Bệnh nhân bị thoái hóa xương khớp nên ăn gì? | Medlatec

Bệnh nhân bị thoái hóa xương khớp nên ăn gì?

Tình trạng thoái hóa khớp xương gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh lý này vẫn có khả năng hồi phục nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị tích cực theo phác đồ can thiệp của bác sĩ. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố thúc đẩy cải thiện các tổn thương của khớp xương. Vậy thoái hóa xương khớp nên ăn gì?


01/07/2021 | Triệu chứng nhận biết và giải pháp chữa thoái hóa khớp
28/06/2021 | Điểm danh các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
04/06/2021 | Thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi: nguyên nhân, cách phòng ngừa
31/05/2021 | Xây dựng chế độ ăn cho người bị thoái hóa khớp sao cho khoa học?

1. Tổng quan về bệnh thoái hóa xương khớp 

Trước khi giải đáp thắc mắc thoái hóa xương khớp nên ăn gì thì bạn đọc nên tìm hiểu sơ lược về bệnh lý này. Thực tế, trong y học, tình trạng xương khớp bị thoái hóa thường được chẩn đoán khi đĩa đệm và các lớp sụn bị tác động dẫn đến tổn thương và suy giảm khả năng hoạt động. Đồng thời, sự thoái hóa khớp xương chủ yếu xảy ra do tiến trình lão hóa tự nhiên theo độ tuổi của cơ thể. Do đó, bệnh lý này thường dễ nảy sinh ở những đối tượng như người lớn tuổi (khoảng 60 tuổi trở lên) hay kể cả những người lao động nặng nhọc. 

thoái hóa xương khớp nên ăn gì

Sơ lược về tình trạng thoái hóa xương khớp

Khi mắc bệnh, phần lớn mọi người đều gặp phải một vài triệu chứng bất thường của cơ thể như viêm, đau nhức, cứng khớp, gặp khó khăn khi cử động, lượng dịch nhầy có chức năng bôi trơn giảm đi,... Dựa vào một số đặc trưng của bệnh, người ta phân chia thoái hóa khớp xương thành hai nhóm điển hình là:

  • Thoái hóa khớp xương thứ phát: tức tình trạng thoái hóa này xảy ra dưới sự tác động nào đó khiến khớp xương bị tổn thương. Đặc biệt, bất kỳ vị trí khớp xương nào cũng có thể bị thoái hóa dưới dạng thứ phát.

  • Thoái hóa khớp tiên phát: thường xảy ra ở những vị trí khớp xương như cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp bàn tay hoặc khớp ngón tay, khớp bàn cân hoặc ngón chân, cột sống cổ, khớp đầu gối,... 

2. Chế độ ăn dành cho người bị thoái hóa khớp

Theo bác sĩ, tình trạng tổn thương của khớp xương có thể can thiệp bằng nhiều giải pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Trong đó, ngoài việc điều trị bệnh bằng thuốc thì xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh cũng giúp đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra. Đồng thời, những nguồn thực phẩm có hại cũng là yếu tố góp phần tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng hơn. 

Điều trị thoái hóa khớp xương theo chế độ ăn uống

Điều trị thoái hóa khớp xương theo chế độ ăn uống

Ngoài việc quan tâm đến các giải pháp điều trị bệnh, người bệnh cũng nên chú trọng đến những yếu tố gây bất lợi cho sức khỏe của mình. Thực tế, việc xây dựng chế độ chất dinh dưỡng cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tiến triển của bệnh thoái hóa xương khớp. Vậy thoái hóa xương khớp nên ăn gì? Thực tế, ngoài việc bổ sung những dưỡng chất có lợi thì bệnh nhân cũng nên tham khảo một vài lưu ý dưới đây:

  • Giảm cân: những bệnh nhân mắc bệnh nên kiểm soát cân nặng và giữ ở mức phù hợp nhằm hạn chế gia tăng áp lực cho khớp xương. 

  • Không ăn những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao: sự gia tăng hàm lượng Cholesterol trong cơ thể cũng tác động rất lớn đến tình trạng thoái hóa khớp xương. Do đó, bệnh nhân nên cắt giảm các nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng Cholesterol quá cao. 

  • Bổ sung vitamin K: đây là loại vitamin đảm nhận nhiệm vụ chuyển hóa sụn. Do đó, khi cơ thể thiếu hụt vitamin K thường dễ dần đến các bệnh lý liên quan đến khớp xương, điển hình như tổn thương sụn trên MRI, viêm khớp gối. 

Vitamin là nhóm dưỡng chất rất cần thiết cho xương

Vitamin là nhóm dưỡng chất rất cần thiết cho xương

  • Bổ sung vitamin D: một số nghiên cứu cho thấy vitamin D cũng là một yếu tố tác động rất lớn đến tình trạng của nhiều cấu trúc khớp. Bởi lẽ, 25 (OH) D huyết thanh có sự liên kết với tình trạng viêm khớp dựa trên dấu ấn sinh học vitamin D. Đặc biệt, với phương pháp xét nghiệm hình ảnh - chụp X quang, nhóm vitamin D này sẽ giúp bác sĩ theo dõi được sự tiến triển của bệnh.

3. Thoái hóa xương khớp nên ăn gì?

Đối với những bệnh nhân đang điều trị bệnh thoái hóa khớp xương thì chế độ ăn uống cũng được xem là một yếu tố quyết định khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh. Thực tế, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, kể cả người khỏe mạnh hay đau bệnh. Vậy thoái hóa xương khớp nên ăn gì để hồi phục sức khỏe tốt hơn? Để được lý giải tường tận, bạn đọc đừng bỏ lỡ những gợi ý sau đây nhé:

3.1. Bổ sung nhiều loại rau củ và trái cây

Rau củ và trái cây là một trong những nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng lớn vitamin và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và cải thiện những tổn thương của tế bào. Do đó, trong chế độ ăn uống hằng ngày, mọi người nên dùng nhiều rau và hoa quả. Đặc biệt, hàm lượng chất chống oxy hóa khá giàu có ở các loại thực phẩm như dâu tây, táo, hẹ tây, hành tây,... 

Tăng cường bổ sung các loại rau củ cho cơ thể

Tăng cường bổ sung các loại rau củ cho cơ thể

3.2. Cung cấp đủ Vitamin C và vitamin D

Nhìn chung, hầu hết các loại vitamin đều có lợi cho sức khỏe, đặc biệt với những đối tượng gặp vấn đề về xương khớp thì cần phải tăng cường thêm những nhóm vitamin tốt cho xương. Trong đó, vitamin C có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình sản sinh collagen và mô liên kết nhằm giúp khớp xương trở nên linh hoạt, chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, các nguồn thực phẩm giàu vitamin C cũng khá dễ tìm thấy ở những loại trái cây, rau củ như ớt đỏ, bắp cải, dâu tây, cam, quýt, bưởi, bông cải xanh,...

Ngoài ra, nhóm vitamin D cũng rất cần thiết cho quá trình hồi phục sức khỏe cũng như cải thiện các triệu chứng đau nhức ở khớp xương, Theo bác sĩ, mỗi ngày nên bổ sung cho cơ thể một lượng vitamin D thấp hơn hoặc bằng 25 μg thông qua các loại thức ăn. Ngoài ra, cơ thể cũng được hấp thu vitamin D nếu tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng sớm.

3.3. Bổ sung Omega 3

Với thắc mắc thoái hóa xương khớp nên ăn gì thì các loại thực phẩm giàu Omega 3 cũng là một gợi ý. Thực tế, một vài nghiên cứu cho thấy, tình trạng khớp xương bị tê cứng hoặc đau nhức ở buổi sáng có thể cải thiện nhờ Omega 3. Đồng thời, Omega 3 cũng là một dạng chất béo có lợi cho sức khỏe với công dụng ngăn ngừa sự sản sinh của những loại Enzyme và Cytokine. Trong khi đó, hai loại chất này chính là tác nhân khiến sụn khớp bị phá vỡ và gây viêm. Mặt khác, nguồn dưỡng chất này thường dễ tìm thấy ở những loại cá béo như cá mòi, cá ngừ, cá trích, cá hồi và cá thu.

3.4. Dầu oliu

Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng dầu oliu thay cho các loại dầu có nguồn gốc từ mỡ động vật. Mặt khác, trong dầu oliu có chứa hàm lượng lớn hoạt chất Oleocanthal có tác dụng ức chế những hợp chất gây hại cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng. Do đó, mọi người nên ưu tiên sử dụng dầu oliu trong chế độ ăn uống của mình. 

Sử dụng dầu oliu thay cho các loại dầu động vật

Sử dụng dầu oliu thay cho các loại dầu động vật

3.5. Hạnh nhân và óc chó

Hạnh nhân và óc chó được biết đến là những loại hạt có chứa chất béo đơn thể lành mạnh với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Đồng thời, hai loại hạt này rất giàu Magie, một loại nguyên tố vi lượng cần tăng cường bổ sung cho cơ thể khớp xương chắc khỏe. Ngoài ra, chúng cũng là nguồn thực phẩm có khả năng bảo vệ, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. 

Trên đây là một số giải đáp xoay quanh thắc mắc thoái hóa xương khớp nên ăn gì? Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như cách điều trị bệnh dựa trên việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp