Bệnh lao hạch là một dạng bệnh lao do trực khuẩn lao gây ra, trong đó phổ biến nhất là Mycobacterium tuberculosis. Đây là một tình trạng viêm mạn tính ở hệ thống hạch bạch huyết có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em và người trẻ. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không và nếu mắc bệnh lao hạch có phải mổ không? Dưới đây là câu trả lời chi tiết dành cho bạn.
14/07/2021 | Bệnh lao hạch có chữa khỏi được không? Phương pháp điều trị ra sao? 03/04/2021 | Bệnh lao hạch có lây không? Các triệu chứng của bệnh? 02/04/2021 | Bệnh lao hạch có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa sớm bệnh lao hạch 02/04/2021 | Gợi ý phương pháp điều trị lao hạch hiệu quả
1. Lao hạch gây ra những triệu chứng gì?
Vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào cơ thể qua vùng họng amydal lan tràn đến các hạch. Bên cạnh đó, vi khuẩn lao cũng có thể đến từ một ổ lao và lan tràn đến các hạch theo đường máu, đường tiếp cận hoặc đường bạch huyết.
Lao hạch gây ra những hạch sưng to, nổi ngoài da
Bệnh lao hạch thường được chia làm 3 thể đó là thể viêm hạch thông thường, thể viêm quanh hạch và thể khối u. Tùy vào những thể bệnh khác nhau mà các triệu chứng bệnh cũng có thể khác nhau. Cụ thể là:
- Đối với những trường hợp mắc thể viêm hạch thông thường: Khi bệnh nhân mắc phải những tổn thương ở răng, miệng hay mũi thì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, khu trú và gây ra bệnh lao hạch. Khi nhiễm khuẩn lao, bệnh nhân thường xuất hiện những triệu chứng như sau:
+ Xuất hiện những hạch rất nhỏ, kích thước có thể chỉ bằng hạt thóc, hạt ngô.
+ Khi hạch sưng to, nổi ngoài da, sờ vào hạch không thấy đau, hạch có đặc điểm mềm căng.
+ Những hạch này thường phát triển chậm.
- Đối với những trường hợp viêm hạch và viêm quanh hạch: Một số triệu chứng của bệnh là hạch sưng to, khi sờ vào thấy đau. Khi dùng kháng sinh, hạch nhỏ lại hoặc lúc sưng lúc giảm, có thể đau hoặc không. Những trường hợp này đa số là bị viêm hạch do nhiễm khuẩn thông thường.
- Hạch khối u: Những trường hợp này thường gặp phải một số triệu chứng bệnh như sau: Đặc điểm hạch cứng, thể tích hạch to và phát triển nhanh, gốc của hạch có chân và có nguy cơ lây lan sang các tổ chức xung quanh – Phần lớn những trường hợp này là hạch ung thư đã chuyển sang giai đoạn di căn.
2. Phương pháp chẩn đoán bệnh lao hạch
Nếu được điều trị sớm và đúng cách, bệnh lao hạch có thể khỏi hoàn toàn và đồng thời không để lại di chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, việc điều trị sẽ rất khó khăn và người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như hiện tượng hạch to, rò mủ hạch, hạch dính thành đám, chèn ép vào hệ thần kinh, lây lan sang những bộ phận khác, bệnh dễ bị tái phát nhiều lần,… Do đó việc chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Dưới đây là một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác căn bệnh này:
Siêu âm hạch để chẩn đoán bệnh
- Siêu âm hạch: Phương pháp siêu âm sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tính chất và đặc điểm của hạch, chẳng hạn hạch to hay nhỏ, kích thước hạch có đều nhau không, hạch có tình trạng dính vào các tổ chức xung quanh hay không, có hiện tượng phù nề phần mềm quanh hạch hay không, có hiện tượng hoại tử trong hạch hay không,…
- Chọc hút hạch bằng kim nhỏ: Việc dùng kim nhỏ để chọc hút hạch phục vụ cho việc xét nghiệm tế bào học là rất cần thiết. Kết quả từ những hình ảnh trên kính hiển vi sẽ giúp các bác sĩ nhận biết rõ vi khuẩn lao và hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác. Kỹ thuật này đơn giản và không gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Sinh thiết hạch: Hiệu quả chẩn đoán của phương pháp này có thể lên tới 80%. Các bác sĩ sẽ chọc hút tế bào hạch để sinh thiết và tìm vi khuẩn lao.
Chọc hút để sinh thiết tế bào
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện một số loại xét nghiệm khác như xét nghiệm đờm, phản ứng da với Tuberculin, xét nghiệm PCR lao, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, Chụp Xquang lồng ngực,…
3. Người bị bệnh lao hạch có phải mổ không?
Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân lo lắng về vấn đề bị lao hạch có phải mổ không. Theo các bác sĩ chuyên khoa, không phải bất cứ bệnh nhân nào bị lao hạch cũng cần phải mổ, tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những biện pháp điều trị lao hạch phổ biến:
Đây là phương pháp phổ biến nhất đề điều trị bệnh lao hạch. Bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng phối hợp các loại thuốc chống lao. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng cũng như thời gian sử dụng thuốc. Thông thường, quá trình điều trị sẽ được chia làm 2 giai đoạn là giai đoạn điều trị tấn công và điều trị duy trì. Ở mỗi giai đoạn, bệnh nhân cần tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để thực hiện xét nghiệm, đánh giá về sức khỏe của người bệnh và hiệu quả của thuốc.
Bệnh nhân lao hạch chủ yếu được điều trị bằng phương pháp nội khoa
Lưu ý, sau khi sử dụng thuốc, nếu thấy những triệu chứng của bệnh bắt đầu thuyên giảm, bệnh nhân cũng không được tự ý bỏ thuốc mà cần tiếp tục điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân tự ý bỏ thuốc khi bệnh chưa khỏi hẳn sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh và dẫn đến tình trạng vi khuẩn lao kháng thuốc khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Một số trường hợp cần điều trị ngoại khoa là trường hợp hạch to gây chèn ép vào mạch máu cũng như các dây thần kinh. Việc phẫu thuật loại bỏ hạch sẽ giúp bệnh nhân giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng sống.
Bên cạnh việc điều trị nội khoa hay ngoại khoa, bệnh nhân cũng cần kết hợp với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể nhanh phục hồi sức khỏe.
Như vậy bạn đã có được đáp án cho câu hỏi bị lao hạch có phải mổ không. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về căn bệnh này hoặc có nhu cầu thăm khám, kiểm tra sức khỏe, hãy gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp và đặt lịch khám sớm cho bạn. A