Răng sữa của trẻ sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ đủ tuổi nhưng nó vẫn có những tác dụng rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Vậy răng sữa của bé hình thành từ khi nào và nó có những tác dụng cụ thể ra sao? Mời bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
22/06/2021 | Răng cửa mọc lệch: nguyên nhân và giải pháp cải thiện 21/06/2021 | Góc tư vấn: Thực phẩm tốt giúp trẻ mọc răng mà vẫn đảm bảo sức khỏe
1. Răng sữa của bé hình thành từ khi nào?
Răng sữa còn được gọi là răng tạm thời vì nó chỉ tồn tại cùng bé trong những năm tháng đầu đời, sau đó sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Bé thường mọc răng sữa trong khoảng dưới 30 tháng tuổi, thông thường trẻ sẽ mọc 20 răng chính, trong đó có 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới.
Răng sữa của bé bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi
Những chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ mọc khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Thông thường là răng cửa chính giữa, răng cửa hàm dưới sẽ mọc đầu tiên. Chiếc răng thứ 2 sẽ mọc ngay bên cạnh răng đầu tiên. Sau đó bốn chiếc tiếp theo mọc lên thường là bốn chiếc răng cửa hàm trên. Những chiếc răng hàm thứ hai thường mọc cuối cùng, khi trẻ được khoảng hơn 2 tuổi.
Mỗi trẻ sẽ có quá trình mọc răng khác nhau, có trẻ mọc sớm, có trẻ lại mọc muộn hơn. Vì thế, cha mẹ cần quan sát, theo dõi quá trình mọc răng của con và nếu có dấu hiệu bất thường thì nên đưa con đến khám nha sĩ để được giải đáp các thắc mắc và được tư vấn chi tiết
20 chiếc răng sữa này sẽ dần dần được thay thế bằng 32 chiếc răng vĩnh viễn hay còn gọi là răng trưởng thành. Khi trẻ khoảng 6 tuổi thì sẽ bắt đầu xảy ra tình trạng rụng răng sữa. Quá trình thay răng của trẻ sẽ kéo dài cho đến khi trẻ được khoảng 12 tuổi. Nhưng tùy mỗi trẻ mà, quá trình thay răng sẽ kết thúc sớm hơn hoặc muộn hơn.
2. Răng sữa của bé có tác dụng gì?
Răng sữa tuy rằng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ lớn lên nhưng nó vẫn có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bé, đặc biệt cần thiết với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số tác dụng của răng sữa:
Có vai trò quan trọng giúp trẻ tiêu hóa thức ăn: Khi trẻ được 6 tháng tuổi và bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm thì mẹ sẽ bắt đầu cho bé làm quen với những món ăn đặc, rắn hơn, khó tiêu hơn và đòi hỏi bé cần có kỹ thuật nhai trước khi nuốt thức ăn. Răng sữa sẽ giúp bé thực hiện hoạt động nhai tốt hơn.
Răng sữa giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nhai, tốt cho hệ tiêu hóa
Giúp răng vĩnh viễn mọc đều hơn: Khi răng sữa bị rụng đi, những chiếc răng trưởng thành sẽ mọc lên tại đúng vị trí của răng sữa cũ. Trong trường hợp răng sữa của trẻ hỏng quá sớm mà răng trưởng thành chưa kịp mọc để lầm chỗ trống thì nguy cơ mọc răng chậm hoặc mọc răng vĩnh viễn bị lệch là rất cao.
Giúp xương hàm của bé phát triển: Răng sữa giúp bé có thể nhai và cắn thức ăn, từ đó giúp cho xương hàm của bé có thể phát triển bình thường.
Hỗ trợ trẻ phát âm: Răng sữa giúp cho trẻ phát âm tốt hơn. Ngược lại, những trẻ bị hỏng răng sữa quá sớm dẫn tới phải nhổ răng sớm sẽ khiến bé bị nói ngọng, phát âm khó khăn hơn.
3. Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc răng sữa cho trẻ
Rất nhiều bà mẹ cho rằng, việc chăm sóc răng sữa cho trẻ không quan trọng vì sau này răng sữa cũng sẽ rụng đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nhưng đây là quan điểm không đúng.
Răng sữa bắt đầu rụng khi trẻ được 6 tuổi
Răng sữa rất quan trọng, nó có thể giúp trẻ nhai thức ăn dễ dàng hơn, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp trẻ phát âm tốt hơn. Hơn nữa, răng sữa cũng dành khoảng trống ở bên trong mô nướu để những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên sau này.
Nếu mẹ sớm rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ, cùng với một chế độ ăn lành mạnh, khoa học thì bé có thể giảm nguy cơ bị sâu răng. Cụ thể, mẹ nên tham khảo những điều sau:
-
Đối với trẻ sơ sinh: Dùng khăn mềm để làm sạch miệng và nướu của trẻ.
-
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, dùng bàn chải mềm để đánh răng cho trẻ bằng nước ấm 2 lần/ngày.
-
Khi trẻ được 12 tháng: Bắt đầu đưa trẻ đi khám nha khoa lần đầu tiên.
-
18 tháng: Nên cho trẻ đánh răng bằng kem đánh răng cho trẻ em, có hàm lượng fluor thấp. Hướng dẫn trẻ nhổ kem đánh răng ra ngoài.
-
Khi trẻ được 2 tuổi rưỡi mẹ có thể hướng dẫn con cách dùng chỉ nha khoa.
-
Trẻ từ 4 - 5 tuổi: Mẹ hãy dạy con cách tự đánh răng.
Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách
Khi trẻ 6 tuổi: Mẹ có thể cho con dùng kem đánh răng như của người lớn và lưu ý về vấn đề khám răng định kỳ cho trẻ.
Trong trường hợp răng sữa của trẻ bị sâu, mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, trẻ có thể bị đau nhiều, bị áp xe răng và nhiều vấn đề khác, đặc biệt có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn của trẻ, khiến trẻ phát triển kém hơn. Hơn nữa, khi răng sữa của trẻ bị rụng sớm do sâu quá nặng thì sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng trưởng thành của trẻ.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Răng sữa của bé hình thành từ khi nào”. Đây là những chiếc răng đầu tiên của mỗi người, chúng bắt đầu nhú qua nướu khi trẻ được 6 tháng và có khoảng 20 chiếc răng sữa, thường phát triển khi trẻ đạt hơn 2 tuổi. Từ sau 6 tuổi, những chiếc răng này sẽ rụng đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Nếu có thắc mắc, bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được chuyên gia của bệnh viện tư vấn chi tiết, cụ thể hơn.
Tại khoa Răng - Hàm - Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chúng tôi cung cấp những gói dịch vụ thăm khám và điều trị tất cả những vấn đề về sức khỏe răng miệng ở người lớn và trẻ nhỏ. Các loại máy móc khám chữa bệnh tân tiến hiện đại, cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẽ khiến bạn hoàn toàn hài lòng về dịch vụ của chúng tôi.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội