Chuyên gia tư vấn: Trẻ cảm lạnh nên cho ăn gì? | Medlatec

Chuyên gia tư vấn: Trẻ cảm lạnh nên cho ăn gì?

Cảm lạnh ở trẻ em là một loại viêm nhiễm đường hô hấp, do các loại virus gây ra. Bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi,… khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi. Khi trẻ bị cảm lạnh, cha mẹ nên cho con nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ dưỡng chất để bệnh nhanh khỏi. Vậy trẻ cảm lạnh nên cho ăn gì và các bậc phụ huynh nên chăm sóc trẻ như thế nào?


22/12/2021 | Chuyên gia tư vấn: Bị cảm lạnh nên làm gì?
05/06/2021 | Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
05/06/2021 | Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh và hướng xử lý, hạn chế biến chứng
12/05/2021 | Cảm lạnh mùa hè - Những điều bạn cần biết

1. Một số triệu chứng cảm lạnh ở trẻ

Rất nhiều virus có thể gây ra bệnh cảm lạnh nhưng chủ yếu là loại virus rhino. Thuốc kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus, nên khi con bị cảm lạnh, mẹ không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho con. Đây là thói quen sai lầm, có thể dẫn tới nguy cơ kháng thuốc. 

Sốt là triệu chứng của cảm lạnh

Sốt là triệu chứng của cảm lạnh

Phần lớn, tình trạng cảm lạnh ở trẻ thường không nguy hiểm. Bệnh thường diễn ra trong khoảng từ 4 đến 10 ngày và có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, với một số trường hợp trẻ sơ sinh hoặc trẻ có hệ miễn dịch suy giảm thì cha mẹ nên đưa con đi khám nếu thấy có dấu hiệu bất thường để được các bác sĩ chẩn đoán và tư vấn, điều trị kịp thời cho trẻ. 

Khi bị cảm lạnh, trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng như sau: Đau họng, chảy nước mũi nhiều, liên tục hắt hơi, mệt mỏi, ho nhiều, có thể kèm theo sốt, đau đầu hoặc một số trường hợp có thể bị nôn,… Vào mùa lạnh, trẻ sẽ có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn so với những mùa khác trong năm.

Trẻ sổ mũi do cảm lạnh

Trẻ sổ mũi do cảm lạnh

Khi trẻ bị cảm lạnh, các bậc phụ huynh cũng không nên lo lắng quá, đồng thời không nên cho bé sử dụng thuốc ho hoặc lạm dụng một số loại thuốc như thuốc ức chế ho, thuốc làm thông mũi,.... Mẹ cần biết rằng, khi trẻ ho, cơ thể của trẻ sẽ được loại bỏ virus ra khỏi cơ thể vì thế ho chính là một phản ứng tự nhiên rất tốt. Mẹ không nên quá lo lắng, cơ thể của trẻ sẽ có đủ kháng thể để sản sinh ra các loại virus thông thường này. 

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan. Nếu sau một vài ngày, triệu chứng của con không thuyên giảm. Trẻ có biểu hiện bị sốt cao, ớn lạnh và nôn mửa hay có bất cứ một dấu hiệu nào khác cho thấy trẻ quá mệt mỏi hoặc bị suy hô hấp,… thì mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp. 

2. Trẻ cảm lạnh nên cho ăn gì?

2.1. Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ khi bị cảm lạnh

Khi trẻ bị cảm lạnh, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp giúp trẻ cải thiện bệnh hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Cụ thể như sau: 

- Mẹ cần cho bé uống nước đầy đủ, có thể uống nước lọc, nước hoa quả như nước cam,... nước điện giải oresol để hạn chế nguy cơ mất nước. 

- Mẹ có thể cho bé ngậm hỗn hợp chanh, bạc hà để bé giảm bớt sự khó chịu, đau rát ở cổ họng. 

- Khi bị cảm lạnh bé thường khá mệt mỏi, vì thế mẹ hãy cho con nghỉ ngơi nhiều hơn để bé nhanh chóng lấy lại sức. 

- Cho trẻ tắm nước ấm trong phòng kín. 

2.2. Trẻ cảm lạnh nên cho ăn gì?

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị cảm lạnh, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng, băn khoăn về vấn đề “trẻ cảm lạnh nên cho ăn gì”. Dưới đây là những món ăn mà mẹ nên bổ sung cho con khi trẻ có dấu hiệu bị cảm lạnh: 

Cho trẻ ăn cháo giúp trẻ dễ ăn và tốt cho hệ tiêu hóa

Cho trẻ ăn cháo giúp trẻ dễ ăn và tốt cho hệ tiêu hóa

- Các loại cháo, súp, như súp gà: Khi trẻ bị cảm lạnh, những món ăn dạng lỏng như cháo, súp,… rất phù hợp với trẻ. Không chỉ giúp trẻ dễ ăn mà những món ăn này còn rất dễ tiêu hóa, đồng thời có tác dụng làm sạch đường hô hấp và giúp giảm tình trạng nghẹt mũi. Khi nấu súp hoặc cháo cho bé, mẹ có thể bổ sung thêm ít hành hoặc gừng để giúp trẻ khỏi bệnh nhanh hơn. 

- Một số trái cây họ cam, quýt: Đây là một trong những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và chống chọi lại bệnh tốt hơn.

- Các loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa: Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa chẳng hạn như bông cải xanh, việt quất, một số loại rau cải,… sẽ giúp trẻ chống lại bệnh cảm lạnh thông thường. Mẹ có thể chế biến bằng cách nấu các loại rau hoặc thực hiện món sữa chua việt quất để giúp bé có cảm giác ngon miệng hơn. 

- Sữa chua: Sữa chua là một món ăn được nhiều trẻ yêu thích và còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, rất phù hợp với những trẻ đang mắc chứng cảm lạnh. Hơn nữa, sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn có lợi, rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. 

 - Sữa: Sữa có nhiều chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và sớm cải thiện triệu chứng. 

 Nên bổ sung cà rốt trong chế độ ăn khi trẻ bị cảm lạnh

Nên bổ sung cà rốt trong chế độ ăn khi trẻ bị cảm lạnh

- Cà rốt và khoai lang: Những loại thực phẩm này có chứa nhiều beta-carotene. Khi tiêu thụ những thực phẩm này, cơ thể sẽ chuyển đổi hợp chất hữu cơ thành vitamin A để tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch. Mẹ có thể chế biến các thực phẩm này bằng những cách như nấu canh cà rốt hoặc luộc khoai lang cho bé. 

- Tía tô: Tía tô có tính ấm, vị cay. Mẹ có thể nấu cháo tía tô để giúp bé giảm triệu chứng sổ mũi, đau đầu rất hiệu quả. 

- Trứng gà: Đây là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cao và thường được dùng để bồi bổ sức khỏe cho người bị ốm, trong đó có những trường hợp bệnh nhân bị cảm lạnh. 

Những thông tin trên đây đã giúp mẹ giải đáp chi tiết thắc mắc trẻ cảm lạnh nên cho ăn gì và một số lưu ý để mẹ có thể chăm sóc bé một cách tốt nhất để trẻ sớm khỏe trở lại. Trong trường hợp bé có những triệu chứng bất thường và không thuyên giảm sau một vài ngày, mẹ nên đưa con đi khám sớm để được các bác sĩ thăm khám và điều trị hiệu quả. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín và tự hào là nơi quy tụ các bác sĩ chuyên khoa Nhi có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm khám chữa và điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ. Để được tư vấn chi tiết hơn, các bậc phụ huynh có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp