Dấu hiệu trẻ bị lồng ruột phụ huynh cần hết sức cảnh giác | Medlatec

Dấu hiệu trẻ bị lồng ruột phụ huynh cần hết sức cảnh giác

Mới một giây trước trẻ đang chơi đùa bình thường thì đột ngột bị đau bụng, khóc thét, tím tái, nôn mửa, người mệt lả,... thì các bậc phụ huynh cần phải hết sức cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu trẻ bị lồng ruột. Lúc này cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay vì nếu chậm trễ trong điều trị trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong trong thời gian rất ngắn.


09/03/2022 | Bệnh lồng ruột ở trẻ em - tuyệt đối không thể xem thường!
26/02/2022 | Nguyên nhân lồng ruột ở trẻ em và phương án điều trị
26/03/2021 | Triệu chứng và nguyên nhân lồng ruột ở trẻ phụ huynh cần nắm rõ

1. Tìm hiểu về hiện tượng lồng ruột ở trẻ 

Lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột bị chui vào trong lòng của đoạn ruột kế tiếp. Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải hiện tượng này nhưng phổ biến nhất là trẻ giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi với 65% số trường hợp xảy ra trước 1 tuổi và 80 - 90% số trường hợp xảy ra trước 2 tuổi, nhất là ở những bé có thân hình bụ bẫm. 

Lồng ruột có thể khiến thức ăn bị ứ trệ và tắc nghẽn ngay ở khối lồng. Không chỉ có thức ăn mà các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột bị lồng cũng bị tắc nghẽn, sau đó đoạn ruột này sẽ dần bị giãn to, phù nề, thiếu máu gây xuất huyết và hoại tử. Biến chứng hoại tử có thể gây nhiễm khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, thậm chí là thủng ruột dẫn đến viêm phúc mạc và nguy hiểm nhất là tử vong. Càng cấp cứu muộn tỷ lệ sống sót của trẻ sẽ càng bị rút ngắn dần.

Hiện tượng lồng ruột ở trẻ

Hiện tượng lồng ruột ở trẻ

2. Lồng ruột ở trẻ là do nguyên nhân nào gây nên?

Hiện vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng lồng ruột ở trẻ. Tuy vậy vẫn có nhiều yếu tố được cho là có liên quan đến tình trạng này, điển hình là:

  • Van hồi manh tràng và hồi tràng có sự mất cân đối về kích thước;

  • Các bệnh lý hoặc bất thường ở ruột: viêm hạch mạc treo ruột, dính ruột, viêm nhiễm ở ruột, trong ruột có polyp hoặc khối u, tổn thương dạng sẹo ở ruột, rối loạn nhu động ruột sau khi vừa trải qua một đợt điều trị;

  • Do trẻ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa và đường hô hấp, nhất là rotavirus (loại virus gây tiêu chảy cấp ở trẻ);

  • Trẻ đang trong giai đoạn chuyển từ ăn sữa sang tập tành ăn dặm. Sự thay đổi về loại thức ăn có thể tác động đến thói quen co bóp của ruột, kết hợp với đặc điểm ruột của trẻ có sự chênh lệch về kích thước giữa các đoạn nên dẫn đến tình trạng lồng ruột;

  • Trong trường hợp lồng ruột xảy ra tại đại tràng thì rất có thể là do bộ phận này có hình thành khối u ác tính, ngược lại phần lớn sẽ là u lành nếu bị ở ruột non.

Cần lưu ý là không có sự liên hệ giữa lồng ruột với các hoạt động chạy nhảy, vui cười nào của trẻ. 

3. Dấu hiệu trẻ bị lồng ruột

Khi trẻ đang vui chơi bình thường thì bỗng nhiên xuất hiện các dấu hiệu như quấy khóc, đau bụng dữ dội, bỏ bú, kèm theo nôn mửa thì các bậc cha mẹ có thể nghĩ ngay đến tình trạng lồng ruột. Nếu trẻ khóc nhiều thì đây được coi là biểu hiện đầu tiên của việc các khúc ruột đang lồng vào nhau. Tiếp sau đó, có những trường hợp trẻ lại bình thường, ngừng khóc nhưng khi cơn đau quay trở lại, trẻ sẽ lại có những triệu chứng nêu trên và kèm theo đó là biểu hiện nôn trớ.

Từ 6 - 12 tiếng tiếp theo, da trẻ khô tái, đi ngoài kèm máu tươi, mắt trũng môi khô, sờ thấy người lạnh. Nếu cứ để tình trạng này tiếp tục kéo dài trong vòng 24h mà không có biện pháp xử lý, trẻ sẽ có biểu hiện mạch nhanh, nhỏ, nôn mửa nhiều, hơi thở nông, thở gấp,... ấy là khi ruột đang có nguy cơ bị hoại tử.

Cha mẹ hãy để ý đến các dấu hiệu trẻ bị lồng ruột để kịp thời xử lý

Cha mẹ hãy để ý đến các dấu hiệu trẻ bị lồng ruột để kịp thời xử lý

Lồng ruột thường hiếm khi xảy ra ở người lớn và cũng khó phát hiện bởi vì triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về tiêu hóa khác, ví dụ như buồn nôn, nôn ói, bụng đau từng cơn.

4. Nên xử trí ra sao khi trẻ bị lồng ruột? 

Khi nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị lồng ruột, phụ huynh cần ngay lập tức đưa trẻ đi cấp cứu ở các cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất. Bởi vì càng cấp cứu muộn nguy cơ biến chứng hay thậm chí là tử vong sẽ càng cao. Theo các bác sĩ, nếu trẻ được cấp cứu trong vòng trước 48 giờ thì tỷ lệ hoại tử ruột chỉ dừng ở mức khoảng 2,5%. Tuy nhiên nếu điều trị chậm trễ sau 72 giờ, rủi ro này sẽ lên đến mức 80%.

Sau đây là các biện pháp thường được áp dụng trong trường hợp trẻ bị lồng ruột tùy theo từng cấp độ:

  • Trong trường hợp được cấp cứu kịp thời: dưới hướng dẫn của máy siêu âm tại chỗ, trẻ sẽ được tháo lồng bằng hơi, vận dụng một áp lực vừa đủ để bơm hơi vào ruột già giúp tháo khối lồng ra hoàn toàn;

  • Nếu cấp cứu muộn (sau 6 giờ): phẫu thuật được chỉ định khẩn cấp để tháo khối ruột lồng;

  • Nếu đưa trẻ đi cấp cứu quá muộn (sau 24 giờ): khối ruột lồng sẽ bị sưng nề, mạch máu nuôi dưỡng bị tắc nghẽn, đứt đoạn dẫn đến hoại tử. Trẻ cần được phẫu thuật cắt bỏ phần ruột này. Mặc dù vậy việc cấp cứu muộn khiến quá trình phục hồi và chăm sóc hậu phẫu rất phức tạp. Bệnh nhi có nguy cơ tử vong cao do các nguyên nhân như viêm phổi nặng hoặc do suy kiệt.

5. Bệnh lồng ruột có cách nào phòng tránh hay không?

Bởi vì chưa thể xác định được đâu là nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lồng ruột nên hiện cũng không có phương pháp nào giúp phòng ngừa tình trạng này triệt để. Do vậy, phương pháp tốt nhất đó là các bậc phụ huynh nên chú ý theo dõi, quan sát trẻ để kịp thời nhận ra những triệu chứng bất thường của lồng ruột và sớm đưa trẻ đi cấp cứu. 

Khi trẻ có các triệu chứng lồng ruột, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt

Khi trẻ có các triệu chứng lồng ruột, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt

Sau khi điều trị lồng ruột, hãy đưa trẻ đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, uống thuốc theo đúng chỉ dẫn và không được tự ý cho trẻ bỏ thuốc giữa chừng.

Trên đây là những thông tin cha mẹ cần nắm được về các dấu hiệu trẻ bị lồng ruột và cách xử lý khi gặp phải hiện tượng này ở trẻ. Nếu các bậc phụ huynh còn nhiều băn khoăn cần được giải đáp hoặc đang có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ, hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tổng đài viên tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ đang được triển khai tại viện.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp