Viêm nha chu là một trong những bệnh lý thường gặp ở răng do tình trạng nhiễm trùng ở nướu. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bệnh nhân chưa thực sự hiểu rõ về tính chất nghiêm trọng mà căn bệnh này mang lại. Do đó, việc phát hiện bệnh muộn hoặc điều trị bệnh trễ là những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân. Vậy để điều trị viêm nha chu, bác sĩ có thể sử dụng những phương pháp nào?
18/11/2020 | Những thông tin dành cho những ai đang có dự định lấy tủy răng 15/11/2020 | Các phương pháp tẩy trắng răng phổ biến đang được ưa chuộng 07/10/2020 | Giải đáp những vấn đề xoay quanh có nên nhổ răng khôn hay không
1. Chẩn đoán tình trạng viêm nha chu
Trước khi thực hiện điều trị viêm nha chu, bác sĩ cần tiến hành thăm khám để xác định tình trạng của bệnh nhân. Quá trình chẩn đoán bệnh sẽ được dựa trên nhiều biểu hiện khác nhau, cụ thể như:
1.1. Các triệu chứng lâm sàng
Đối với những người có răng hàm khỏe mạnh, phần nướu thường có màu hồng, chạm vào sẽ cảm giác hơi cứng và bao bọc khít với chân răng. Tuy nhiên, ở những người có biểu hiện viêm nha chu, trong miệng thường có một số biểu hiện bất thường như:
-
Phần nướu trong miệng có biểu hiện sưng phù, có thể ít hoặc nhiều. Quan sát bằng mắt có thể nhận thấy màu sắc của nướu chuyển sang màu đỏ tươi. Đồng thời, nướu cũng không khít với phần chân răng. Do đó, sự xuất hiện khoảng trống giữa nướu và răng ngày một lớn hơn.
Phần nướu bị sưng phù và chuyển đổi màu
-
Khi bị tác động nhẹ, nướu dễ dàng bị tổn thương dẫn đến chảy máu. Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh nhân nhận thấy trong chân răng xuất hiện mủ màu vàng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng ở người bệnh.
-
Răng ngày một yếu hơn nên thường có biểu hiện lung lay hoặc khi ăn sẽ thấy đau.
1.2. Kiểm tra răng nướu
Ngoài việc hỏi thăm về những triệu chứng bất thường thì bác sĩ còn tìm hiểu về tiền sử bệnh tật của người bệnh. Đối với những người có thói quen hút thuốc hoặc thường xuyên sử dụng những loại thuốc khiến cho miệng bị khô thì càng dễ dàng khiến bệnh tình trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, bác sĩ còn tiến hành khám răng miệng của người bệnh nhằm kiểm tra sức khỏe của nướu.
Việc sử dụng đầu dò nha khoa để đo độ sâu của túi nha chu nằm ngay vị trí giao nhau của răng và nướu sẽ giúp bác sĩ dễ dàng kiểm tra được tình trạng viêm bên trong. Đối với những trường hợp, răng nướu khỏe mạnh thì kết quả đo được thường giao động từ 1 - 3 mm. Ngược lại, với những bệnh nhân bị viêm nướu thì độ sâu túi nha thường lớn hơn 4mm.
Đo độ sâu túi nha để hỗ trợ chẩn đoán bệnh
1.3. Chụp X - quang
Để đảm bảo quá trình điều trị viêm nha chu đạt được hiệu quả như mong đợi và loại bỏ những sai sót không đáng có, bác sĩ thường cho bệnh nhân thực hiện chụp X - quang. Đây cũng là một hình thức kiểm tra khả năng mất xương ở những vị trí có túi nha chu quá sâu. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra những phác đồ chữa trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
2. Điều trị viêm nha chu như thế nào?
Trước những biến chứng mà mà tình trạng viêm nha chu có thể gây ra, phần lớn các bệnh nhân đều cảm thấy lo lắng. Do đó, việc điều trị bệnh nên thực hiện càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng. Vậy điều trị viêm nha chu có nguy hiểm không? Các phương pháp thường được lựa chọn trong việc chữa trị bệnh lý này là gì?
Thực tế, việc điều trị viêm nhiễm nha chu không quá phức tạp nhưng mục đích cần đạt được là hồi phục tình trạng tổn thương răng cũng như bảo vệ xương xung quanh. Do đó, trong quá trình điều trị cũng như thói quen sinh hoạt hằng ngày, các bạn nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, trước khi bắt đầu với quá trình điều trị, bác sĩ sẽ lựa chọn cho bệnh nhân một phương pháp chữa trị phù hợp nhất với tình trạng của từng người. Sau đây là một số biện pháp điều trị phổ biến nhất:
2.1. Điều trị khẩn cấp
Đối với những trường hợp tình trạng viêm nha chu chuyển biến nặng khiến cho niêm mạc hoặc phần nướu lợi bên trong xuất hiện áp-xe (có dịch mủ) thì cần phải điều trị khẩn cấp. Thông thường, những bệnh nhân này sẽ có một vài triệu chứng lâm sàng như niêm mạc sưng và chuyển sang màu đỏ, xuất hiện cảm giác đau (có thể ít hoặc nhiều), khi chạm vào có cảm giác hơi phập phều. Một số bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc kháng sinh thì dịch mủ tự rút nhưng tình trạng của bệnh không được giải quyết dứt điểm, dẫn đến tình trạng viêm mạn tính.
Điều trị khẩn cấp khi xuất hiện dịch mủ ở nướu
2.2. Điều trị không phẫu thuật
Đối với những trường hợp viêm nha chu ở mức nhẹ, chưa xâm lấn sâu vào chân răng thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị không phẫu thuật cho bệnh nhân với các bước như sau:
-
Để loại bỏ vi khuẩn dưới chân răng, bác sĩ cần phải tiến hành cạo vôi răng cho bệnh nhân. Cách thức cạo vôi răng cũng khá đa dạng, tùy vào nhu cầu và điều kiện của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn một phương pháp phù hợp. Cụ thể như cạo vôi răng bằng dụng cụ, bằng sóng siêu âm hay kể cả tia laser.
-
Sau khi hoàn tất cạo vôi răng, bác sĩ sẽ tiến hành Root planing (hay còn gọi là bào láng gốc răng). Công đoạn này có tác dụng hồi phục bề mặt của chân răng và hạn chế tích tụ những mảng bám do cao răng hình thành. Đồng thời, loại bỏ vi khuẩn đang tồn tại trên răng nhằm hạn chế nguy cơ gây viêm nướu và đẩy nhanh quá trình hồi phục của nướu.
-
Cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thực hiện phương pháp kháng sinh tại chỗ nhằm tầm soát nguy cơ nhiễm khuẩn trong răng nướu. Theo các bác sĩ, quy trình thực hiện kháng sinh tại chỗ cũng khá đơn giản. Bệnh nhân sẽ được cung cấp nước súc miệng dạng kháng khuẩn để vệ sinh răng và sử dụng kháng sinh dưới dạng gel để bôi vào phần nướu bị viêm nhằm làm sạch sâu, có thể kết hợp kháng sinh đường toàn thân tùy vào mức độ bệnh.
2.3. Điều trị bằng phẫu thuật
Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm nha chu bằng phương pháp phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật cũng không quá nguy hiểm nhưng bệnh nhân và bác sĩ cần chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm hạn chế để lại những biến chứng về sau. Quy trình phẫu thuật cho bệnh nhân sẽ gồm các công đoạn sau đây:
Tiến hành cạo vôi răng trước khi phẫu thuật
-
Ghép mô liên kết nhằm lấp đầy những vị trí bị viêm nhiễm nặng gây tổn thương sâu ở chân răng và nướu. Phần lớn bệnh nhân bị viêm nha chu nặng đều có biểu hiện mất mô nướu khiến cho phần đường viền của nướu bị thụt sâu vào chân răng. Do đó, bác sĩ cần phải ghép mô để ngăn ngừa nguy cơ thụ nướu hoặc lộ chân răng.
-
Bone grafting hay còn gọi là ghép xương dành cho những bệnh nhân bị viêm nha chu nặng khiến cho phần xương bên trong răng bị phá hủy. Với phương pháp này, bệnh nhân không chỉ đẩy nhanh quá trình hồi phục cho nướu mà còn giảm thiểu nguy cơ mất răng. Đồng thời, chúng cũng giúp răng được giữ cố định và làm cơ sở để xương phát triển.
-
Sử dụng protein để kích thích sự phát triển của mô. Đây là một dạng gel bôi có chức năng đẩy nhanh quá trình phát triển của xương và lớp men bảo vệ răng. Nhờ đó mà tình trạng viêm nhiễm ở nướu nhanh chóng hồi phục và khỏe mạnh.
Trên đây là một số phương pháp thường được vận dụng trong phác đồ điều trị viêm nha chu. Để đạt được kết quả tốt, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng thể lý của người bệnh để lựa chọn một phương pháp điều trị thích hợp nhất.