Cần làm gì để kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu trong cơ thể? | Medlatec

Cần làm gì để kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu trong cơ thể?

Mỡ máu là một phần quan trọng của cơ thể, tham gia vào nhiều quá trình tạo chất và giúp cơ thể hoạt động, phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên chỉ số này cao hoặc rối loạn sẽ gây nhiều hệ lụy sức khỏe. Vậy mỡ máu thế nào là không tốt, biểu hiện bệnh lý ra sao?


09/07/2020 | Cần làm gì để kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu trong cơ thể?
20/04/2020 | Bệnh mỡ máu là gì, có nguy hiểm không?
08/04/2020 | Làm gì để giảm lượng mỡ máu Triglyceride?
09/01/2020 | Xét nghiệm bộ mỡ giúp đánh giá tình trạng mỡ máu chính xác

1. Mỡ máu là gì và các thành phần của mỡ máu

Mỡ máu, còn gọi là lipid máu rất quan trọng với cơ thể người, gồm nhiều thành phần khác nhau như cholesterol, triglyceride,... Chúng ta vẫn thường nghe tới cholesterol bởi đây là thành phần mỡ máu quan trọng nhất, cũng phức tạp nhất.

Cholesterol có vai trò trong cấu tạo màng tế bào, là tiền chất tạo Vitamin D và một số hormone cơ thể, giúp con người phát triển và thực hiện các hoạt động sống. Triglyceride cũng là thành phần quan trọng cung cấp năng lượng và chuyên chở các chất béo thực hiện quá trình trao đổi chất. 

Rối loạn Cholesterol và tăng triglyceride quá mức cũng gây xơ vữa động mạch, thường gặp ở người đái tháo đường, hút nhiều thuốc lá, béo phì, uống nhiều rượu bia.

Các loại chất béo không hòa tan trong nước nên để di chuyển trong máu, cholesterol, triglycerid và các thành phần tương tự khác phải kết hợp với chất dễ tan trong nước. Những chất này được gọi là Lipoprotein. 

Cholesterol là thành phần quan trọng trong mỡ máu

Cholesterol là thành phần quan trọng trong mỡ máu

Lipoprotein gồm nhiều loại nhưng được chia thành 2 loại quan trọng là LDL -c (thường gọi là mỡ xấu) và HDL -c (thường gọi là mỡ tốt). Mỡ máu tăng khi mỡ xấu tăng và mỡ tốt giảm, thường kéo theo tăng cholesterol toàn phần. Những người này có nguy cơ gây nhiều bệnh lý nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,...

2. Chỉ số mỡ máu như thế nào là cao?

Xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số mỡ máu là cách tốt nhất để phát hiện sớm và chính xác tình trạng tăng lượng cholesterol trong máu. Theo đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ số cholesterol toàn phần và chỉ số triglyceride để đánh giá như sau:

2.1. Chỉ số cholesterol toàn phần

- < 200 mg/dL (5,1 mmol/L): bình thường.

- 200 - 239 mg/dL (5,1 - 6,2 mmol/L): Là mức ranh giới chưa quá nguy hiểm nhưng cần chú ý và theo dõi.

- ≥ 240 mg/dL (6,2 mmol/L): cholesterol trong máu tăng, cảnh báo nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao.

Cần kiểm tra toàn diện các chỉ số mỡ máu

Cần kiểm tra toàn diện các chỉ số mỡ máu

2.2. Chỉ số cholesterol tốt (HDL)

- < 40 mg/dL (1,0 mmol/L) với nam giới và < 50 mg/dL (1,3 mmol/L) với nữ giới: thấp, cho thấy nguy cơ mỡ máu cao.

- > 60 mg/dL (1,5 mmol/L): HDL cholesterol tốt tăng, đây là dấu hiệu tốt.

2.3. Chỉ số cholesterol xấu (LDL)

- < 100 mg/dL (< 2,6 mmol/L): rất tốt.

- 100 - 129 mg/dL (2,6 - 3,3 mmol/L): Bình thường.

- 130 - 159 mg/dL (3,3 - 4,1 mmol/L): Mức giới hạn.

- 160 - 189 mg/dL (4,1 - 4,9 mmol/L): Tăng, cho thấy nguy cơ mỡ máu cao.

- ≥ 190 mg/dL (4,9 mmol/L): Tăng cao, nguy cơ mắc bệnh rất cao.

2.4 Chỉ số Triglyceride

- < 150 mg/dL (1,7 mmol/L): Bình thường.

- 150-199 mg/dL (1,7 - 2,2 mmol/L): Tăng giới hạn.

- 200-499 mg/dL (2,2 - 5,6 mmol/L): Cao.

- ≥ 500 mg/dL (≥ 5,6 mmol/L): Rất cao.

3. Người bị rối loạn mỡ máu có biểu hiện thế nào?

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân rối loạn mỡ máu đều không có biểu hiện rõ ràng báo trước bệnh. Cách duy nhất là làm xét nghiệm máu kiểm tra, tuy nhiên nếu gặp những tình trạng sau, bạn nên sớm tới thăm khác bác sĩ chuyên khoa.

Rối loạn mỡ máu thường kèm theo huyết áp không ổn định

Rối loạn mỡ máu thường kèm theo huyết áp không ổn định

3.1. Huyết áp không ổn định

Rối loạn mỡ máu thường gây ra tình trạng này, khiến người bệnh có huyết áp không ổn định, thường dẫn đến tăng huyết áp.

Cùng với đó, người bệnh cũng thường cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, đầy bụng,...

3.2. Đau ngực

Rối loạn mỡ máu có thể là nguyên nhân sâu xa gây những cơn đau ngực tử vong ở người khỏe mạnh bình thường. Song tình trạng này không thường xảy ra mà chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, đột ngột rồi tự biến mất.

Triệu chứng này khiến người bệnh có cảm giác vùng ngực bị đè nặng, đầy tức, như bị bóp nghẹt trong vài phút hoặc dài hơn.

3.3. Tê bì, đau nhức, lạnh tay chân

Rối loạn mỡ máu gây tắc nghẽn mạch máu, thường gặp và dễ có biểu hiện là khi tắc nghẽn mạch máu ngoại vi. Người bệnh bị đau nhức, sưng tấy, tê bì chân và các ngón chân. Hơn nữa máu cung cấp nuôi vùng tay chân không đủ dễ gây lạnh hơn.

3.4. Đột quỵ

Rối loạn mỡ máu kéo dài nếu không can thiệp sẽ tạo nên nhiều mảng xơ vữa động mạch, bám vào thành mạch máu và ngày càng tăng kích thước, gây cản trở máu lên não. Biến chứng cuối cùng và vô cùng nguy hiểm là đột quỵ.

4. Làm gì để kiểm soát mỡ máu trong cơ thể?

Rối loạn mỡ máu là bệnh lý ngày càng phổ biến, liên quan mật thiết đến thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Để phòng ngừa cũng như kiểm soát bệnh tốt, ăn uống khoa học và tập thể dục là vô cùng quan trọng.

Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho người bị rối loạn mỡ máu

Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho người bị rối loạn mỡ máu

Những thực phẩm tốt cho người rối loạn mỡ máu và phòng ngừa bệnh gồm:

- Rau xanh: Rau xanh luôn cần có trong mỗi bữa ăn hàng ngày.

- Ăn thịt nạc thăn, thịt ức gà, hạn chế thịt mỡ và nội tạng động vật.

- Các loại nấm: mộc nhĩ, nấm hương.

- Thực phẩm chứa ít chất béo như: hoa quả tươi, quả họ đậu, cá,...

- Gừng giúp giảm mỡ máu rất tốt.

Đặc biệt các nhóm thực phẩm sau có tác dụng giảm mỡ máu: lúa mạch, yến mạch và bột yến mạch, Beta-sitosterol có trong bơ thực vật, Blond psyllium có trong vỏ hạt, Sitosterol có trong bơ thực vật.

Những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa gây tăng mỡ máu như: đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, thức ăn chế biến sẵn, sữa và chế phẩm từ sữa, bơ, dầu dừa, thịt đỏ,...

Rượu và thuốc lá cũng gây giảm triglyceride trong máu. Những người bị béo phì, ít vận động có nguy cơ cao rối loạn mỡ máu, do đó cần tập thể dục hoặc đi bộ ít nhất 30 phút. Ngoài ra giấc ngủ đủ từ 6 - 8 tiếng cũng giúp ngăn ngừa bệnh.

Thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học này nếu duy trì được từ lúc còn trẻ sẽ giúp bạn phòng ngừa rối loạn mỡ máu và các bệnh lý thường gặp như đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp. 

Rối loạn mỡ máu đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Do đó, mỗi người cần tự có ý thức tăng cường sức khỏe bản thân, kiểm tra sàng lọc định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Nếu cần tư vấn thêm về mỡ máu cũng như các bệnh lý liên quan, hãy liên hệ với bệnh viện MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp