Giáo dục để trẻ thiết lập và duy trì thói quen vệ sinh đúng ngay từ đầu là việc cha mẹ nên làm để giúp con tránh được hệ lụy xấu về sau cho răng miệng. Muốn làm được điều này trước tiên, cha mẹ cần biết được các thói quen răng miệng xấu ở trẻ em để giúp trẻ loại bỏ chúng.
22/02/2022 | Bé mọc răng hàm không chịu ăn do đâu? Làm gì để cải thiện tình hình? 10/02/2022 | Nghiến răng ở trẻ và những điều ba mẹ cần biết 10/02/2022 | Khi nào cần điều trị tủy răng và một số vấn đề liên quan
1. Tại sao trẻ dễ bị mắc các bệnh về răng miệng?
Vệ sinh răng miệng sai cách là nguyên nhân gây sâu răng ở nhiều trẻ
Có một thực tế đáng ngại hiện nay là tỷ lệ trẻ mắc các bệnh lý răng miệng có chiều hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây nên tình trạng ấy chủ yếu xuất phát từ:
- Cha mẹ chủ quan về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ
Nhiều bậc phụ huynh do chưa thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ nên không hình thành thói quen đánh răng hàng ngày cho con. Hệ lụy của tình trạng này là trẻ bị sâu răng, viêm lợi,...
- Thói quen ăn uống của trẻ
Ngày nay, các loại đồ hộp, đồ ăn nhanh sản xuất cho trẻ em được bán rất nhiều. Chúng chính là tác nhân gây ra các bệnh răng miệng của trẻ nếu cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn các loại thực phẩm này.
- Sự dư thừa đường trong thức ăn và sự có mặt của vi khuẩn trong miệng trẻ
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra sâu răng ở trẻ em. Thức ăn khi không được làm sạch sẽ bám lại ở chân răng, tạo thành mảng bám. Khi trẻ không được vệ sinh răng sạch sẽ hàng ngày, vi khuẩn sẽ tích tụ lại nơi mảng bám và tiết ra axit có hại khiến cho men răng bị phá hủy, hình thành cao răng, răng bị sâu, gây viêm nướu,...
2. Cha mẹ nên giúp con tránh các thói quen răng miệng xấu ở trẻ em
2.1. Nhai các vật cứng
Nhai các vật cứng như kẹo, đá,... là một trong các thói quen răng miệng xấu ở trẻ em. Việc làm này rất dễ làm cho răng bị mẻ hoặc gãy. Không những thế, các loại kẹo cứng còn chứa rất nhiều đường - là nguyên nhân gây ra các vấn đề về răng miệng, nhất là bệnh sâu răng. Vì thế, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ cắn, nhai đá hay các loại kẹo cứng.
Nhai đá lạnh là một trong các thói quen răng miệng xấu ở trẻ em dễ làm sứt, mẻ men răng
2.2. Siết và nghiến răng
Thường xuyên nghiến răng là một thói quen răng miệng xấu có thể làm mòn, gãy răng hoặc gây ra các vấn đề về hàm. Đặc biệt, nếu trẻ nghiến răng về ban đêm còn có thể xuất phát từ các bệnh lý hô hấp hoặc vấn đề về tâm lý.
2.3. Dùng đồ uống đóng sẵn
Các loại đồ uống đóng sẵn thường có chứa một lượng đường rất lớn dễ làm sâu răng của trẻ. Nguyên nhân của tình trạng này là do sau khi uống các loại đồ uống đóng sẵn thường không đánh răng tạo cơ hội cho đường tích tụ ở chân răng hoặc nếu đánh răng ngay lập tức thì chúng cũng dễ làm mòn răng.
Để tránh xảy ra điều ấy, cha mẹ hãy dạy trẻ, sau khi uống các loại đồ uống đóng sẵn hãy đợi khoảng 10 phút cho nước bọt làm trung hòa các axit có trong đồ uống rồi hãy đánh răng.
2.4. Mút ngón tay
Mút ngón tay là thói quen của rất nhiều trẻ và các bậc cha mẹ dễ lầm tưởng rằng việc làm này không gây ảnh hưởng xấu cho răng miệng. Hành động này thực ra là hết sức bình thường khi trẻ ở độ tuổi 3 - 6 tuổi.
Tuy nhiên, nếu đến khi trẻ đã lớn mà vẫn duy trì hành động ấy thì nó dễ làm thay đổi khớp cắn, cung răng, hệ thống cơ, cấu trúc xung quanh răng,… Cụ thể là:
- Mút ngón tay khiến cho các răng cửa hàm trên bị nhô ra, răng cửa hàm dưới bị nghiêng vào bên trong, tất cả những điều này làm cho răng bị mọc lệch.
- Mút ngón tay khiến cho vòm miệng bị biến dạng, khớp cắn bị sai.
2.5. Đánh răng quá mạnh
Thường xuyên đánh răng quá mạnh cũng là một trong các thói quen răng miệng xấu ở trẻ em dễ làm hỏng bề mặt răng và gây tụt nướu. Điều đáng nói là rất nhiều trẻ lại làm việc này thành thói quen, phần vì thích thú phần vì nghĩ rằng đánh như vậy mới sạch. Vì thế, cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu không cần phải dùng lực mạnh để đánh răng mà chỉ cần đánh đúng cách là có thể loại bỏ được mảng bám và chất bẩn.
Ngay từ nhỏ, cha mẹ nên dạy trẻ cách đánh răng đúng để bảo vệ sức khỏe răng miệng
2.6. Đẩy lưỡi
Thường thì trước năm 12 tuổi, trẻ hay có thói quen đẩy lưỡi. Việc làm này diễn ra là do cơ chế nuốt của trẻ chưa hoàn thiện. Vượt qua độ tuổi ấy, nếu trẻ vẫn duy trì thói quen đẩy lưỡi thì nó có thể trở thành nguyên nhân gây ra cắn hở và khiến cho các răng ở phía trước bị hô, rất xấu về thẩm mỹ và ảnh hưởng đến khả năng nhai của trẻ.
3. Cách chăm sóc răng miệng đúng cho trẻ theo độ tuổi
Từ bỏ các thói quen răng miệng xấu ở trẻ em để hình thành các thói quen tốt là vô cùng quan trọng cho sức khỏe nha khoa của trẻ về sau. Để làm được điều này, cha mẹ hãy chú ý:
- Trẻ 1 - 2 tuổi: cần được cha mẹ đánh răng bằng gạc mềm có thấm nước ấm sạch hoặc nước muối đã được pha loãng.
- Trẻ 3 - 6 tuổi: cha mẹ hãy để cho trẻ tự đánh răng dưới sự giám sát của mình để điều chỉnh, giúp trẻ biết cách đánh răng đúng.
Trẻ 6 - 9 tuổi: hàng ngày cha mẹ nên kiểm tra việc đánh răng của trẻ một cách đều đặn để chắc chắn được rằng trẻ đang không đánh răng sai cách.
Để hình thành thói quen đánh răng, cha mẹ cũng nên tạo hứng thú cho trẻ bằng cách:
- Cho trẻ biết lịch đánh răng vào một khoảng thời gian hợp lý do mình quy định. Tốt nhất là nên đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi trẻ thức giấc và buổi tối trước khi trẻ đi ngủ.
- Mua cho trẻ loại bàn chải đầu tròn nhỏ, có phần cổ dài để trẻ dễ thao tác khi đánh sâu vào mặt trong của răng, phần lông của bàn chải là loại lông siêu mềm vừa không làm trầy xước nướu nhưng cũng vừa có đủ khả năng loại bỏ các mảng bám.
- Chọn kem đánh răng không đường, chứa Active Fluoride và Xylitol để chống sâu răng, chọn loại có thành phần an toàn để nếu trẻ có nuốt cũng không nguy hiểm.
- Đặt bàn chải nhẹ nhàng, hướng dẫn trẻ chải lần lượt từng nhóm răng, chải đủ 3 mặt răng trong khoảng thời gian 2 - 3 phút.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cha mẹ nhận ra các thói quen răng miệng xấu ở trẻ em ngay từ sớm để giúp con loại bỏ chúng, tập thói quen tốt để duy trì nó. Làm được như vậy, về lâu về dài, sức khỏe răng miệng của trẻ sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất.