Tiêm chủng là điều cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Trong đó, trẻ nhỏ là đối tượng cần được tiêm phòng đầy đủ, bởi vì cơ thể của bé còn non nớt, dễ bị virus tấn công. Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh nên chủ động tìm hiểu bảng tiêm chủng cho bé và đưa con đi tiêm phòng các loại vắc xin cần thiết.
03/02/2023 | Góc giải đáp thắc mắc: Tiêm chủng Immunization record là gì? 27/04/2022 | Có những phương pháp xác nhận tiêm chủng nào hiện nay? 18/04/2022 | Danh sách 7 loại bệnh được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em 13/10/2021 | Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi theo khuyến cáo của WHO cha mẹ nên nhớ
1. Lợi ích khi trẻ nhỏ được tiêm phòng đầy đủ
Trong nhiều năm trở lại đây, dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và bùng phát trên diện rộng. Trước tình trạng này, trẻ nhỏ là đối tượng cần được quan tâm chăm sóc, bảo vệ hơn cả. Bởi vì, các bé dưới 5 tuổi có sức đề kháng kém hơn so với người bình thường, đây là cơ hội để virus tấn công và đe dọa tới sức khỏe của trẻ.
Trẻ nhỏ nên được tiêm phòng đầy đủ
Để tăng cường sức khỏe, khả năng miễn dịch của trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về bảng tiêm chủng cho bé và đưa con đi tiêm phòng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trên thực tế, việc tiêm phòng vắc xin cho trẻ nhỏ mang lại rất nhiều lợi ích đối với các bé nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Các chuyên gia đã chứng minh rằng nhờ tiêm chủng vắc xin đầy đủ, cơ thể của trẻ sản sinh ra kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch. Đây là lớp “lá chắn” bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus bên ngoài. Nhờ vậy, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ giảm đáng kể, ngăn ngừa sự bùng phát dịch bệnh trong xã hội. Điều này góp phần giảm thiểu gánh nặng kinh tế cho xã hội, tiết kiệm phần nào chi phí điều trị.
2. Bảng tiêm chủng cho bé
Trên thực tế, tiêm chủng không hề bắt buộc, cha mẹ có thể đưa con đi tiêm vắc xin phòng bệnh trên tinh thần tự nguyện. Nếu muốn bảo vệ sức khỏe của em bé, chủ động trang bị “lớp lá chắn” thì trẻ sẽ được phát triển trong điều kiện tốt nhất. Để xây dựng lịch tiêm phòng khoa học, trước tiên cha mẹ nên tham khảo bảng tiêm chủng cho bé và nắm được những loại vắc xin cần tiêm cho trẻ nhỏ.
Các bậc phụ huynh hãy tham khảo bảng tiêm chủng cho bé
Các mũi vắc xin sẽ không được tiêm liên tục trong một thời điểm mà được tiêm phòng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, vắc xin có tác dụng phòng lao và viêm gan B cần được tiêm càng sớm càng tốt. Đặc biệt, các bác sĩ luôn khuyến khích cha mẹ nên cho trẻ sơ sinh tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B trong vòng 24 tiếng kể từ khi chào đời để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Trong 3 tháng đầu, trẻ cần được tiêm một số loại vắc xin như: vắc xin 6 in 1 chuyên dùng để phòng bệnh ho gà, uốn ván hoặc bạch cầu… vắc xin phòng virus Rota - tác nhân gây tình trạng tiêu chảy cấp và vắc xin phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa,… Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể xây dựng lịch tiêm phù hợp nhất dành cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nhé!
Đối với trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi, các bậc phụ huynh hãy chủ động tìm hiểu và tiêm phòng cúm và viêm màng não cho các bé. Đồng thời, chúng ta cần tiến hành tiêm nhắc lại một số mũi vắc xin để tăng khả năng bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh.
Bạn hãy cố gắng đưa trẻ đi tiêm đúng lịch
Ngoài ra, trẻ dưới 1 tuổi cũng cần được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, thủy đậu hoặc viêm não Nhật Bản,… Việc tham khảo bảng tiêm chủng cho bé sẽ giúp các bậc phụ huynh không bỏ lỡ mũi tiêm vắc xin nào của trẻ nhỏ, cải thiện sức khỏe cho bé.
3. Một số kinh nghiệm đưa trẻ nhỏ đi tiêm phòng
Bên cạnh việc tìm hiểu về bảng tiêm chủng cho bé, chúng ta cần “bỏ túi” một số kinh nghiệm khi cho trẻ sơ sinh đi tiêm phòng. Như vậy, các bậc phụ huynh sẽ chăm sóc sức khỏe cho bé tốt nhất, phát hiện sớm những phản ứng sau tiêm của trẻ và đưa tới cơ sở y tế kịp thời.
Khi đi tiêm vắc xin, chúng ta nên tuân thủ theo các quy định về an toàn tiêm chủng. Cụ thể, cha mẹ không nên bỏ qua bước khám sàng lọc đối với trẻ sơ sinh. Các bạn nên phối hợp với bác sĩ, chủ động thông báo tình hình sức khỏe, tiền sử mắc bệnh hay phản ứng của trẻ với các thành phần thuốc,… Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ xây dựng kế hoạch tiêm chủng khoa học, phù hợp đối với từng em bé.
Đặc biệt, để tiện theo dõi quá trình tiêm chủng, các bạn nên chuẩn bị cho bé sổ tiêm chủng. Nhờ vậy, bạn sẽ không bỏ lỡ lịch tiêm phòng cho trẻ nhỏ, đồng thời dễ dàng theo dõi lịch sử tiêm chủng của các bé.
Cha mẹ cần theo dõi sức khỏe sau tiêm của trẻ
Sau khi tiêm phòng, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ để có thể phát hiện những phản ứng sau tiêm. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cho trẻ ở lại trung tâm y tế ít nhất 30 phút sau tiêm để theo dõi sức khỏe. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trong vòng 1 - 2 ngày sau khi tiêm nhé! Nếu xuất hiện bất cứ phản ứng sau tiêm nào, chúng ta cần đưa bé tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Lựa chọn địa chỉ tiêm chủng cũng là yếu tố mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một cơ sở y tế uy tín, có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động và chuyên cung cấp dịch vụ tiêm chủng cho trẻ nhỏ. Các bạn có thể tới MEDLATEC tham khảo bảng tiêm chủng cho bé và nghe tư vấn từ các bác sĩ.
Trước, trong và sau khi tiêm chủng tại MEDLATEC, trẻ sẽ được theo dõi và chăm sóc sức khỏe rất cẩn thận. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chuyên cung cấp dịch vụ tiêm chủng
Hy vọng rằng qua bài viết này các bậc phụ huynh đã nắm được bảng tiêm chủng cho bé và đưa con đi tiêm đúng lịch. Nếu quý khách hàng quan tâm tới dịch vụ tiêm chủng của MEDLATEC và có nhu cầu đặt lịch khám, vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn nhé!