Viêm lợi là vấn đề sức khỏe răng miệng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Chức năng của lợi đó là bảo vệ cho chân răng luôn được chắc khỏe. Khi lợi bị viêm thì sức khỏe răng miệng cũng bị ảnh hưởng và nếu không điều trị lâu ngày có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin về triệu chứng cũng như cách phòng bệnh hiệu quả.
17/09/2020 | Cần lưu ý những gì trước và sau khi nhổ răng khôn? 07/09/2020 | Dấu hiệu cho thấy bạn đang mọc răng khôn 07/09/2020 | Cao răng có hại như thế nào và các biện pháp phòng tránh
1. Triệu chứng của bệnh viêm lợi
Nhìn chung, những người mắc bệnh này thường có một số dấu hiệu như lợi sưng đỏ, rất dễ chảy máu đặc biệt là khi đánh răng, chân răng lỏng, lợi thường bị ngứa hoặc bị đau kèm theo tình trạng hôi miệng. Qua các giai đoạn, bệnh cũng sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Lợi bị sưng tấy đỏ do viêm
Giai đoạn đầu
Giai đoạn này người bệnh có thể nhận biết rõ những thay đổi ở lợi. Lợi sưng phồng lên, đỏ hơn bình thường và thường dễ chảy máu, nhất là khi bạn đánh răng. Ở giai đoạn này, tuy lợi bị sưng tấy nhưng chân răng vẫn khá chắc chắn và không có các tổn thương về xương hay mô.
Đây là thời điểm không quá khó khăn để điều trị bệnh. Người bệnh có thể khắc phục bằng cách đánh răng ngày 2 lần và không dùng tăm mà thay vào đó hãy dùng chỉ nha khoa để xỉa răng.
Giai đoạn sau
Khi tình trạng viêm lợi không được khắc phục và điều trị kịp thời, đúng cách, thì tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn và quá trình điều trị cũng phức tạp, khó khăn hơn.
Lúc này, lớp lợi bên trong và xương hàm có thể bị đẩy lùi ra phía sau và tạo ra những lỗ hổng quanh răng tạo ra những khoảng trống, những kẽ răng và khi ăn uống, những mảnh vụn thức ăn rất dễ bị giắt vào lỗ hổng này gây nhiễm khuẩn.
Lợi viêm nghiêm trọng khiến chân răng lỏng lẻo
Tình trạng này kéo dài khiến cho hệ thống miễn dịch phải tập trung hết sức để chống lại vi khuẩn. Những độc tố kháng khuẩn và enzym sẽ được sản sinh nhiều hơn để chống lại các mô liên kết khiến cho răng của bạn trở nên lỏng lẻo hơn.
Ở giai đoạn này, lợi vẫn sưng đỏ, chảy máu, gây đau nhức, thậm chỉ sưng má và miệng luôn có mùi hôi rất khó chịu. Những trường hợp viêm lợi lâu ngày, chân răng sẽ dần lộ ra, rất mất thẩm mỹ. Khi các lỗ hổng ngày càng sâu thì xương hàm càng bị phá hủy, khi răng không còn chỗ bám nữa sẽ lỏng lẻo và rụng.
2. Biến chứng của bệnh viêm lợi
Bệnh viêm lợi nếu không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Tình trạng viêm lâu ngày sẽ lây lan sang các mô cơ và xương(bệnh nha chu), thậm chí là nguy cơ bị rụng răng. Hơn nữa, sức khỏe răng miệng kém cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tổng thể.
Người bệnh có thể bị đau nhức và chảy máu chân răng
Thậm chí một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, tình trạng lợi viêm dẫn đến bệnh nha chu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh phổi. Khi lợi bị viêm nặng kèm theo người bệnh có vấn đề về phổi, thì việc hít vi khuẩn từ miệng vào trong phổi cũng khiến tăng nguy cơ viêm phổi.
Bệnh nhân mắc tiểu đường thường gặp những vấn đề về răng miệng, nhiễm khuẩn. Ngược lại, tình trạng nhiễm khuẩn, viêm lợi cũng khiến cơ thể khó kiểm soát nồng độ đường máu hơn.
Đối với phụ nữ mang thai gặp những vấn đề về sức khỏe răng miệng thì nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn những thai phụ có sức khỏe răng miệng tốt.
3. Những nguyên nhân gây viêm lợi
Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân phổ biến nhất chính là tình trạng vệ sinh răng miệng chưa đầy đủ và vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.
Những mảng bám trên răng, cao răng tồn tại lâu trong khoang miệng chính là nguyên nhân trực tiếp khiến lợi bị viêm. Cụ thể, những mảng bám có chứa vi khuẩn khiến cho vi khuẩn có cơ hội tấn công đến tận chân răng và tại đây sản sinh ra những enzym phá huỷ sự liên kết của các biểu mô và dẫn tới tình trạng viêm.
Bên cạnh nguyên nhân kể trên, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới tình trạng viêm lợi như:
Chế độ ăn không khoa học và thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá: Thường xuyên ăn đồ ngọt, ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh,… hút thuốc lá, uống bia rượu là những thói quen không tốt cho răng, có thể gây ra những mảng bám trên răng và dẫn tới tình trạng lợi bị viêm.
Giảm tiết nước bọt: Nước bọt có tác dụng làm sạch răng và vùng khoang miệng. Một số loại thuốc và các bệnh lý khiến giảm tiết nước bọt cũng chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm ở lợi và bệnh sâu răng.
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai: Khi bầu bí, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và trong đó có sự thay đổi về nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của lợi và gây viêm.
Di truyền và giảm miễn dịch: Nếu mắc một số bệnh lý làm suy yếu hệ miễn dịch, người bệnh cũng dễ bị nhiễm khuẩn và làm tăng nguy cơ lợi bị viêm.
Bệnh tiểu đường: Những trường hợp này, người bệnh không kiểm soát được lượng đường huyết làm áp lực mạch máu tăng lên và đồng thời giảm khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến mô lợi khiến lợi bị yếu và dễ nhiễm khuẩn.
4. Cách phòng ngừa bệnh viêm lợi
Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh:
-
Lấy cao răng định kỳ tại các phòng khám, bệnh viện.
-
Chải răng thường xuyên và đúng cách. Nên đánh răng trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy. Đánh răng theo kiểu xoay tròn để không làm tổn thương lợi.
-
Không sử dụng tăm.
-
Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám trên răng.
Nên chải răng đúng cách để phòng ngừa bệnh
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm lợi và những hướng dẫn để phòng tránh bệnh hiệu quả. Tại Khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn sẽ được các chuyên gia hàng đầu thăm khám và điều trị. Các thiết bị khám chữa tại bệnh viện hầu hết đều được nhập khẩu từ nước ngoài nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 1900 56 56 56, chuyên gia của MEDLATEC luôn sẵn lòng phục vụ bạn.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội