Trĩ là một căn bệnh lành tính gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho bệnh nhân. Người bị bệnh này thường e ngại đi khám vì chúng nằm ở vị trí nhạy cảm. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên và những thông tin quan trọng nào cần biết? Đọc ngay bài viết dưới đây bạn nhé.
05/09/2020 | Gợi ý một số phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội 11/06/2020 | Các cấp độ và cách nhận biết chính xác bệnh trĩ 28/03/2020 | Bệnh trĩ - nỗi lo “khó tỏ cùng ai” 26/03/2020 | Nội soi trĩ và những điều cần biết trước khi thực hiện
1. Tổng quan về bệnh trĩ
1.1. Bệnh trĩ là gì?
Đây không phải đơn thuần là căn bệnh tĩnh mạch và là một bệnh lý có liên quan đến sự biến đổi cấu trúc thông thường ở ống hậu môn. Bệnh trĩ có nguyên nhân bởi sự gia tăng áp lực tại tĩnh mạch hậu môn hay trực tràng, những tĩnh mạch này chịu sự chèn ép ở bên trong có thể xung huyết, chảy máu thậm chí sa ra ngoài.
Tùy theo vị trí xuất hiện búi trĩ nằm ở trên hay dưới ranh giới của đường lược hậu môn mà bệnh này được chia làm 2 loại chủ yếu là trĩ nội và trĩ ngoại.
Một trong các lý do gây ra bệnh là do bệnh nhân rặn quá mức khi đi vệ sinh do táo bón hoặc do tiêu chảy. Ngoài ra, có thể do bệnh nhân ngồi thường xuyên hoặc cân nặng quá mức, thường xuyên khuân vật nặng, làm việc quá sức,…
Căn bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân gây nên
1.2. Thế nào là trĩ nội?
Trĩ nội là dạng chân búi xuất hiện phía trên đường lược. Đây là dạng búi xuất hiện bên trong ống hậu môn (khu vực không có dây thần kinh cảm giác). Trĩ nội được chia thành 4 mức độ như:
-
Trĩ nội độ 1: tĩnh mạch trĩ bị giãn nhẹ, đội lớp niêm mạc lên, lồi vào thành của trực tràng. Ở mức độ này búi trĩ chưa sa ra bên ngoài hậu môn.
-
Trĩ nội độ 2: tĩnh mạch trĩ lúc này giãn nhiều hơn tạo ra búi trĩ to và mỗi lần đi đại tiện chúng sẽ sa ra ngoài co thắt hậu môn thế nhưng chúng có thể tự co lại.
-
Trĩ nội độ 3: búi trí lớn lên, sa ra ngoài nhiều hơn và không thể tự co lên mà phải dùng tay đẩy thì chúng mới co vào được.
-
Trĩ nội độ 4: búi trĩ to dần, sa ra bên ngoài thường trực, dù có tác động chúng vẫn không thể co vào mà có thể bị nghẹt gây ra hoại tử búi trĩ.
1.3. Thế nào là trĩ ngoại?
Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở khoang cạnh hậu môn bên dưới da và chân của búi trĩ nằm bên dưới đường lực.
Trĩ ngoại là dạng búi trĩ đã phồng to, có màu sẫm, xơ cứng do những đám rối tĩnh mạch bị căng giãn, gấp khúc gây ra và lòi ra bên ngoài hậu môn. Trĩ ngoại sẽ gây ra cảm giác khó chịu khi di chuyển, đặc biệt là có cả xuất tiết, ẩm ướt. Nguyên nhân do ẩm ướt gây ra viêm nhiễm, đặc biệt là trường hợp xuất hiện ở nếp gấp tại cửa hậu môn gây ra phù nề, cảm giác đau khi đi vệ sinh.
Điều cần lưu ý của bệnh nhân trĩ ngoại là cảm giác đau khi đi vệ sinh có kèm máu. Ở tĩnh mạch của hậu môn kéo giãn tạo ra búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn khiến bệnh nhân khó chịu, bị đau khi đi lại và khi đi vệ sinh. Trĩ ngoại để lâu dài dễ gây ra viêm nhiễm có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng huyết.
Trĩ nội và trĩ ngoại có dấu hiệu khác nhau
2. Yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
-
Táo bón hay tiêu chảy làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ. Khi người bệnh dùng sức đi đại tiện sẽ gây áp lực cho tĩnh mạch gây ra hiện tượng căng giãn và ứ máu.
-
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
-
Cân nặng quá mức và béo phì làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ.
-
Gia tăng áp lực lên ổ bụng xuất hiện ở những người làm công việc nặng như nâng vật nặng, những vận động viên cử tạ,… Những người thường xuyên đứng lâu hay ngồi nhiều,… làm cho áp lực ổ bụng tăng cao gây cản trở quá trình hồi máu về tim khiến tĩnh mạch hậu môn bị giãn.
-
U vùng tiểu khung gồm có u đại trực tràng, khối u ở tử cung và thai nhiều tháng gây ra cản trở sự hồi lưu máu.
3. Dấu hiệu của bệnh trĩ
Bệnh nhân thường có những triệu chứng đặc trưng là chảy máu và sa búi trĩ. Cụ thể là:
3.1. Chảy máu
-
Búi trĩ hình thành, có biểu hiện sưng và xung huyết, khi phân cọ vào chúng sẽ chảy máu. Tình trạng chảy máu diễn ra khá kín đáo chỉ có thể phát hiện khi lau chùi bằng giấy vệ sinh.
-
Máu chảy kiểu nhỏ giọt hoặc bắn thành tia.
-
Trường hợp mức độ nặng, bệnh nhân di chuyển, ngồi xổm hay vận động mạnh cũng gây ra chảy máu.
-
Một vài bệnh nhân có tình trạng máu chảy ra và đọng lại bên trong trực tràng, sau khi đi đại tiện xuất hiện máu dạng vón cục.
Khi đi đại tiện, người mắc có thể thấy bị chảy máu hậu môn
3.2. Sa búi trĩ
-
Hiện tượng này xuất hiện sau khoảng thời gian đi đại tiện ra máu. Lâu dài, búi trĩ sẽ phát triển và sa ra bên ngoài.
-
Lúc đầu sau khi sa ra ngoài, chúng có thể tự co lên nhưng về lâu dài khi chúng sa ra ngoài nhiều hơn sẽ không thể tự co lại mà phải sử dụng tay để đẩy lên. Mức độ nặng hơn chính là búi này sa ngoài nhưng không thể đẩy lên bằng tay gây ra sa nghẹt trĩ.
-
Nếu không vệ sinh kỹ càng sẽ gây nhiễm trùng cho hậu môn và hoại tử búi trĩ làm cho bệnh nhân đau đớn.
Bên cạnh 2 triệu chứng đặc trưng trên vẫn còn nhiều biểu hiện khác kèm theo như đi đại tiện khó khăn có kèm đau rát, ngứa ngáy hậu môn.
3.3. Đau rát hậu môn
Khi đi đại tiện có máu sẽ gây ra tình trạng đau rát ở hậu môn do hệ thống thần kinh xung quanh hậu môn khá nhạy cảm và khi bị kích thích sẽ gây ra cảm giác đau. Ngoài ra, khi phân cứng chạm vào búi trĩ bị xung huyết đều làm cho người bệnh có cảm giác nóng rát ở nơi hậu môn.
3.4. Chảy dịch
Khi đi đại tiện hậu môn luôn tiết dịch giúp con người có thể đi vệ sinh dễ dàng. Việc sa búi trĩ làm chảy dịch ra từ hậu môn kèm với phân khiến cho vùng hậu môn luôn có tình trạng ẩm ướt khó chịu.
3.5. Ngứa ngáy hậu môn
Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu là do tình trạng chảy dịch gây ra và là do búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn làm bệnh nhân thấy cộm và ngứa ngáy.
Việc chữa trị sớm là điều rất cần thiết
4. Phòng tránh bệnh trĩ
Cách thức tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh trĩ chính là duy trì độ mềm của phân giúp chúng dễ dàng di chuyển qua lỗ hậu môn. Một số phương pháp giúp phòng ngừa bệnh trĩ và suy giảm những triệu chứng trĩ như sau:
-
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: trái cây, rau củ, ngũ cốc,… Những thực phẩm này có khả năng làm mềm phân và gia tăng khối lượng của chúng. Bên cạnh đó, bổ sung chất xơ vào thực đơn mỗi ngày giúp hạn chế xì hơi quá mức.
-
Uống nhiều nước mỗi ngày. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp phân mềm hơn.
-
Không nên rặn quá nhiều khi đi đại tiện bởi vì khi rặn quá sức sẽ gây ra áp lực lớn cho tĩnh mạch trực tràng dưới khiến búi trĩ phình to khiến tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.
-
Không nên nhịn đi cầu và phải đi ngay khi có cảm giác. Nếu bỏ lỡ cảm giác này, niêm mạc trực tràng sẽ hấp thụ nước có trong phân làm cho phân khô cứng khiến việc đi đại tiện gặp khó khăn.
-
Tập thể dục và vận động hằng ngày giúp phòng ngừa táo bón và làm giảm áp lực cho tĩnh mạch có thể diễn ra khi đứng hoặc ngồi quá lâu. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp giảm cân, hạn chế béo phì - nguy cơ gây ra bệnh trĩ.
Tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh
Bệnh trĩ không gây ra nguy hiểm cho tính mạng thế nhưng không điều trị sớm sẽ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Quan trọng hơn cả, mọi người cần phải phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.