Các cấp độ và cách nhận biết chính xác bệnh trĩ | Medlatec

Các cấp độ và cách nhận biết chính xác bệnh trĩ

Bệnh trĩ đang có xu hướng gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh ở nước ta nhưng đại đa số người bệnh lại có tâm lý e ngại nên không thăm khám, chữa trị khiến bệnh ngày càng nặng hơn, cuộc sống bị ảnh hưởng, sức khỏe bị suy giảm. Bài viết sau sẽ giúp bạn nhận biết dấu hiệu và các cấp độ của bệnh để kịp thời phát hiện, điều trị, ngăn chặn sớm những hệ lụy do bệnh lý này gây ra.


11/05/2020 | Bệnh trĩ nội - Những thông tin y khoa cần biết
28/03/2020 | Bệnh trĩ - nỗi lo “khó tỏ cùng ai”
26/03/2020 | Nội soi trĩ và những điều cần biết trước khi thực hiện

1. Trĩ là bệnh gì?

Trĩ là bệnh được hình thành do sự giãn ra quá mức của các đám rối tĩnh mạch nằm quanh hậu môn gây ra viêm nhiễm, sưng phồng mô mà nên. Bệnh gồm 3 dạng chính:

bệnh trĩ

Trĩ nội và trĩ ngoại là 2 dạng phổ biến nhất của bệnh trĩ

- Trĩ nội: búi trĩ ở trong ống hậu môn và sẽ trồi ra bên ngoài hậu môn khi bệnh nặng hơn.

- Trĩ ngoại: búi trĩ ở rìa ngoài hậu môn, khi bệnh nặng hơn thì búi trĩ sẽ tăng về kích thước, lan ra xung quanh gây viêm nhiễm.

- Trĩ hỗn hợp: người bệnh mắc đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại cùng một lúc. 

2. Các cấp độ của bệnh trĩ

2.1. Đối với bệnh trĩ nội

- Cấp độ 1

Lúc này trĩ mới hình thành nên khi nội soi sẽ thấy niêm mạc trực tràng dưới xuất hiện các nốt sần với kích thước khác nhau, mềm và đỏ. Búi trĩ còn nhỏ nên chưa thể lồi ra ngoài hậu môn ở giai đoạn này, người bệnh thường chỉ cảm thấy ngứa ngáy ở hậu môn, khó chịu khi đi đại tiện, một số ít trường hợp đại tiện có kèm theo máu.

- Cấp độ 2

Mức độ chảy máu do trĩ trở nên trầm trọng hơn, kích thước búi trĩ to hơn nên có thể lòi ra ngoài hậu môn nhưng vẫn có thể tự co vào trong được. Khi nội soi sẽ thấy niêm mạc hậu môn dày hơn, búi trĩ màu đỏ tím và bắt đầu tiết dịch.

- Cấp độ 3

Người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy, đau rát, khó chịu hơn rất nhiều. Do kích thước búi trĩ đã tăng nên niêm mạc hậu môn cũng trở nên dày hơn, chỉ cần vận động nhẹ là búi trĩ đã có thể lòi ra ngoài mà không thể tự co lại vị trí cũ.

bệnh trĩ

4 cấp độ của bệnh trĩ nội

- Cấp độ 4

Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ nội. Bước sang giai đoạn này, búi trĩ đã sưng phồng, lòi ra ngoài, lưu thông máu bị cản trở nên không có hiện tượng chảy máu nữa nhưng thay vào đó dịch nhầy sẽ tiết ra nhiều gây ẩm ướt, viêm loét và thậm chí còn hoại tử búi trĩ.

2.2. Đối với bệnh trĩ ngoại

Không chia cấp độ giống như trĩ nội, bệnh trĩ ngoại chia thành 4 thời kỳ:

- Thời kỳ thứ nhất

Do bệnh mới hình thành nên chưa có triệu chứng rõ rệt, khó nhận biết. Người bệnh chỉ cảm thấy hơi cộm, ngứa rát ở hậu môn.

- Thời kỳ thứ hai

Xuất hiện búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo do chúng đã bị lồi ra khỏi hậu môn. Khi đi đại tiện, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu; nếu không được vệ sinh sạch sẽ tình trạng viêm nhiễm rất dễ xảy ra.

- Thời kỳ thứ ba

Xuất hiện máu khi đi đại tiện vì búi trĩ  bị tắc nghẹt. Cũng vì thế mà người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đớn, trường hợp nặng còn bị thiếu máu và nứt kẽ ở hậu môn.

- Thời kỳ thứ tư

Do bước vào giai đoạn nặng nhất nên kích thước búi trĩ tăng lên trông thấy, sưng to gây ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Nhiều trường hợp bị nhiễm trùng gây cảm giác vô cùng đau, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của người bệnh.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Người mắc bệnh trĩ sẽ có các dấu hiệu nhận biết tương đối rõ ràng sau:

- Đại tiện ra máu tươi, ra sau và không lẫn vào phân

Nguyên nhân của tình trạng này là do sự giãn ra quá mức của tĩnh mạch khiến cho búi trĩ bị sưng và xung huyết. Nhiều trường hợp máu từ búi trĩ chảy ra còn đọng lại trong lòng trực tràng khiến người bệnh đi ngoài ra máu cục. Bệnh ở giai đoạn đầu chỉ dính chút máu trên phân hoặc giấy vệ sinh nhưng khi đã nặng thì máu bắn thành tia hoặc nhỏ giọt, thậm chỉ chỉ cần vận động mạnh máu cũng chảy ra.

bệnh trĩ

Người bị trĩ rất dễ đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt hoặc thành dòng

- Ngứa rát hậu môn

Hiện tượng này do chảy dịch kết hợp cùng việc búi trĩ ở ngoài hậu môn gây ra  viêm da.

- Sa búi trĩ 

Hiểu đơn giản tình trạng này là búi trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn. Nếu bệnh đang ở cấp độ nhẹ thì búi trĩ có thể tự co lên mà không gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh. Ở giai đoạn nặng hơn, búi trĩ không có khả năng tự co mà phải đẩy lên bằng tay, dễ gây đau rát; nặng hơn nữa là búi trĩ ở luôn bên ngoài không đẩy lên được gây ra sa nghẹt trĩ, khi không vệ sinh sạch sẽ rất dễ nhiễm trùng và hoại tử búi trĩ.

- Hậu môn đau rát

Tùy mức độ của bệnh trĩ ở từng người mà cơn đau có thể kéo dài vài giờ hoặc dai dẳng. Do khu vực của búi trĩ nội không có dây thần kinh cảm giác nên người bị trĩ nội thường ít đau đớn hơn so với người bị trĩ ngoại.

- Tắc mạch

Bên trong búi trĩ sẽ có các cục máu đông nhỏ do tình trạng tắc mạch gây ra. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy rất khó khăn, đau đớn khi ngồi.

- Sa nghẹt búi trĩ

Khi bị sa nghẹt, búi trĩ sẽ phù nề hoặc sưng to mà không thể đẩy lên được nên người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

- Chảy nhiều dịch

Do búi trĩ sa xuống nên cơ vòng hậu môn bị hở khiến cho chất dịch chảy từ trong hậu môn ra kèm theo phân gây nên tình trạng ẩm ướt ở khu vực này khiến khu vực hậu môn lúc nào cũng ẩm ướt khó chịu.

Bệnh trĩ có thể được điều trị hiệu quả nếu tiến hành ngay từ giai đoạn đầu. Một khi bệnh đã tiến triển sang mức độ nặng, không những người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn gây nên các bệnh lý hậu môn trực tràng khiến sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng, dạng bệnh của mỗi người không giống nhau, vì thế, tốt nhất ngay khi có nghi ngờ mình đang mắc bệnh, hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có hướng can thiệp y tế phù hợp nhất. Hoặc nếu cần tư vấn kỹ hơn về bệnh lý này bạn cũng có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên viên tư vấn của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cặn kẽ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp