Theo các nghiên cứu thì áp xe phổi là bệnh lý chiếm tỷ lệ hơn 4% ở các bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến phổi. Đây là căn bệnh có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện trên đối tượng tuổi trung niên. Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng.
01/09/2020 | Bệnh viêm phổi và những triệu chứng đặc trưng 24/08/2020 | Viêm phế quản phổi ở người lớn - Những điều cần biết 20/08/2020 | X - quang tràn dịch màng phổi được áp dụng khi nào?
1. Tìm hiểu chung về áp xe phổi
Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh áp xe phổi, chúng ta hãy cùng tham khảo các khái niệm liên quan sau đây.
Như thế nào gọi là áp xe phổi?
Khi khu vực nhu mô phổi hình thành các ổ viêm cùng với sự xuất hiện của một hay nhiều ổ mủ thì hiện tượng này được gọi là áp xe phổi. Các ổ mủ này chính là các các nhu mô phổi bị hoại tử do viêm nhiễm trong phổi và bạch cầu bị thoái hóa. Hiện tượng này diễn ra ở khu vực phổi tạo thành các ổ áp xe phổi.
Hình ảnh minh họa bệnh nhân viêm nhiễm với những túi mủ ung ở phổi
Bệnh có thể phát triển thành áp xe phổi mạn tính với các ổ mủ có vỏ xơ bao bọc trong lòng ổ áp xe. Thông thường, áp xe phổi cấp nếu được điều trị trong thời gian từ 2 - 3 tháng nhưng không khỏi thì sẽ chuyển thành mạn tính.
Phân loại
Dựa vào nguyên nhân phát bệnh, có thể phân thành 2 loại chính:
- Áp xe phổi nguyên phát: Là trường hợp các bệnh nhân chưa bị mắc các bệnh liên quan đến phổi hay viêm phổi.
- Áp xe phổi thứ phát: Là trường hợp khối mủ ung hình thành dựa trên điều kiện cơ thể bị tổn thương do các bệnh lý trước đó như: áp xe gan phát triển lên phổi, nang phổi, giãn phế quản,...
2. Nguyên nhân gây bệnh
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến áp xe phổi, cụ thể như sau:
Thông thường bệnh nhân bị áp xe ở phổi do đường thở bị nhiễm khuẩn, cơ chế bảo vệ đường thở bị giảm sút và khiến cho phổi không thể loại trừ được các vi khuẩn ra ngoài.
Bên cạnh đó trường hợp bít tắc phế quản dẫn đến nhiễm khuẩn cũng thường xảy ra. Điều này có thể do các phẫu thuật liên quan đến các cơ quan hô hấp trên như: nhổ răng, cắt amidan,… khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Tình trạng nhiễm khuẩn ở mũi, miệng, họng do các vi khuẩn yếm khí như: bacteroides fusobacterium, peptostreptococcus spp,… gây nên.
Tụ cầu khuẩn vàng
Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn máu do tụ cầu khuẩn vàng (staphylococcus aureus) là một trong những nguyên nhân gây nên áp xe phổi hàng đầu ở trẻ em. Trường hợp này tạo nhiều ổ áp xe ở khu vực ngoại vi phổi. Tụ cầu vàng còn dễ dàng tạo nên những căn bệnh gây tổn thương ở nhu mô phổi và màng phổi rất nghiêm trọng. Một số bệnh nhân có các ổ áp xe xuất phát từ các khu vực hoại tử do phổi bị viêm nhiễm cũng do tụ cầu khuẩn vàng và một số loại khuẩn khác gây nên.
Nấm và ký sinh trùng
Sau khi bị áp xe gan hay áp xe ruột cơ thể dễ dàng bị áp xe phổi do các ký sinh trùng amip gây nên, áp xe này thường diễn ra ở đáy phổi kèm theo những tổn thương, viêm nhiễm ở màng phổi.
Một số trường hợp do nấm Mucoraceae, Aspergillus spp,… gây nên, thường thuộc nhóm các bệnh nhân bị đái tháo đường, nghiện rượu.
Cơ chế bảo vệ phổi bị giảm sút
Nếu như phổi không thể tự bảo vệ, chống lại các vi khuẩn thì rất dễ dàng bị áp xe do viêm nhiễm. Các trường hợp phổi bị giảm sút cơ chế bảo vệ có thể do bệnh nhân bị HIV/AIDS khiến cơ thể bị suy thoái hệ miễn dịch.
Sử dụng nhiều rượu, bia và thuốc lá là nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm chức năng tự bảo vệ của phổi
Bên cạnh đó, những người thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, tiếp xúc nhiều với các độc tố, môi trường ô nhiễm,… cũng khiến cho phổi bị suy giảm chức năng tự bảo vệ.
3. Biểu hiện của bệnh
Áp xe phổi là bệnh lý do các biểu hiện khác nhau kéo dài trong nhiều tuần đến vài tháng với sự hình thành và phát triển của các ổ mủ tạo nên các ổ áp xe. Lúc đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, tức ở ngực (vị trí bị viêm nhiễm) kèm theo hiện tượng sốt cao lên đến 39 - 40 độ C, ho khan, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi và chán ăn.
Bệnh nhân thường có dấu hiệu bị sốt cao kèm theo ớn lạnh
Sau đó, hiện tượng ho diễn ra nhiều và thường xuyên hơn, khi ho thường khạc ra đờm có mủ, mủ có thể có màu nâu, màu xanh, có mùi hôi (tùy thuộc vào nguyên nhân phát bệnh mà các mủ đờm sẽ khác nhau).
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Người bệnh nghi ngờ áp xe phổi sẽ được thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm sau đây để chẩn đoán.
Khám lâm sàng
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng dựa trên các biểu hiện của cơ thể và triệu chứng mà người bệnh cảm nhận được. Bệnh nhân sẽ bị nghi ngờ có áp xe ở phổi nếu có các biểu hiện lâm sàng dưới đây:
- Sốt cao rét run, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi một số trường hợp chỉ sốt nhẹ.
- Toàn bộ cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, một số người còn bị khó thở.
- Ho khạc ra đờm mủ.
- Đau ngực kiểu màng phổi.
- Huyết áp thấp, tim đập nhanh, số lần thở tăng > 30 lần/ phút.
Khám cận lâm sàng
- Chụp X- quang lồng ngực: Khi chụp X-quang, nếu bị áp xe phổi thì hình ảnh biểu hiện tổn thương có bờ không đều và có mực nước - hơi. Bên cạnh đó có thể nhìn thấy các ổ viêm khác trong phổi.
- CT Scanner lồng ngực: Hình ảnh chụp CT sẽ giúp bạn xác định được vị trí chính xác và kích thước của các ổ áp xe trên phổi. Bên cạnh đó, còn giúp xác định nguyên nhân gây nên áp xe và nhìn thấy các vấn đề khác như mủ màng phổi,…chính xác và rõ ràng hơn.
- Xét nghiệm máu: Tiến hành kiểm tra công thức máu để xác định xem số lượng bạch cầu, tốc độ máu lắng tăng.
- Xét nghiệm vi sinh: Bên cạnh đó tiến hành cấy máu, soi đàm, cấy vi khuẩn từ đàm hoặc dịch phế quản hay ủ mổ áp xe.
MEDLATEC địa chỉ uy tín để kiểm tra và điều trị áp xe phổi
Khi bạn có những biểu hiện nghi ngờ bị áp xe phổi thì hãy đến ngay các cơ sở uy tín, chất lượng để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Nếu đang băn khoăn, tìm kiếm địa chỉ y tế uy tín thì có thể lựa chọn thăm khám tại chuyên khoa hô hấp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi. Ở bệnh viện, có đội ngũ bác sĩ uy tín, thân thiện và các trang thiết bị hiện đại cùng dịch vụ chất lượng sẽ giúp bạn kiểm tra các triệu chứng, xác định bệnh và lên phương án điều trị nhanh chóng. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể ghé qua trang web của chúng tôi hoặc liên hệ qua số hotline: 1900 565656 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!