Có nên nặn mụn không và cách nặn mụn an toàn | Medlatec

Có nên nặn mụn không và cách nặn mụn an toàn

Trên da có quá nhiều mụn khiến bạn khó chịu, mất tự tin và muốn nặn mụn, loại bỏ mụn càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, không phải loại mụn nào cũng có thể tự loại bỏ tại nhà và nếu không nặn mụn đúng cách có thể gây sẹo và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy có nên nặn mụn không và nặn mụn như thế nào để đảm bảo an toàn?


22/02/2023 | Hướng dẫn nặn mụn đúng cách để quên nỗi lo về sẹo
08/01/2022 | Những lưu ý chăm sóc da sau nặn mụn để ngăn ngừa sẹo hiệu quả
02/11/2021 | Bí kíp chăm sóc da sau khi nặn mụn để làn da luôn căng bóng

1. Có nên nặn mụn không?

- Về thắc mắc “có nên nặn mụn không”, các chuyên gia cho biết: 

+ Theo nguyên tắc chung, chúng ta không nên nặn mụn tại nhà. Tuy nhiên, với một số dạng mụn không viêm chẳng hạn như mụn đầu đen, mụn đầu trắng,… bạn có thể tự nặn tại nhà. Những loại mụn này được hình thành từ những tế bào da chết và dầu thừa gây viêm tắc các nang lông. Mụn thường nằm sát bề mặt da nên việc nặn mụn thường không khó khăn và không cần thiết phải có những biện pháp can thiệp mới có thể loại bỏ nhân mụn. 

Nặn mụn sai cách có thể để lại sẹo

Nặn mụn sai cách có thể để lại sẹo

+ Tuy nhiên, với những loại mụn viêm như mụn mủ, u nang, mụn thịt,… thì không nên tự nặn tại nhà. Những loại mụn này nằm sâu trong da nên việc lấy mụn sẽ gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, hình thành sẹo,… Trong những trường hợp này, bạn nên đến gặp các bác sĩ Da liễu để được thăm khám, loại bỏ mụn bằng những dụng cụ chuyên dụng và đã đảm bảo được vô trùng. 

- Việc nặn mụn quá nhiều, nặn mụn sai cách có thể gây ra những vấn đề như sau: 

+ Tăng nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn. 

+ Với những trường hợp có mụn mủ thì việc nặn mụn không đúng cách còn có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông, lan rộng và hình thành những ổ mụn lớn hơn. Thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu

+ Nặn mụn lâu năm còn có thể ảnh hưởng đến quá trình tự chữa lành của da và khiến tình trạng bị mụn kéo dài hơn. 

+ Trong một số trường hợp, nặn mụn không đúng cách còn có thể đẩy nhân mụn xuống sâu hơn trong da và khiến các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, gây viêm da và mụn nổi nhiều hơn. 

+ Ảnh hưởng đến dây thần kinh: Vùng miệng và mũi tập trung nhiều loại dây thần kinh. Nếu nặn mụn sai cách có thể làm tổn thương những dây thần kinh này và gây đau đớn. 

+ Kích thích mọc mụn mới: Những nhân mụn, bã nhờn còn sót lại hoặc vi khuẩn xâm nhập do nặn mụn sai cách có thể khiến kích thích mụn mới mọc lên. 

2. Nặn mụn như thế nào là đúng cách?

Dưới đây là hướng dẫn về một số bước trong quy trình nặn mụn đúng cách mà bạn có thể tham khảo: 

Làm sạch da trước khi nặn mụn

Làm sạch da trước khi nặn mụn

- Lựa chọn thời điểm nặn mụn hợp lý: Chỉ nặn mụn khi mụn đã “chín”. 

- Chuẩn bị một số dụng cụ nặn mụn như bông tẩy trang, khăn bông, tăm bông, găng tay y tế, một chậu nước ấm, khăn rửa mặt, toner, kem dưỡng ẩm, tẩy da chết. Những dụng cụ nặn mụn cần đảm bảo sạch sẽ. 

- Vệ sinh da: Trước khi tiến hành nặn mụn bạn cần vệ sinh da bằng cách dùng bông sạch thấm vào dung dịch tẩy trang và thực hiện lau trên bề mặt da để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn trên da. Sau đó, cần rửa sạch da bằng sữa rửa mặt và duy trì cân bằng độ ẩm cho da bằng cách thoa toner. 

- Xông hơi cho da: Mục đích của bước xông hơi cho da là làm mềm da, giúp lỗ chân lông giãn nở, từ đó, việc lấy mụn sẽ dễ dàng hơn và giảm nguy cơ tổn thương cho da.

Bạn thực hiện xông mặt bằng cách sau: Trước hết, hơ mặt trên một chậu nước ấm. Khoảng cách từ mặt đến chậu nước ấm là 30cm. Trong khi xông mặt, cần dùng một chiếc khăn bông to sạch để trùm kín đầu, đảm bảo hơi ấm không bị thoát ra ngoài. 

- Sát khuẩn: Mục đích của việc sát khuẩn là phòng tránh sự xâm nhập, tấn công của các loại vi khuẩn gây hại cho da. Bạn có thể thực hiện sát khuẩn bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn. 

- Lấy nhân mụn: Đeo găng tay y tế và dùng tăm bông để nhấn để lấy nhân mụn. Lưu ý cần thực hiện các thao tác nhẹ nhàng để phòng tránh nguy cơ gây tổn thương cho da. 

Dưỡng ẩm cho da sau khi lấy mụn 

Dưỡng ẩm cho da sau khi lấy mụn 

- Sát khuẩn da: Sau khi đã lấy mụn xong thì cần sát khuẩn da một lần nữa để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào da. 

- Bôi dung dịch PHA để tẩy tế bào da chết, chống kích ứng da và phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Làm sạch da để hạn chế nguy cơ tồn đọng dung dịch PHA trên da. 

- Bôi toner lên da để giúp làm dịu da, duy trì độ ẩm giúp da khỏe hơn. 

- Bôi kem dưỡng ẩm để da luôn căng bóng và mịn màng. 

3. Một số lưu ý quan trọng sau khi nặn mụn

Ngoài thắc mắc “có nên nặn mụn không”, nhiều chị em cũng rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc da sau khi nặn mụn. Đây cũng là bước rất quan trọng vì nếu không thực hiện đúng cách, da của bạn có nguy cơ hình thành sẹo và rất khó hồi phục. 

Do đó, sau khi nặn mụn bạn đừng quên những điều sau: 

- Không dùng tay chạm lên da mặt: Tay có thể chứa nhiều vi khuẩn, nếu đưa tay lên da mặt, bạn đã vô tình đưa vi khuẩn lên vùng da vừa được nặn mụn khiến cho vi khuẩn dễ dàng bám vào da và gây ra tình trạng viêm nhiễm hoặc tăng nguy cơ hình thành những nốt mụn mới. 

Bôi kem chống nắng và che chắn do da sau khi lấy mụn

Bôi kem chống nắng và che chắn do da sau khi lấy mụn

- Sau 24 giờ tính từ khi nặn mụn, bạn không nên dùng mỹ phẩm để tránh gây tổn thương da. Tốt nhất chỉ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mặt hoặc có thể cấp ẩm cho da bằng xịt khoáng. 

- Lưu ý không sử dụng các loại hoạt chất mạnh cho da khi vừa mới nặn mụn xong để hạn chế nguy cơ tăng độ kích ứng da, làm suy giảm miễn dịch tự nhiên và gây bào mòn da. 

- Bảo vệ da, tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để hạn chế tác động từ tia UV. Bạn có thể dùng kem chống nắng đồng thời cần đội mũ, mặc áo chống nắng khi ra ngoài trời. Đây cũng là lưu ý quan trọng giúp hạn chế nguy cơ hình thành sắc tố đen, từ đó giảm nguy cơ bị thâm da sau nặn mụn. 

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “có nên nặn mụn không” và hướng dẫn nặn mụn đúng cách để không gây tổn thương da. Trường hợp mụn nhiều và tiến triển nghiêm trọng hoặc xuất hiện kèm theo những bất thường khác, bạn có thể liên hệ đến Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số đường dây nóng 1900 56 56 56 để đăng ký lịch thăm khám sớm. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng da và hướng dẫn điều trị mụn hiệu quả, an toàn cho bạn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp