Vùng trên rốn là vị trí của nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như: túi mật, dạ dày, gan, tuyến tụy, đại tràng ngang,… Vì thế đau bụng trên có thể do bệnh lý đến từ những cơ quan này nên cần lưu ý theo dõi, thăm khám khi cần thiết.
08/02/2021 | Gợi ý cách chữa đau bụng dưới sau khi quan hệ hiệu quả nhất 17/01/2021 | Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 là do đâu? Có nguy hiểm không? 07/01/2021 | Đau bụng dưới bên trái ở nam giới cảnh báo điều gì?
1. Đau bụng trên và những nguyên nhân chính
Đau ở vùng bụng trên có thể do rất nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là các nguyên nhân sau:
1.1. Hiện tượng khí đường ruột
Vùng bụng trên là nơi có nhiều cơ quan nội tạng quan trọng
Đây là hiện tượng tiêu hóa bình thường khi khí do hệ tiêu hóa tạo ra trong quá trình co bóp, tiêu hóa thức ăn được đẩy ra ngoài qua đường miệng hoặc đường hậu môn. Ruột bình thường chứa < 200ml khí, cơ thể bình thường thải khoảng 600 - 700ml khí 1 ngày sau khi tiêu thụ thức năm. Nên nếu là hiện tượng tự nhiên thì không gây đau bụng.
Nếu hiện tượng đau ở vùng bụng trên do khí đường ruột thì sẽ biến mất sau khoảng vài giờ. Tuy nhiên việc tái phát triệu chứng nhiều lần có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Muốn cải thiện tình trạng này, người bệnh nên ăn chậm, nhai kĩ, hạn chế thực phẩm làm tăng khí.
Dù ít nhưng cần cẩn thận với trường hợp khí đường ruột biến chứng, gây đau dữ dội kèm nôn mửa, sốt,…
Đau bụng trên có thể là dấu hiệu của chứng khó tiêu
1.2. Khó tiêu
Khó tiêu là triệu chứng tiêu hóa thường gặp và có thể gây ra những cơn đau bụng trên khó chịu. Tình trạng này thường gặp sau khi người bệnh ăn thực phẩm có tính acid hoặc dạ dày tiết quá nhiều acid. Ngoài ra, đây có thể là triệu chứng bệnh lý như trào ngược acid dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,…
Đau bụng trên do thói quen ăn uống chưa tốt thường không đáng lo ngại, bệnh nhân chỉ cần thay đổi thói quen sống là có thể cải thiện được. Tuy nhiên nếu chứng khó tiêu nghiêm trọng, kéo dài, đi kèm với triệu chứng bệnh lý thì người bệnh nên đi thăm khám sớm.
1.3. Viêm ruột thừa
Ruột thừa là phần ruột mà cơ thể không sử dụng, tuy nhiên nó hoàn toàn có thể bị nhiễm trùng gây đau đớn, nguy cơ vỡ và đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Viêm ruột thừa thường khởi phát cấp tính với triệu chứng mức độ ngày càng nặng, cần được cấp cứu kịp thời.
Viêm ruột thừa đầu tiên sẽ có thể xuất hiện đau vùng thượng vị hoặc xung quanh rốn, sau đó khu trú hố chậu phải, mức độ đau nặng dần đi kèm với vị trí đau lan rộng. Đau bụng trên do đau ruột thừa kéo dài không dứt, mức độ tăng lên khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc ho,…
1.4. Viêm dạ dày
Trong đó, viêm dạ dày cho vi khuẩn HP là phổ biến nhất. Ở bệnh nhân viêm dạ dày, niêm mạc dạ dày bị kích thích, sưng đau có thể viêm loét chảy máu, triệu chứng đau bụng trên là điển hình nhất.
Đau ở vùng bụng trên do sỏi mật thường nghiêm trọng và mang tính chất cấp tính
1.5. Sỏi mật
Mật cũng là cơ quan nằm ở vùng bụng trên, cụ thể là phía trên bên phải rốn. Triệu chứng thường gặp của sỏi mật là cơn đau bụng trên dữ dội kèm theo cơ thể mệt mỏi, nôn mửa, suy kiệt. Những triệu chứng này có thể khởi phát cấp tính theo đợt, tái phát nhiều lần và ngày càng nặng hơn.
Sỏi mật là bệnh lý nguy hiểm có thể gây nhiễm trùng tuyến tụy, ảnh hưởng đến hoạt động của gan mật, tuyến tụy,… nên cần phát hiện và điều trị sớm.
1.6. Tắc ruột
Hội chứng tắc ruột xảy ra khi hơi và dịch tiêu hóa không thể lưu thông dẫn đến lấp đầy lòng, người bệnh lúc này có biểu hiện đau bụng dữ dội, khó tiêu hóa, táo bón, kém hấp thu,… Tùy vào vị trí ruột bị tắc mà vị trí đau bụng trên có thể khác nhau.
Ngoài triệu chứng đau ở bụng trên gần ức, tắc ruột còn có thể nhận biết bằng triệu chứng:
Nếu tắc ruột non, nôn mửa thường xuất hiện sớm nhưng nếu vị trí tắc là ở ruột già thì biểu hiện sẽ muộn hơn. Tắc ruột một phần thường gây tiêu chảy còn nếu tắc ruột hoàn toàn, bệnh nhân bị táo bón. Nếu tắc ruột khiến thức ăn, cặn bã đọng lại, làm tổn thương thành ruột thì người bệnh còn bị sốt cao.
Tắc ruột có thể gây nhiễm trùng nặng và tử vong nếu không cấp cứu sớm
Tắc ruột là một trong những biến chứng tiêu hóa nguy hiểm, càng kéo dài thì nguy cơ nhiễm trùng, thủng ruột càng cao.
1.7. Vấn đề về gan hoặc tuyến tụy
Ba cơ quan có vai trò tiêu hóa thức ăn cùng nằm ở vùng bụng trên hoạt động phối hợp với nhau là gan, túi mật và tuyến tụy. Vì thế bất cứ bệnh lý hoặc vấn đề bất thường ở một trong các cơ quan này nên được điều trị sớm, tránh lây lan sang cơ quan khác.
Ngoài đau bụng trên, các vấn đề về gan, tuyến tụy còn gây triệu chứng đặc trưng như: buồn nôn, nôn, vàng da và vàng mắt, nước tiểu đậm,… Phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân và cơ quan mắc bệnh mới có thể điều trị hiệu quả và phòng ngừa biến chứng.
Hầu hết các trường hợp đau bụng trên do bệnh lý sẽ trở nên nặng dần theo thời gian, không cải thiện được dù thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt bệnh.
2. Làm gì khi bị đau bụng trên?
Cần theo dõi cơn đau bụng trên xuất hiện khi nào, kéo dài và mức độ đau nặng hay nhẹ để đánh giá nguy cơ, nguyên nhân. Những trường hợp sau người bệnh cần đi cấp cứu càng sớm càng tốt tránh biến chứng:
-
Cơn đau ở bụng trên nghiêm trọng kéo dài không thuyên giảm.
-
Nôn mửa kéo dài hơn 12 tiếng.
-
Đau ở bụng trên xuất hiện sau chấn thương.
-
Đau vùng bụng trên kèm theo sốt.
Đau bụng trên nếu do nguyên nhân là chế độ ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh thì sẽ tự khỏi sau thời gian ngắn. Người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà để cải thiện bệnh, phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên cần cẩn thận với tình trạng đau bụng trên do bệnh lý như: tắc ruột, viêm dạ dày, sỏi mật, viêm ruột thừa,… thì cần chẩn đoán điều trị sớm.
Cần nhập viện nếu triệu chứng đau nặng dần và không cải thiện được
Ngoài xem xét tình trạng đau bụng trên và triệu chứng đi kèm khác, các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương pháp cận lâm sàng thăm dò kiểm tra phù hợp. Hãy thực hiện tại cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cũng như chẩn đoán bệnh chính xác, hiệu quả.