Ung thư phổi khi còn ở giai đoạn đầu thường ít khi biểu hiện triệu chứng điển hình, cho đến khi các dấu hiệu trở nên rầm rộ hơn thì lúc đó bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê 9 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu để bạn cảnh giác và đi khám ngay từ khi phát hiện ra những biểu hiện bất thường của cơ thể.
29/03/2022 | Bác sĩ tư vấn về các loại xét nghiệm ung thư phổi hữu ích nhất 23/02/2022 | Điểm danh các phương pháp điều trị ung thư phổi hiệu quả 07/01/2022 | Chụp X-quang có phát hiện được ung thư phổi không?
1. Tìm hiểu một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính có số lượng người mắc và tỷ lệ bệnh nhân tử vong cao hàng đầu trong các bệnh lý ung thư trên thế giới. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, trong năm 2020 có đến hơn 2,1 triệu trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư phổi, ngoài ra có khoảng 1,8 triệu ca bị tử vong đến từ nguyên nhân mắc phải bệnh lý này.
Tuy nhiên nếu kiểm soát sớm các yếu tố nguy cơ cũng như phát hiện các triệu chứng của bệnh ngay từ giai đoạn đầu thì sẽ giúp làm tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.
Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi đang có chiều hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa
Một số tác nhân khiến một người có nguy cơ cao mắc phải ung thư phổi:
-
Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động;
-
Lao động trong môi trường ô nhiễm, độc hại do ảnh hưởng của kim loại nặng, a-mi-ăng, khói thuốc, nhựa, công nghiệp hóa dầu, khí đốt,...;
-
Mắc các bệnh lý mạn tính ở phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phế quản mạn có dị sản dạng biểu bì, tổn thương lao, mô sẹo cũ ở phổi,...
2. Liệt kê 9 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu không phải ai cũng nhận ra
Ho có thể là tình trạng cho biết cơ thể bạn đang bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Thông thường hiện tượng này có thể biến mất sau 1 - 2 tuần, tuy nhiên nếu ho kéo dài lâu ngày không khỏi thì khả năng cao là bạn đang mắc ung thư phổi. Để biết được chính xác mình đang gặp phải vấn đề gì, bạn hãy cảnh giác và đi kiểm tra phổi càng sớm càng tốt bằng cách chụp X-quang kết hợp với những xét nghiệm cần thiết khác để xác định nguyên nhân gây ho.
Trong số 9 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu thì không thể không để tâm đến triệu chứng đau ở vùng ngực, ngoài ra bệnh nhân còn có thể bị đau ở vị trí lưng hoặc vai. Cơn đau có thể mang tính chất liên tục, âm ỉ hoặc thỉnh thoảng mới xảy ra. Mặc dù có tính chất như thế nào thì bạn cũng nên lưu ý.
Điều mà bạn cần quan sát, theo dõi lúc này đó là cơn đau ngực chỉ diễn ra trong một khu vực hay lan tỏa trên toàn bộ khoang ngực. Khi ngực đau do ung thư phổi gây ra thì sẽ dẫn đến phản ứng khó chịu tại các hạch bạch huyết. Chúng có thể di căn vào thành ngực, xương sườn hoặc màng phổi.
2.3. Khàn giọng không tự hồi phục
Ung thư phổi có khả năng làm thay đổi giọng nói của người bệnh. Điều này rất dễ để nhận thấy và giọng của bệnh nhân có thể trở nên trầm hoặc khàn hơn so với trước đó.
Đôi khi khàn tiếng cũng là dấu hiệu của một đợt cảm lạnh thông thường nhưng sẽ dần biến mất sau thời gian ngắn. Nếu bạn bị khàn tiếng kéo dài trên 2 tuần thì đây là lời cảnh báo về một sự kiện bất thường đang âm thầm diễn ra trong cơ thể bạn.
Ung thư phổi có khả năng làm thay đổi giọng nói của người bệnh
Trong trường hợp người bệnh bị ung thư phổi, nguyên nhân khiến căn bệnh ảnh hưởng đến chất lượng giọng nói đó là do khối u ác tính đã chèn vào dây thần kinh điều khiển thanh quản hoặc khí quản làm biến đổi giọng của người bệnh.
2.4. Cơn ho có sự thay đổi
Nếu bạn đang bị ho mạn tính thì hãy đặc biệt lưu ý đến sự thay đổi của các cơn ho này, nhất là ở những người có thói quen hút thuốc lá. Nếu thường xuyên xuất hiện các cơn ho, mỗi lần ho thời gian kéo dài lâu hơn hoặc âm thanh phát ra có dấu hiệu khàn tiếng, ho ra nhiều chất nhầy hay thậm chí ho ra máu thì rất có thể đây là một trong số các dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi.
2.5. Thở khò khè
Nếu đường thở của bạn bị viêm hoặc tắc nghẽn thì khi hít thở, phổi sẽ tạo ra một dạng âm thanh khò khè. Phần lớn những trường hợp bị thở khò khè đều là những trường hợp lành tính và không khó để điều trị. Nhưng ít ai biết rằng thở khò khè cũng là một trong 9 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu. Vì vậy bạn đừng nên chủ quan khi nghĩ rằng thở khò khè chỉ là do dị ứng thông thường hoặc là triệu chứng phổ biến của tình trạng hen suyễn.
2.6. Hơi thở thay đổi
Nếu đột nhiên bạn hay gặp phải tình huống khó thở và điều này thường xuyên lặp lại thì cần phải hết sức lưu ý. Bởi vì trên thực tế nhiều bệnh nhân ung thư phổi đều có dấu hiệu bị thay đổi nhịp thở do đường thở bị thu hẹp hay có chất lỏng tích tụ trong ngực vì phổi có khối u.
Kể từ giờ trở đi, mỗi khi bạn cảm thấy khó thở nhất là sau khi leo cầu thang hoặc làm những công việc mà trước đây thực hiện được rất dễ dàng thì hãy đi thăm khám để được chẩn đoán, nhận biết tình trạng hiện tại của cơ thể.
2.7. Cân nặng sụt giảm bất thường
Nếu cân nặng của bạn đột nhiên giảm sút nhiều (từ 4 - 5kg trở lên) mà không rõ nguyên nhân thì hãy nghĩ đến trường hợp bạn đang bị căn bệnh ung thư phổi hay loại ung thư khác làm phiền. Lý giải cho điều này, chính sự tiêu hao năng lượng cơ thể của các tế bào ung thư khiến bạn nhanh chóng bị tụt cân mất kiểm soát.
2.8. Đau nhức đầu
Khi khối u ở phổi chèn ép tạo áp lực lên tĩnh mạch chủ trên thì sẽ gây ra hiện tượng đau nhức đầu vô cùng khó chịu. Đây là loại tĩnh mạch lớn đóng vai trò vận chuyển máu từ phần trên của cơ thể về tim. Sức ép đến từ khối u sẽ khiến bệnh nhân bị đau đầu, nặng hơn là đau nửa đầu thường xuyên.
Đau nhức đầu cũng nằm trong số 9 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu
Ngoài ra, triệu chứng này cũng là một dấu hiệu cảnh báo các tế bào ung thư phổi đã di căn lên não.
2.9. Đau mỏi cơ
Sự phát triển của khối u ở phổi sẽ chiếm mất diện tích của các tổ chức xung quanh, nó chèn vào những dây thần kinh ở vị trí lưng, ngực, vai, bụng và tay dẫn đến tình trạng đau nhức. Không chỉ có vậy, ung thư còn làm viêm và sưng các bộ phận kể trên do khối u chèn cả vào tĩnh mạch.
Nhìn chung, 9 dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu kể trên đều không phải là các triệu chứng đặc trưng, khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác. Do đó không ít người bỏ qua những biểu hiện này và bỏ lỡ giai đoạn vàng để điều trị triệt căn ung thư phổi. Phải đến khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng, khi khối u ác tính đã lan sang những cơ quan khác thì mới phát hiện ra những bất thường. Khi đó việc điều trị không đem lại hiệu quả cao, chủ yếu là để cải thiện triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Vì vậy, việc tầm soát ung thư định kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị và nâng cao chất lượng sống. Mỗi người nên thực hiện khám sàng lọc ung thư từ 1 - 2 lần/năm để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh.
Nếu bạn có nhu cầu thăm khám và đặt lịch hẹn cùng chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hãy liên hệ qua tổng đài 1900 56 56 56 ngay hôm nay.