Nếu không được kiểm soát kịp thời, Tình trạng giãn phế quản có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, suy tim, xẹp phổi,…. Do đó, ngay khi có những biểu hiện bệnh, bệnh nhân cần được đưa tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh sớm. Vậy chẩn đoán và điều trị giãn phế quản như thế nào? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả?
25/12/2021 | Góc tư vấn: Chữa viêm phế quản mãn tính có những phương pháp nào? 17/12/2021 | Phương pháp điều trị lên cơn hen phế quản khi chuyển mùa 19/11/2021 | Hen khó thở có phải dấu hiệu của bệnh hen phế quản không? 18/11/2021 | Phương pháp điều trị co thắt phế quản hiệu quả, an toàn
1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh giãn phế quản
1.1. Giãn phế quản là gì?
Bệnh giãn phế quản là tình trạng phế quản bị giãn quá mức, mất khả năng đàn hồi. Nếu không được điều trị và kiểm soát bệnh kịp thời thì lượng dịch nhầy tích tụ lại ở phế quản càng nhiều. Từ đó, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển gây nhiễm trùng và khiến bệnh tái phát nhiều lần.
1.2. Những nguyên nhân dẫn tới bệnh giãn phế quản
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng giãn phế quản, trong đó các nguyên nhân chủ yếu thường là do xảy ra tổn thương ở thành phế quản. Một số bệnh lý có thể gây nhiễm trùng phổi và dẫn tới tổn thương thành phế quản như bệnh viêm phổi, bệnh lao, bệnh sởi, ho gà,...
Bệnh giãn phế quản có thể do tình trạng suy giảm hệ miễn dịch
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể gây nhiễm trùng phổi và đồng thời làm tăng nguy cơ giãn phế quản có thể kể đến như tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, bệnh xơ nang, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, xuất hiện khối u trong phế quản, hay bị mắc một số dị vật trong phế quản,...
1.3. Một số triệu chứng của bệnh giãn phế quản
Bệnh giãn phế quản có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng những người có tiền sử mắc bệnh về phổi sẽ có nguy cơ cao hơn. Khi bị giãn phế quản, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
Bệnh nhân bị giãn phế quản có biểu hiện ho liên tục trong một thời gian dài
- Ho liên tục trong một thời gian dài, trong những trường hợp nghiêm trọng có thể ho ra máu.
- Nhiều đờm kèm theo tình trạng thở ngắn hay xuất hiện tiếng thở rít.
- Bệnh nhân có cảm giác đau tức ngực.
- Phần da dưới móng chân và móng tay có biểu hiện dày hơn bình thường.
- Cơ thể người bệnh thường xuyên mệt mỏi.
- Những trường hợp trẻ bị giãn phế quản có biểu hiện chậm lớn, giảm cân.
Khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được thăm khám để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, xẹp phổi, suy tim,…
- Một số biểu hiện cho thấy bệnh nhân bị suy hô hấp như thở gấp, thở ngắn, da và môi tím tái,…
- Xẹp phổi là tình trạng phổi đang không thể hoạt động bình thường với một số biểu hiện như sau: Bệnh nhân thở nhanh, thở gấp, da tím tái,…
2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị giãn phế quản như thế nào?
2.1. Phương pháp chẩn đoán giãn phế quản
Chẩn đoán và điều trị giãn phế quản như thế nào là những vấn đề được nhiều người quan tâm. Ngoài việc kiểm tra những biểu hiện lâm sàng của người bệnh như ho liên tục, hiện tượng nhiều đờm, cơ thể mệt mỏi,… bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để xác định rõ tình trạng của bệnh nhân, đánh giá mức độ tổn thương của phế quản và tìm nguyên nhân gây bệnh để có thể lên phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Một số loại xét nghiệm thường được chỉ định là:
Chụp X-quang để phát hiện những tổn thương ở phổi
- Chụp X-quang: Để phát hiện những bất thường của phổi và những tổn thương ở phế quản.
- Chụp CT lồng ngực: Phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ có thể quan sát được những hình ảnh của hệ thống đường dẫn khí cũng như các tổ chức khác bên trong lồng ngực.
- Xét nghiệm máu: Tình trạng giãn phế quản có thể do một số bệnh lý về miễn dịch gây ra. Chính vì thế, phương pháp xét nghiệm máu cũng rất cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh có phải do một số bệnh lý về miễn dịch hay không.
- Cấy đờm: Phương pháp này giúp xác định rõ bệnh nhân có đang gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm trong phổi hay không.
- Xét nghiệm chức năng hô hấp: Để nhận biết rõ hoạt động của phổi và từ đó đánh giá chính xác về mức độ tổn thương phổi.
2.2. Các phương pháp điều trị giãn phế quản
Các phương pháp điều trị bệnh giãn phế quản đều hướng đến mục tiêu phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng hô hấp cấp, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh và cuối cùng là nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Điều trị nội khoa thường được áp dụng đối với bệnh nhân bị giãn phế quản
Thông thường điều trị nội khoa và vật lý trị liệu là những phương pháp điều trị phổ biến nhất. Trong đó, một số loại thuốc thường được chỉ định sử dụng là thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn và thuốc loãng đờm giúp bệnh nhân làm sạch đường thở hoặc có thể là thuốc corticoid dạng xịt với mục đích giảm viêm nếu bệnh nhân kèm theo tình trạng hen và thở khò khè.
Vật lý trị liệu là một số liệu pháp chẳng hạn như vỗ ngực giúp bệnh nhân khạc đờm hiệu quả, thông thoáng đường thở hoặc một số bài tập giúp bệnh nhân sớm phục hồi chức năng hô hấp.
Đối với một số trường hợp khác, bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp khác như liệu pháp thở oxy dành cho bệnh nhân bị giãn phế quản lan tỏa, có dấu hiệu suy hô hấp hoặc phẫu thuật(có thể là phẫu thuật ghép phổi để thay thế phần phổi bị tổn thương) nếu bệnh nhân có triệu chứng chảy nhiều máu, hay bị giãn phế quản ở một khu vực nhất định,…
Những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc các phương pháp chẩn đoán và điều trị giãn phế quản như thế nào. Bạn có thể liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được các bác sĩ bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn về các bệnh lý tại phổi và các vấn đề sức khỏe khác.