Cảm lạnh đau đầu là triệu chứng rất dễ gặp và thường xảy ra vào thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là virus thuộc chủng Enterovirus hoặc Rhinovirus, xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường mắt, mũi, miệng.
02/07/2022 | Cảm lạnh ở trẻ: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí 26/12/2021 | Chuyên gia tư vấn: Trẻ cảm lạnh nên cho ăn gì? 22/12/2021 | Chuyên gia tư vấn: Bị cảm lạnh nên làm gì?
1. Cảm lạnh là do nguyên nhân nào gây nên?
Cảm lạnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Đây là một trong số các bệnh lý về đường hô hấp do virus gây nên. so với cảm cúm thì cảm lạnh ít nghiêm trọng hơn nhưng cũng khiến cho người bệnh cảm thấy uể oải, mệt mỏi và ảnh hưởng ít nhiều đến các hoạt động thường ngày.
Thời điểm cảm lạnh dễ xuất hiện nhất là những khi trời mưa và thời tiết lạnh, hoặc khi giao mùa. Đối với trẻ em, đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu thì mắc cảm lạnh có thể gây ra các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.
Cảm lạnh đau đầu là triệu chứng rất dễ gặp và thường xảy ra vào thời điểm giao mùa
Như đã đề cập thì virus là nguyên nhân chính gây cảm lạnh và loại virus thường gặp nhất là chủng Enterovirus hoặc Rhinovirus. Chúng có thể dễ dàng xâm nhập và tấn công cơ thể người thông qua các con đường mắt, mũi, miệng. Chúng còn tồn tại trong giọt bắn của người bệnh, lan truyền trong không khí khi bệnh nhân ho, giao tiếp hoặc hắt hơi. Nếu bạn tiếp xúc với những đồ vật có chứa những giọt bắn này và đưa tay lên mắt, mũi, miệng thì cũng có thể bị nhiễm virus.
2. Triệu chứng thường gặp phải khi bị cảm lạnh là gì?
Sau khoảng 2 - 3 ngày kể từ thời điểm bị nhiễm virus, cơ thể bệnh nhân sẽ biểu hiện một số triệu chứng ở các cơ quan như mũi, xoang, họng. Các triệu chứng này sẽ kéo dài liên tục từ 3 - 7 ngày. 3 ngày đầu là giai đoạn dễ lây sang cho người khác nhất.
Thông thường, tình trạng cảm lạnh đau đầu chỉ bộc lộ các dấu hiệu nhẹ. Có những trường hợp có thể tự khỏi bệnh sau 1 tuần và biểu hiện ở mỗi người đôi khi là khác nhau. Nhưng nhìn chung các dấu hiệu của bệnh sẽ bao gồm:
-
Đau đầu, cơ thể đau nhức, mệt mỏi;
-
Ho, hắt hơi;
-
Viêm họng, đau họng;
-
Ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi và nước mắt;
-
Khó thở;
-
Sốt nhẹ;
Mặc dù cảm lạnh đau đầu thường sẽ có xu hướng tự khỏi sau 1 tuần nhưng cũng có người bệnh do không được điều trị đúng cách gây ra các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, trụy tim mạch,... rất nguy hiểm. Vì vậy nếu không thể tự khỏi, người bị cảm lạnh đau đầu nên đi khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế.
3. Cảm lạnh đau đầu khi nào thì nên đi viện?
Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ hoặc đi khám:
-
Hay bị thở khò khè, khó thở;
-
Viêm xoang nặng;
-
Sốt cao trên 38,5 độ C trên 5 ngày. Hoặc tái sốt sau một thời gian đã hết sốt;
-
Đau đầu liên tục, đau họng thường xuyên.
Đối với trẻ nhỏ bị cảm lạnh, các bậc phụ huynh cần chú ý và theo dõi chặt chẽ các biểu hiện ở trẻ vì diễn biến của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn so với người lớn. Do đó khi nhận thấy trẻ biểu hiện các dấu hiệu sau thì cha mẹ hãy đưa trẻ tới bệnh viện ngay:
-
Trẻ bị sốt trên 38 độ C, sốt tăng dần và kéo dài trên 2 ngày không đỡ mặc dù đã áp dụng các biện pháp hạ sốt;
-
Trẻ bị khó thở, ho, thở khò khè;
-
Đau đầu, đau tai;
-
Uể oải, mệt mỏi, chán ăn;
-
Buồn ngủ bất thường;
-
Rối loạn ý thức.
Cảm lạnh đau đầu thường gây ra những triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân
4. Các biện pháp điều trị khi bị cảm lạnh đau đầu
Nhìn chung cảm lạnh được đánh giá là một loại bệnh lý không phức tạp, chủ yếu là điều trị triệu chứng của bệnh. Để khắc phục những biểu hiện của bệnh, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc ho, thuốc thông mũi, giảm đau, hạ sốt,...
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm các biện pháp điều trị tại nhà như súc miệng, súc họng, vệ sinh sạch sẽ mũi miệng và tăng cường uống nhiều nước ấm mỗi ngày.
Cách vệ sinh mũi: trước tiên người bệnh cần hỉ sạch nước mũi và chất nhờn ra ngoài, sau đó tiến hành rửa mũi bằng các dung dịch vệ sinh mũi dạng xịt rồi nhỏ thuốc.
Cách vệ sinh miệng và vệ sinh họng: súc miệng từ 2 - 4 lần/ngày bằng cách dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Dung dịch này có tác dụng kháng viêm và cải thiện nhanh chóng các cơn đau rát họng hiệu quả.
Uống nước ấm mỗi ngày hoặc nước gừng, nước chanh mật ong có tác dụng giảm ho, tiêu đờm và giảm thiểu các cơn đau họng. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý giữ ấm cho cơ thể.
5. Các phương pháp phòng ngừa cảm lạnh đau đầu
Thời điểm thời tiết chuyển mùa và thay đổi đột ngột thường tạo điều kiện để virus phát triển mạnh và dễ dàng xâm nhập, tấn công cơ thể con người. Do đó để phòng ngừa nguy cơ bị cảm lạnh, bạn nên áp dụng những biện pháp sau:
-
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là sau khi ở chỗ công cộng;
-
Vệ sinh phòng ốc, nhà ở, đảm bảo không gín sống và sinh hoạt luôn khô thoáng, sạch sẽ. Ngoài ra đồ dùng nên được vệ sinh, khử trùng thường xuyên;
-
Không sử dụng chung đồ dùng với người khác, nhất là người đang bị cảm lạnh;
-
Thường xuyên vận động, rèn luyện sức khỏe, ăn uống đầy đủ để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Hãy đưa trẻ đi khám nếu tình trạng cảm lạnh không có dấu hiệu thuyên giảm
Có thể nói cảm lạnh là bệnh lý thường gặp ở đường hô hấp, ai cũng dễ dàng mắc phải từ trẻ nhỏ, người trưởng thành đến người lớn tuổi. Các triệu chứng của cảm lạnh thường không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh cũng không nên chủ quan trước tình trạng này mà hãy thực hiện các phương pháp giúp làm giảm triệu chứng của bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách, cảm lạnh có thể dẫn đến những bệnh lý mạn tính và nghiêm trọng, nhất là ở trẻ nhỏ.
Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những đơn vị khám chữa bệnh hàng đầu, có thể đem đến nhiều giải pháp tối ưu cho khách hàng thông qua những dịch vụ do MEDLATEC cung cấp. Nếu bạn đang có nhu cầu được thăm khám các bệnh lý về hô hấp hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên hướng dẫn đăng ký lịch khám tại Chuyên khoa Hô hấp và tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ tại viện.