Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, chụp cộng hưởng từ đầu gối cho phép quan sát hình ảnh giải phẫu chi tiết cấu trúc bên trong khớp gối như xương, sụn, gân, cơ, dây chằng, mạch máu,…
23/10/2020 | Tìm hiểu về các chấn thương đầu gối thường gặp nhất 18/03/2020 | Chụp X - quang đầu gối bao nhiêu tiền và nên thực hiện ở đâu uy tín?
1. Chụp cộng hưởng từ đầu gối giúp phát hiện được bệnh lý gì?
Chấn thương khớp gối và các bệnh lý khớp gối rất thường gặp trong thăm khám bệnh lâm sàng, để đánh giá chính xác bệnh lý và điều trị hiệu quả cần đến các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Trong đó chụp X-quang và CT khớp gối có giá trị cao trong đánh giá tổn thương cấu trúc xương. Siêu âm khớp gối cho phép phát hiện tốt những tổn thương phần mềm quanh khớp.
Chụp cộng hưởng từ là chẩn đoán hình ảnh tiên tiến
Chụp cộng hưởng từ MRI là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, cho phép chẩn đoán nhiều bệnh lý khớp bao như: tổn thương xương, sụn, bao hoạt dịch, gân cơ, dây chằng và cả phần mềm quanh khớp. Cụ thể, kỹ thuật này chẩn đoán các bệnh lý chấn thương khớp gối sau:
Ảnh chụp MRI khớp gối thể hiện rõ những tổn thương ở xương như:
- Tổn thương dây chằng và sụn.
- Chấn thương xương đầu gối.
- Gãy xương khớp gối, nhất là vết nứt gãy nhỏ không nhìn thấy trên ảnh chụp X-quang hay chụp cắt lớp vi tính.
- Viêm khớp, viêm tủy xương,...
Chấn thương khớp gối có thể xảy ra khi chơi thể thao
Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ khớp gối cũng được chỉ định để theo dõi biến chứng sau phẫu thuật điều trị tại khu vực này.
1.2. Bệnh lý sụn khớp
Trong chẩn đoán tổn thương sụn khớp, chụp cộng hưởng từ khớp gối có thể đánh giá mức độ tổn thương cụ thể. Từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán điều trị hiệu quả, tránh tái phát
1.3. Bệnh lý dây chằng
Chụp cộng hưởng từ đầu gối cho thấy tổn thương trong và quanh dây chằng như: rách dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, đứt 1 phần hoặc đứt hoàn toàn dây chằng,…
Có thể đánh giá, chụp cộng hưởng từ khớp gối kết hợp với chụp X-quang có thể đánh giá toàn diện khớp gối cũng như các khớp trong cơ thể. Trường hợp cần quan sát rõ hơn cấu trúc bên trong khớp gối, bệnh nhân sẽ được tiêm chất tương phản vào trong khớp.
Ngoài ra, kỹ thuật chụp này cũng có thể được chỉ định để xác định có cần phải phẫu thuật hoặc nội soi khớp gối hay không.
Chụp cộng hưởng từ khớp gối có giá trị chẩn đoán cao
2. Lưu ý trước khi chụp cộng hưởng từ khớp gối
Khi có chỉ định chụp cộng hưởng từ khớp gối, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn một số lưu ý và chuẩn bị cụ thể như:
- Hướng dẫn cụ thể về việc ăn và uống trước khi chụp cộng hưởng từ.
- Thông báo với bác sĩ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hiện tại hoặc từng mắc phải như: bệnh thận nặng, từng phẫu thuật, có tiền sử dị ứng với các loại thực phẩm, môi trường khác,…
- Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ vì việc sử dụng từ trường mạnh có nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ.
- Thông báo với bác sĩ nếu bạn mắc chứng sợ không gian kín hoặc lo lắng về vấn đề này, bác sỹ có thể kê đơn thuốc an thần.
Ngoài ra, trước khi chụp cộng hưởng từ MRI khớp gối, bạn cần tháo tất cả đồ trang sức và các phụ kiện kim loại, điện tử vì khi vào từ trường cao của máy chụp có thể gây hại đến sức khỏe và chức năng máy.
Đặc biệt bệnh nhân có cấy ghép kim loại vào cơ thể cần thông báo với bác sĩ để xem xét có được chụp cộng hưởng từ khớp gối hay không. Trong trường hợp không chụp cộng hưởng từ chẩn đoán được, bệnh nhân có thể được xem xét chẩn đoán bằng kỹ thuật hình ảnh khác như CT hoặc X-quang,...
3. Giải thích kết quả chụp MRI khớp gối
Chụp cộng hưởng từ khớp gối là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, kết quả chụp sẽ có sau khoảng 30 phút, hoặc lâu hơn nếu bác sĩ cần hội chẩn thêm, tùy mức độ bệnh lý.
Ảnh chụp khớp gối với kỹ thuật cộng hưởng từ
3.1. Khớp gối khỏe mạnh
Trên ảnh chụp cộng hưởng từ khớp gối thấy:
- Vị trí, hình dạng và kích thước các bộ phận trong khớp gối đều bình thường, bao gồm: sụn, gân, dây chằng, khớp,…
- Không thấy dấu hiệu viêm nhiễm trong xương, khớp hoặc mô mềm quanh xương.
- Không thấy xương gãy, dịch khớp bất thường.
- Không thấy khối u hoặc sự tăng trưởng bất thường.
3.2. Có bệnh lý khớp gối
Trên ảnh chụp cộng hưởng từ khớp gối thấy:
- Rách dây chằng hoặc có sụn khớp.
- Thấy rách gân hoặc sự dày gân bất thường khi vết rách gân đã lâu hoặc từng phẫu thuật.
- Thấy viêm khớp và dịch viêm nhiễm trong sụn khớp.
- Có khối u hoặc mô tăng trưởng bất thường.
- Thấy chấn thương, gãy xương đầu gối, có thể tích tụ dịch nếu nhiễm trùng đồng thời.
Một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả chụp cộng hưởng từ khớp gối như thiết bị kim loại trong chân từ phẫu thuật trước làm ảnh chụp bị mờ, không thấy rõ tổn thương đầu gối. Ngoài ra, thiết bị điện tử trong cơ thể như máy tạo nhịp tim, bơm tiêm thuốc tự động cũng có thể gây nhiễu ảnh chụp cộng hưởng từ.
Chụp cộng hưởng từ khớp gối là kỹ thuật an toàn, có giá trị cao trong chẩn đoán
Nhìn chung, chụp cộng hưởng từ khớp gối là kỹ thuật hình ảnh tiên tiến, không xâm lấn, không gây phơi nhiễm bức xạ, có giá trị cao trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối mà chụp X-quang hoặc CT Scan không thực hiện được. Tuy nhiên chi phí chụp khá cao, mất nhiều thời gian chụp hơn các phương pháp chẩn đoán khác nên cần cân nhắc, chụp khi cần thiết và có chỉ định của bác sĩ.
Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chuyên gia MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ giải đáp về chụp cộng hưởng từ đầu gối kịp thời.