp cũng như các mô cơ lưng liên quan.
Bài tập hít thở đơn giản giúp giảm đau lưng rất tốt
Bệnh nhân ngồi thẳng lưng, khoanh chân chữ ngũ rồi đặt hai tay lên đầu gối. Từ từ hít vào, đồng thời ngực đưa ra phía trước để võng lưng thật căng. Thở ra từ từ đồng thời thu vai về, thả lỏng phần lưng cong. Lưu ý theo hơi thở, cần siết chặt phần cơ bụng và cơ lưng, sức khỏe cột sống nói chung và cơn đau thắt lưng nói riêng sẽ được cải thiện.
Ngoài ra, người bệnh bị đau thắt lưng nên chú ý hơn đến tư thế làm việc, lao động hay sinh hoạt của mình đã đúng chưa. Nếu sai tư thế, hãy điều chỉnh lại tránh tác động lâu dài đến sức khỏe cột sống thắt lưng.