Đối với những trẻ sơ sinh đủ tháng, ống động mạch sẽ đóng lại sau 48 giờ tuổi. Với những trường hợp, ống động mạch vẫn mở khi trẻ đã hơn 72 giờ tuổi được gọi là còn ống động mạch. Vậy tình trạng còn ống động mạch ở trẻ nguy hiểm như thế nào và cần áp dụng các phương pháp điều trị ra sao?
04/01/2022 | Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh cha mẹ cần biết 24/05/2021 | Tầm soát bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh nâng cao hiệu quả điều trị 02/04/2021 | Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu và chế độ chăm sóc khoa học 27/12/2020 | Những vấn đề cần biết xoay quanh bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
1. Còn ống động mạch ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
- Còn ống động mạch ở trẻ có thể xảy ra ở nhóm đối tượng dưới đây:
+ Trẻ sinh non: Những trường hợp trẻ sinh non là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng còn ống động mạch. Khi sinh non, ống động mạch của trẻ có thể chưa được trải qua đầy đủ những giai đoạn cần thiết để hoàn thiện về cấu trúc. Chính vì thế, quá trình đóng ống động mạch có thể chưa xảy ra hoặc chưa đóng hoàn toàn trong khoảng vài ngày sau sinh. Đối với những trẻ sinh non, tuổi thai cùng với cân nặng sau sinh càng thấp thì nguy cơ còn ống động mạch sẽ càng cao.
Còn ống động mạch là một dị tật có thể gây biến chứng nguy hiểm
+ Do bẩm sinh: Trẻ đủ tháng nhưng vẫn mắc phải tình trạng còn ống động mạch lâu hơn 3 tháng sau sinh thì nguyên nhân thường là do dị tật bẩm sinh nguyên phát ở thành động mạch. Đây là căn bệnh chiếm hơn 10% trong số các bệnh tim bẩm sinh.
+ Ngoài ra, căn bệnh này cũng có nguy cơ cao đối với những trẻ mắc phải hội chứng suy hô hấp, rối loạn di truyền, do mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, tiền sử gia đình có người bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ mắc hội chứng Down,…
- Còn ống động mạch là một dị tật nguy hiểm
Mức độ nguy hiểm của loại dị tật này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước ống động mạch, độ chênh áp giữa động mạch chủ và động mạch phổi như thế nào.
+ Còn ống động mạch ở trẻ có thể gây giãn buồng tâm thất trái, dần dẫn đến ứ huyết và suy tim toàn bộ.
+ Bên cạnh đó, còn làm giảm lưu lượng của động của động mạch chủ dẫn tới những dấu hiệu ngoại biên ở chi dưới.
+ Gây tăng áp động mạch phổi khiến cho áp lực động mạch phổi cao hơn áp lực động mạch chủ, dẫn tới hội chứng Eisenmenger. Khi đó, trẻ sẽ có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng là những cơn thiếu oxy cấp tính, tình trạng áp xe não, thuyên tắc mạch, thậm chí đe dọa tính mạng.
2. Những dấu hiệu nhận biết tình trạng còn ống động mạch ở trẻ
Nhiều trường hợp trẻ gặp phải tình trạng còn ống động mạch nhưng lại không có biểu hiện bệnh. Bệnh được phát hiện tình cờ khi trẻ được đi thăm khám định kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, còn ống động mạch ở trẻ có thể gây ra các triệu chứng như sau: Trẻ chậm tăng cân, có biểu hiện mệt mỏi, khó thở khi bú hay khi khóc, trẻ hay bị viêm phổi, tình trạng ho sốt tái phát nhiều lần,…
Còn ống động mạch thường gặp ở trẻ sinh non
Biện pháp phổ biến để xác định bệnh là siêu âm tim. Với những trẻ còn ống động mạch có luồng thông lớn, hình ảnh giãn các buồng tim có thể hiển thị rất rõ trên kết quả siêu âm. Bên cạnh đó, siêu âm tim còn giúp các bác sĩ nhận biết được một số tổn thương khác như hẹp eo động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi,… Thông thường, những trẻ sinh non dưới 28 tuần, sẽ được siêu âm tim vào ngày thứ 2 - 3 sau sinh.
Ngoài ra, chụp X-quang tim phổi cũng có thể xác định rõ về vị trí, kích thước,… của ống động mạch. Từ đó, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.
3. Những phương pháp điều trị còn ống động mạch ở trẻ
Tùy vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ phù hợp với từng bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng:
Một số loại thuốc có tác dụng co thắt ống động mạch và cần được thực hiện sớm mới có thể mang lại hiệu quả cao. Tốt nhất, nên áp dụng ngay trong giai đoạn sơ sinh.
Với những trẻ sinh thiếu tháng, nếu ống động mạch nhỏ, ống có thể tự đóng sau khoảng 1 đến 2 tuần đầu. Nhưng nếu ống động mạch lớn hơn 3mm, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc Indomethacin truyền tĩnh mạch.
Siêu âm tim để chẩn đoán bệnh
+ Với những trẻ sinh đủ tháng: Cần phải theo dõi diễn biến của trẻ. Nếu trẻ có tình trạng viêm phổi tái diễn nhiều lần, kèm theo tình trạng chậm tăng cân, tăng áp lực động mạch phổi,.... có thể chỉ định phẫu thuật cấp cứu thắt ống động mạch
+ Với những trẻ sơ sinh còn ống động mạch nhưng không có biểu hiện lâm sàng nguy hiểm, không gây tăng áp lực động mạch phổi nghiêm trọng thì có thể thực hiện phẫu thuật sau 1 năm.
Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn như gây liệt dây âm thanh, liệt cơ hoành, tràn dịch dưỡng chấp màng phổi, suy hô hấp,…
+ Nhiệt độ cơ thể của trẻ được giữ mức trung bình.
+ Hỗ trợ hô hấp cho trẻ bằng máy để cải thiện trao đổi khí và dòng máu toàn thân. + Duy trì Hct cho trẻ.
+ Truyền dịch tùy theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Nên đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường
Lưu ý: Rất khó để có thể phòng tránh được dị tật còn ống động mạch ở trẻ. Tuy nhiên, để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cũng nên thực hiện một số phương pháp như tiêm phòng đầy đủ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, vận động nhẹ nhàng, nếu tiền sử gia đình có người bị bệnh tim bẩm sinh thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có kế hoạch mang thai.
Trong trường hợp trẻ sơ sinh có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh sớm. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi quy tụ các bác sĩ chuyên khoa Nhi có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm điều các bệnh lý trẻ em. Do đó, khi đưa con đến khám tại MEDLATEC, các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ tại đây. Để đăng ký đặt lịch khám sớm, mời bạn gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56, chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.