Bị viêm nha chu có thể khiến người bệnh bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Căn bệnh này khá phổ biến, thế nhưng không phải ai cũng hiểu và phát hiện ra bệnh sớm. Vậy các dấu hiệu của viêm nha chu là gì? Khi nào cần đưa người bệnh đến bệnh viện? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!
28/01/2021 | Chủ động phòng bệnh viêm nha chu bằng cách nào? 28/01/2021 | Các phương pháp áp dụng trong điều trị viêm nha chu 01/10/2020 | Triệu chứng viêm lợi và cách phòng bệnh hiệu quả
1. Bệnh viêm nha chu nguy hiểm như thế nào?
Nha chu được hiểu là tổ hợp các tế bào bao quanh răng nhằm bảo vệ và giúp răng đứng chắc chắn. Nha chu bao gồm các thành phần như xương ổ răng, nướu, lợi, các dây chằng và đau lợi. Vậy thì một khi một thành phần nhỏ trong hệ thống này bị viêm nhiễm thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là viêm nhiễm nha chu (hay bệnh nha chu).
Ở những giai đoạn đầu của bệnh, hầu hết các dấu hiệu của viêm nha chu đều bị mọi người lơ là xem nhẹ. Chính vì vậy, rất nhiều trường hợp bệnh tình đã chuyển biến rất nặng khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và nguy cơ bị mất răng thì mới tìm tới các cơ sở y tế để tìm sự trợ giúp. Bệnh tình hoàn toàn có thể được chữa khỏi khi người bệnh phát hiện ra các triệu chứng của bệnh sớm, vậy nên ngoài việc quan tâm đến các triệu chứng nặng của cơ thể thì những dấu hiệu nhỏ về răng miệng cũng nên được mọi người quan tâm hơn.
Căn bệnh này có thể bắt nguồn từ các yếu tố khác nhau tác động tới như:
-
Vấn đề vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ hoặc không đúng cách. Khi những phần thức ăn bám trên bề mặt răng, kẽ răng không được vệ sinh hết sẽ khiến các loại vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập vào các vùng nha chu dễ dàng hơn, gây viêm nhiễm.
-
Những người hút thuốc lá hoặc các loại chất kích thích sẽ có nguy cơ bị viêm nha chu cao hơn.
Hút thuốc lá có thể bị bệnh viêm nha chu
-
Những bệnh nhân đang bị các bệnh lý khác như bạch cầu, đái tháo đường, viêm nhiễm do khuẩn,...
-
Người có hệ miễn dịch đang kém đi cũng sẽ có nguy cơ cao bị bệnh nha chu.
-
Phụ nữ đang mai thai hoặc những thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì rất dễ bị viêm nha chu bởi nội tiết tố trong cơ thể đang bị rối loạn.
-
Không khám răng định kỳ và lấy cao răng sẽ khiến phần nướu răng bị viêm nhiễm.
2. Các dấu hiệu của viêm nha chu là gì?
Một số dấu hiệu của viêm nha chu mà bất kỳ ai cũng có thể nhận biết được bệnh như:
-
Phần nướu, lợi bị sưng tấy, đỏ hoặc có màu sậm.
-
Phần cổ răng hay phần chân răng người bệnh sẽ xuất hiện các lớp cao răng, vôi răng tích tụ lại thành mảng cứng.
-
Lợi và nướu thường xuyên bị chảy máu (đặc biệt là khi ăn uống hoặc đánh răng).
-
Miệng người bệnh bị hôi không phải do vấn đề thức ăn, thậm chí đã đánh răng nhưng miệng vẫn còn mùi khó chịu.
-
Một số trường hợp người bệnh sẽ bị tích mủ ở phần nướu hoặc lợi.
-
Luôn có cảm giác răng bị lung lay mặc dù không có va chạm hay tai nạn gây ra, thường xuất hiện nhiều khi người bệnh đang nhai thức ăn.
-
Răng có thể bị thưa dần, có thể chỉ di lệch một chút cho nên hầu hết bệnh nhân khó phát hiện ra triệu chứng này.
Khi người bệnh phát hiện ra bất kỳ triệu chứng nào được kể trên thì khả năng cao đã bị bệnh viêm nha chu. Hãy liên hệ ngay tới các phòng khám nha khoa hay cơ sở y tế có khoa răng để xác định bệnh sớm nhất có thể, tránh tình trạng bệnh trở nặng và không kịp chữa trị. Tuyệt đối không nên tùy ý mua thuốc giảm đau hay thuốc ngừa viêm mà không có chỉ định từ các y bác sĩ bởi có thể bệnh nhân sẽ vô tình gặp phải những tác dụng phụ từ thuốc gây ra.
Tình trạng bị hôi miệng có thể là dấu hiệu của viêm nha chu
Việc điều trị bệnh viêm nha chu còn phụ thuộc nhiều vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Căn bệnh thường dễ điều trị khi người bệnh mới phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và hầu như sẽ bị mất cả chiếc răng khi bệnh đã chuyển biến tới giai đoạn cuối.
Các giai đoạn bệnh viêm nha chu là: Giai đoạn 1 và 2 có thể điều trị khá nhanh gọn (người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng đau nhức nhẹ, hơi sưng tấy, lợi bị viêm,...), thế nhưng khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn 3 (viêm nha chu có mủ ở nướu hoặc lợi) và giai đoạn 4 (viêm nha chu đã phá hủy phần xương ổ răng và làm tụt lợi,...) khả năng người bệnh sẽ không thể giữ lại những chiếc răng bị viêm.
3. Phòng ngừa bệnh viêm nha chu bằng cách nào?
-
Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách: Đánh răng ít nhất 2 làn mỗi ngày (thường thì sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy), sử dụng loại bàn chải có tơ mỏng để dễ dàng lôi hết các phần thức ăn thừa, nên sử dụng kèm nước súc miệng nhằm giảm thiểu tối đa vi khuẩn tích tụ trong miệng,...
-
Khám răng định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh lý về răng, lấy cao răng định kỳ theo hướng dẫn của nha sĩ.
-
Hạn chế tối đa sử dụng các loại thực phẩm dễ gây hại cho răng (những đồ uống có cồn hoặc gas, thức ăn quá cứng, thức ăn quá cay quá nóng,...).
-
Luôn luôn chú ý đến các dấu hiệu của viêm nha chu để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.
-
Ưu tiên dùng chỉ nha khoa để lấy các phần thức ăn thừa trên răng, không nên sử dụng tăm (đặc biệt là những chiếc tăm đầu nhọn) vì khả năng đầu tăm sẽ làm tổn thương đến phần nướu hay lợi, làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm hại.
Nên sử dụng chỉ nha khoa tay vì dùng tăm để tránh làm tổn thương lợi, nướu
Trong trường hợp người bệnh phát hiện ra các dấu hiệu của viêm nha chu và đến các cơ sở y tế thì các bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh tình để đưa ra các biện pháp phù hợp nhất. Thông thường nếu bệnh tình mới xuất hiện ở giai đoạn đầu thì người bệnh sẽ được kê đơn thuốc kháng viêm giảm đau phù hợp với tình trạng sức khỏe và đồng thời kết hợp với việc vệ sinh răng miệng khoa học, kiêng khem đầy đủ,... Một vài trường hợp bệnh đã có chuyển biến nặng thì các bác sĩ sẽ thực hiện các ca phẫu thuật nhằm điều chỉnh lại độ vững chắc của răng, trị viêm và đôi khi sẽ chỉ định nhổ răng để tránh các biến chứng nặng về sau.
Quý bạn đọc có thể tham khảo bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để khám chữa những bệnh lý về răng miệng. Chỉ cần nhấc máy lên và gọi tới tổng đài trực 24/7 của viện: 1900 56 56 56 là bạn có thể dễ dàng đặt được lịch khám bệnh nhanh gọn và phù hợp với thời gian biểu của bạn nhất.