Phần lớn triệu chứng ung thư phổi ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp khác. Đến khi có biểu hiện rõ ràng thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Xét nghiệm ung thư phổi để chẩn đoán bệnh sớm đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống.
19/03/2022 | Bác sĩ giải đáp: Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả? 19/03/2022 | Nếu kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung bất thường thì phải làm sao? 26/01/2022 | Xét nghiệm ung thư dạ dày quan trọng như thế nào?
1. Một số triệu chứng của bệnh ung thư phổi
1.1. Phân loại ung thư phổi
Bệnh ung thư phổi được chia làm 2 dạng chính, đó là ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm từ 15 đến 20%) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (chiếm 80% số ca bị bệnh).
Càng đến những giai đoạn sau thì bệnh ung thư phổi càng trở nên nguy hiểm
- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ bao gồm ung thư biểu mô tuyến, ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào lớn. Bệnh thường được chia làm 4 giai đoạn. Trong đó giai đoạn đầu là giai đoạn ít nguy hiểm nhất vì lúc này, những tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện tại chỗ. Càng đến những giai đoạn sau thì bệnh càng trở nên nguy hiểm. Khi bước sang giai đoạn 4(giai đoạn cuối), tế bào hay những khối u ung thư không chỉ lan sang hai phổi mà còn lan sang các hạch bạch huyết cùng với nhiều cơ quan khác trong cơ thể, đe dọa tính mạng của người bệnh.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ được chia làm 2 giai đoạn là giai đoạn hạn chế và giai đoạn mở rộng. Ở giai đoạn hạn chế, những tế bào ác tính chỉ xảy ra ở một bên phổi nhưng đến giai đoạn mở rộng, những tế bào ác tính đã lan rộng ra hai bên phổi và nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
1.2. Triệu chứng ung thư phổi
Giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh thường khá mơ hồ, nhưng đến khi những triệu chứng khởi phát và rõ ràng thì bệnh thường đã tiến triển nặng. Do đó, bạn nên cảnh giác với một số triệu chứng ung thư phổi như sau:
- Ho dai dẳng: Ho là triệu chứng của nhiều bệnh lý đường hô hấp nhưng nếu những cơn ho kéo dài trong nhiều ngày. Thậm chí đã điều trị bằng thuốc giảm ho nhưng vẫn không thuyên giảm thì bạn nên cẩn trọng vì đây rất có thể đó là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi.
Ho dai dẳng là một triệu chứng của ung thư phổi
- Khó thở, hụt hơi: Những khối u ung thư có thể khiến cho quá trình hô hấp bị cản trở, đó là lý do vì sao bạn thường xuyên bị khó thở và hụt hơi. Càng về những giai đoạn sau của bệnh thì biểu hiện này lại càng rõ ràng.
- Đau tức ngực: Nhiều người biết rằng đau tức ngực là một triệu chứng khá điển hình của các bệnh lý về tim mạch. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc ung thư phổi, đặc biệt là những trường hợp đã bước sang giai đoạn muộn - khi khối u ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết ở ngực. Cơn đau tức ngực sẽ càng nghiêm trọng khi người bệnh ho hoặc cười nói.
- Khàn tiếng: Nếu tình trạng khàn tiếng hoặc thở khò khè xảy ra không rõ nguyên nhân thì bạn không nên chủ quan mà cần phải đi khám sớm vì đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư phổi.
- Các dấu hiệu khác: Bên cạnh những triệu chứng kể trên, người bệnh ung thư phổi còn xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn,...
2. Các loại xét nghiệm ung thư phổi
Như đã nói ở phía trên, vì những triệu chứng của ung thư phổi ở giai đoạn đầu rất mơ hồ, dễ nhầm với những bệnh lý khác, do đó cần thực hiện các loại xét nghiệm ung thư phổi để chẩn đoán bệnh chính xác và nhanh chóng.
Mẫu bệnh phẩm để thực hiện xét nghiệm sẽ được lấy từ quá trình nội soi phế quản hoặc trong quá trình sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính.
Chụp X-quang có thể phát hiện những khối u ở phổi
Các bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút tế bào hạch hoặc chọc dò dịch màng phổi để lấy mẫu tế bào và xét nghiệm phân tích xem đó là tế bào lành tính hay ác tính.
Soi phế quản là cách giúp phát hiện những khối u ung thư phổi xuất phát từ phế quản và trong quá trình nội soi phế quản có thể lấy mẫu mô bệnh phẩm để xét nghiệm tế bào học.
Đây là phương pháp có thể phát hiện những khối u ở phổi. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là ít hiệu quả trong việc phát hiện những tổn thương nhỏ.
Đây là phương pháp có thể phát hiện được vị trí và kích thước của khối u, đồng thời biết rõ được tình trạng xâm lấn của những khối u này đối với những cơ quan khác trong cơ thể.
+ Cyfra 21-1: Đây là loại xét nghiệm hỗ trợ rất hiệu quả đối với những trường hợp ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Chỉ số Cyfra 21 - 1 < 3.3 µg/L được cho là lành tính.
Một số xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi rất cần thiết
+ Xét nghiệm NSE huyết thanh: Đây là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán đối với những trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ. Đối với những trường hợp bị bệnh, chỉ số NSE thường tăng hơn 25 ng/mL. Nếu bệnh nhân đã bước sang giai đoạn muộn thì chỉ số này còn có thể tăng cao hơn.
+ Xét nghiệm ProGRP: Đây là xét nghiệm thường được chỉ định để phân biết các loại ung thư phổi, thường áp dụng với những trường hợp không thể sinh thiết u phổi.
+ CEA: Kết quả chỉ số CEA ở người ung thư phổi thường lớn hơn 10 ng/mL.
+ Bên cạnh những loại xét nghiệm trên, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu SCC, xạ hình xương, chụp cộng hưởng, siêu âm,...
Để đảm bảo về một kết quả xét nghiệm chính xác, bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ thăm khám đáng tin cậy dành cho bạn. MEDLATEC không chỉ là nơi quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành mà còn trang bị hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại bậc nhất, hỗ trợ tối đa cho các bác sĩ trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý, đặc biệt là các vấn đề về đường hô hấp.
Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đảm bảo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 của Bộ Khoa học Công nghệ. Đặc biệt, MEDLATEC cũng là đơn vị y tế đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Do đó, chất lượng dịch vụ xét nghiệm của bệnh viện luôn được đánh giá cao.
Để được tư vấn thêm hoặc muốn đăng ký xét nghiệm ung thư phổi sớm, bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56.