Cách xử trí kịp thời khi gặp tình trạng co giật ở trẻ em | Medlatec

Cách xử trí kịp thời khi gặp tình trạng co giật ở trẻ em

Co giật ở trẻ em là dấu hiệu của không ít loại bệnh lý nguy hiểm. Bởi vậy, cha mẹ cần tìm hiểu rõ lý do mới có thể điều trị bệnh kịp thời. Đáng băn khoăn hơn khi triệu chứng co giật ở các con thường đa dạng nhưng đôi khi lại kín đáo khiến cha mẹ không ít lần bỏ sót bởi vậy các bé có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng không đáng xảy ra.


30/03/2022 | Bác sĩ giải đáp: Nguyên nhân nào gây co giật ở trẻ sơ sinh
06/01/2022 | Kinh nghiệm kiểm soát chứng co giật toàn thân
02/12/2021 | Xóa bỏ những lúng túng khi cha mẹ phải xử trí sốt cao co giật ở trẻ em

1. Lý giải nguyên nhân khiến trẻ em bị co giật

Tình trạng co giật ở trẻ em được chia làm hai nhóm là lành tính và ác tính. Cụ thể như sau: 

Tình trạng co giật lành tính ở các bé

Co giật lành tính là hiện tượng thường xuyên xảy ra, đặc biệt là ở độ tuổi sơ sinh. Tình trạng này ba mẹ có thể hoàn toàn quan sát được khi các bé thường có một số biểu hiện như đột nhiên có hiện tượng co giật. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xuất hiện trong một thời gian rất ngắn và sau đó biến mất, sức khỏe các bé vẫn bình thường không bị ảnh hưởng gì.

Co giật là hiện tượng thường gặp ở trẻ

Co giật là hiện tượng thường gặp ở trẻ 

Đa số co giật lành tính thường xảy ra ở trẻ sơ sinh khi các bé đang ngủ. Nếu gặp phải tình huống trên mẹ bé cũng đừng quá lo lắng mà hãy nắm lấy tay chân bé để bé đỡ giật mình thì tình trạng co giật sẽ không tiếp diễn. Co giật lành tính ở trẻ sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị khi các bé trải qua thời kỳ sơ sinh. 

Co giật ác tính ở trẻ 

Do trẻ gặp phải các vấn đề về rối loạn chuyển hóa. Đây chính là lý do xảy ra tình trạng co giật ở trẻ. Thông thường ở trẻ những rối loạn chuyển hóa mà các bé hay gặp phải đó là: giảm Magie máu, thiếu hụt Canxi máu, tăng giảm Natri máu; tăng, giảm Bilirubin máu,… 

Co giật cũng có thể do trẻ mắc phải một số bệnh lý như: 

  • Co giật do vùng đầu bị tổn thương: Sau khi các bé được sinh ra hoặc thậm chí là ngay ở trong thai kỳ nhiều bé cũng xuất hiện tình trạng co giật. Nhiễm virus não, viêm màng não mủ, u não,… là những thương tổn khiến trẻ bị co giật. 

  • Tăng động cũng khiến trẻ bị co giật: Những trẻ có hành vi không bình thường như: chân liên tục rung giật, thường xuyên gào khóc khi ngủ, ngủ hay la hét cũng rất dễ bị co giật.

  • Huyết áp thay đổi liên tục, huyết áp không ổn định gây ra rất nhiều nguy hiểm với tất cả mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ con cũng vậy. Đối với người lớn việc thay đổi huyết áp dễ gây ra tình trạng đột quỵ. Ở trẻ nhỏ tình trạng này là một trong những nguyên nhân gây co giật ở trẻ. 

Co giật ở trẻ em khiến bố mẹ lúng túng không biết cách xử lý

Co giật ở trẻ em khiến bố mẹ lúng túng không biết cách xử lý

  • Thiếu dinh dưỡng: Trong khi ngủ trẻ thường hay bị co giật có thể là do không được bổ sung đầy đủ một số dưỡng chất cho cơ thể.

  • Do ngộ độc: Đây là nguyên nhân rất ít khi trẻ mẹ nghĩ tới. Tuy nhiên, đây không phải tình trạng hiếm gặp bởi khi bị ngộ độc thực phẩm trẻ cũng có thể có các dấu hiệu co giật. 

  • Ngoài ra, trong thời kỳ sau sinh mẹ bỉm sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng là một trong những lý do khiến trẻ bị co giật.

2. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có các biểu hiện co giật?

Biểu hiện co giật ở trẻ diễn ra rất nhanh đôi khi khiến cha mẹ dễ bị bỏ sót. Trong đó, một số biểu hiện thường gặp là: cơ mặt của bé bị giật nhẹ, hai bên má, miệng, ngón tay, chân xảy ra tình trạng rung,… Bé nào bị nặng hơn cha mẹ có thể thấy bé có triệu chứng cứng hàm. 

Cha mẹ nên nắm rõ nguyên nhân và biểu hiện khi trẻ bị co giật để có thể can thiệp kịp thời

Cha mẹ nên nắm rõ nguyên nhân và biểu hiện khi trẻ bị co giật

Nếu bé hay bị co giật cha mẹ cũng không nên quá lo lắng mà hãy ghi chép lại thời gian, tần số, biểu hiện của con để tiện theo dõi. Trong trường hợp bé bị tái đi tái lại nhiều lần mẹ nên đưa bé đi kiểm tra để điều trị triệt để. Đặc biệt ba mẹ hết sức lưu ý khi con lên cơn co giật đi kèm với một số biểu hiện dưới đây thì cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. 

  • Thở không ra hơi, hụt hơi, toàn thân tím tái, lạnh dần, thóp phồng,… đây là những biểu hiện của tình trạng suy hô hấp;

  • Vòng đầu của trẻ bị biến dạng có thể to lên hoặc nhỏ đi một cách bất thường; 

  • Trẻ sốt liên tục không hạ sốt được; 

Trên thực tế, có rất nhiều các bậc phụ huynh vì lo lắng, lúng túng nên đã vô tình bỏ sót những triệu chứng co giật ở trẻ thậm chí còn không phân biệt được tình trạng co giật và giật mình. Chính vì vậy mà dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con. Theo các bác sĩ chuyên khoa cha mẹ nên dành thời gian quan tâm, quan sát và theo sát từng thay đổi của con, tuyệt đối không nên lơ là dù là những biểu hiện bất thường nhỏ nhất.  

 Phụ huynh nên cho trẻ đi khám kịp thời để sớm được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Phụ huynh nên cho trẻ đi khám kịp thời để sớm được chẩn đoán và điều trị kịp thời

3. Co giật ở trẻ em có phòng tránh được không?

Nếu trẻ có tiền sử bị co giật cha mẹ cần ghi chép lại và theo dõi sát sao cũng như có phác đồ điều trị thích hợp. Trong trường hợp bé có tiền xử bị động kinh cha mẹ tuyệt đối không được tự ý dừng sử dụng thuốc kháng động kinh. Điều này sẽ khiến cho tình trạng của con nặng thêm.

Đặc biệt, bữa ăn hàng ngày cũng có thể có những tác động nhất định đến cơn co giật của bé. Vì thế các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhất là những thực phẩm dồi dào protein và canxi trong chế độ ăn của trẻ như: thịt heo nạc, tôm, cua, hải sản, trứng,...

  • Nên duy trì thói quen ăn nhiều rau xanh như: rau cải, cải xoăn, súp lơ, mồng tơi, mâm xôi, cải bắp,...

  • Những  thực phẩm chứa nhiều đường hóa học, chất tạo màu, chất phụ gia có trong đồ ăn nhanh hay nước ngọt có ga nên hạn chế cho bé ăn.

  • Rèn luyện cho con lối sống lành mạnh, khoa học như: ngủ trước 10 giờ tối, tránh thức khuya, chỉ nên sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi,… những lúc thật sự cần thiết.

Trên đây là những thông tin bổ ích và cần thiết về tình trạng co giật ở trẻ em. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như trên, để an tâm hơn ba mẹ có thể đưa bé đến chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Qua kiểm tra, thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán và có phương án điều trị hiệu quả nhất. Phụ huynh cũng có thể liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56, để được các chuyên gia đầu ngành Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cụ thể.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp