Các phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương được nhiều người quan tâm bởi bệnh lý có tỷ lệ người mắc phải khá cao. Loãng xương gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, không ít trường hợp còn bị gãy, nứt xương hay gặp các biến chứng tim mạch, hô hấp.
02/12/2021 | Điều trị loãng xương thế nào cho hiệu quả và cách phòng tránh 21/11/2021 | Nhận biết bệnh loãng xương và giải pháp điều trị 20/08/2021 | Bác sĩ chỉ cách phân biệt thoái hóa khớp gối và loãng xương
1. Tổng quan về bệnh loãng xương
Loãng xương là tình trạng người bệnh đã bị mất đi chất nền xương, đơn vị thể tích xương có xu hướng bị giảm so với ban đầu trong khi phần xốp lại tăng lên. Tình trạng này xuất hiện do có sự suy giảm lượng lớn calci và protein có trong thành phần của xương.
Loãng xương là tình trạng thể tích xương có xu hướng giảm, phần xốp tăng lên
Các nguyên nhân gây nên tình trạng loãng xương
Cơ chế hoạt động bình thường của xương là khi đạt được sự cân bằng giữa quá trình tạo xương và phân hủy xương. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan nào đó mà quá sự phân hủy xương vẫn diễn ra một cách bình thường trong khi quá tình tạo xương mới để thay thế lại có khuynh hướng suy giảm, từ đó dẫn tới bệnh loãng xương phổ biến hiện nay.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần đẩy nhanh tình trạng loãng xương phải kể đến, bao gồm:
-
Tiền sử bệnh liên quan đến sự hấp thu và đào thải canxi: Bao gồm các chứng bệnh như thận ở mức độ nghiêm trọng, nội tiết hoặc sự lạm dụng thuốc corticoid.
-
Người cao tuổi: Theo kết quả điều tra cho thấy, người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao nhất, bởi các bộ phận chức năng trong cơ thể đều có suy giảm, cùng với đó là khả năng hấp thụ canxi có phần yếu kém hơn.
-
Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh: Phụ nữ ở độ tuổi này, sự suy giảm nội tiết tố một cách đột ngột cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ loãng xương.
-
Chế độ ăn uống: Nếu bạn đang duy trì một chế ăn uống thiếu khoa học, hợp lý thì hãy dừng lại ngay từ hôm nay, bởi việc ăn uống thiếu chất, lười vận động sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ trọn vẹn các chất dinh dưỡng.
-
Lạm dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá hay đồ uống có cồn là những chất khiến thận của bạn sẽ phải hoạt động với công suất tối đa, đào thải nhiều canxi trong khi hệ tiêu hóa lại hấp thụ kém canxi.
Sử dụng rượu, bia thường xuyên làm tăng nguy cơ loãng xương
Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một trong những yếu tố gây nên bệnh loãng xương. Từ những nguyên nhân gây bệnh, các phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương sẽ được chỉ định áp dụng để nhận biết giai đoạn, tình trạng bệnh từ đó có phương án điều trị kịp thời.
Triệu chứng điển hình của bệnh loãng xương
Dựa vào một số triệu chứng sau đây người bệnh có thể phát hiện tình trạng loãng xương:
-
Người bệnh thường có cảm giác khó thở, cơ thể mệt mỏi.
-
Vùng xương thường xuyên đau nhức, các cơn đau tập trung nhiều ở vùng lưng, cột sống và lồng ngực.
-
Cơ thể khó hấp thụ do hệ tiêu hóa gặp vấn đề.
2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương phổ biến nhất hiện nay
Tình trạng loãng xương có thể sẽ xảy ra với bất cứ ai nếu không có sự chăm sóc thực sự. Vấn đề này từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi nó chính là nguyên nhân gây ra sự đau mỏi xương khớp, xương rất dễ bị gãy dù chỉ là va chạm rất nhẹ. Do đó, việc áp dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương là thực sự cần thiết, góp phần vào điều trị bệnh sớm hơn. Vậy, các phương pháp chẩn đoán được sử dụng nhiều nhất hiện nay là gì?
Chẩn đoán bệnh loãng xương bằng phương pháp đo mật độ xương
Việc thực hiện chẩn đoán tình trạng loãng xương bằng phương pháp đo mật độ xương sẽ cho biết chỉ số T score, dựa vào chỉ số này bác sĩ có thể xác định được mức độ loãng xương của bệnh nhân đang ở giai đoạn nào.
-
Chỉ số T score - 1SD trở lên cho thấy xương đang khỏe mạnh, không gặp phải bất cứ vấn đề gì đáng lo ngại.
-
Chỉ số T score - 1SD đến -2,5SD người bệnh bị thiếu xương.
-
Chỉ số T score dưới -2,5SD cho thấy tình trạng loãng xương đang diễn ra.
-
Chỉ số T score dưới -2,5SD và xuất hiện sự gãy xương thì cho thất xương đang bị loãng một cách nghiêm trọng.
Chẩn đoán loãng xương bằng phương pháp đo mật độ xương được đánh giá là tiêu chuẩn vàng
Phương pháp này được tổ chức y tế thế giới WHO đánh giá là tiêu chuẩn vàng, là một trong các phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương đạt hiệu quả cao nhất.
Thực hiện các xét nghiệm sinh hóa
Mặc dù việc thực hiện các xét nghiệm sinh hóa không cho phép chẩn đoán tình trạng loãng xương của người bệnh, nhưng đổi lại chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá sự mất xương. Sự mất xương này có thể xuất phát từ thời kỳ tiền mãn kinh của người phụ nữ, hay việc sử dụng corticoid,... Sau quá trình điều trị, các xét nghiệm hóa sinh vẫn được áp dụng để theo dõi kết quả. Ngoài ra, chúng cũng đóng góp vào việc xác định nguyên nhân gây nên tình trạng mất xương.
Ngoài ra, có thể chẩn đoán tình trạng loãng xương bằng các biện pháp khác như: chụp X-quang quy ước để xác định được vị trí xương đang có nguy cơ bị biến dạng, kết hợp việc chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp CT scan,....
3. Các biện pháp phòng chống bệnh loãng xương
Dù đã có những dấu hiệu của loãng xương hay chưa thì mỗi người cũng cần dành thời gian để chăm sóc cho sức khỏe của bản thân. Chúng tôi mách bạn các biện pháp sau đây để có thể phòng ngừa loãng xương hiệu quả:
-
Hạn chế tối đa việc uống rượu, bia, sử dụng các chất kích thích.
-
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường lượng canxi, photpho, protein cho bữa ăn.
-
Chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao giúp xương khớp chắc khỏe cũng như tăng cường sức đề kháng.
-
Không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng loãng xương
Trên đây là thông tin về các phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương mà MEDLATEC cung cấp cho bạn đọc. Để đảm bảo chất lượng cuộc sống, người bệnh cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị nếu có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Hoặc chủ động liên hệ qua đường dây nóng 1900 56 56 56 của chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ và đặt lịch khám sớm nhất.