Triệu chứng nhận biết và giải pháp chữa thoái hóa khớp | Medlatec

Triệu chứng nhận biết và giải pháp chữa thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân. Ngoài ra, căn bệnh này còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và tác động đến chất lượng đời sống của người bệnh. Vậy các dấu hiệu nhận biết bệnh là gì? Các giải pháp chữa thoái hóa khớp như thế nào?


28/06/2021 | Điểm danh các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
04/06/2021 | Thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi: nguyên nhân, cách phòng ngừa
31/05/2021 | Xây dựng chế độ ăn cho người bị thoái hóa khớp sao cho khoa học?
24/03/2021 | Những nguyên chính dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp vai

1. Sơ lược về bệnh thoái hóa khớp

Tình trạng thoái hóa khớp thường nảy sinh và tiến triển một cách thầm lặng nên phần lớn bệnh nhân đều khó có thể phát hiện bệnh kịp thời. Theo một số dự liệu thống kê của Bộ Y Tế nước ta, số lượng người mắc bệnh ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên chiếm khoảng 30%, từ 65 tuổi trở lên chiếm 60% và đối tượng 80 tuổi trở lên chiếm 85%. Điều này cũng cho thấy thoái hóa khớp là một bệnh lý rất phổ biến đối người dân Việt Nam. Đặc biệt, nếu việc chữa thoái hóa khớp diễn ra chậm trễ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

chữa thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh gì?

Thực tế, tình trạng thoái hóa khớp có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau và gây ra nhiều ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng đời sống bệnh nhân. Trong đó, những khớp có thể kể đến gồm: khớp háng, khớp đốt chân và khớp bàn chân, khớp gối, khớp đốt sống thắt lưng, khớp đốt sống cổ. Dù tình trạng thoái hóa khớp nảy sinh ở vị trí nào thì đều được đánh giá là sự lão hóa của sụn do rạn nét hoặc bào mòn. 

Sự thoái hóa khớp thường diễn ra theo thứ tự 4 giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn 1 - giai đoạn nghi ngờ: theo bác sĩ, ở giai đoạn ban đầu, sụn khớp tại vị trí bị thoái hóa đã mất đi khoảng 10%. Tuy nhiên, cơ thể vẫn chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào.

  • Giai đoạn 2 - mức độ nhẹ: một số dấu hiệu bất thường dần dần thể hiện rõ hơn, chẳng hạn như: gai xương, khe khớp dần dần hẹp lại và bị nứt sụn khớp.

  • Giai đoạn 3 - mức độ trung bình: sụn khớp bắt đầu có biểu hiện nứt thành nhiều mảng nhỏ và có thể vỡ ra. Nếu tình trạng này xảy ra có thể khiến lộ xương và mức độ thu hẹp của khe khớp ngày một nghiêm trọng hơn. 

Giai đoạn 4 là thời điểm bệnh nặng nhất

Giai đoạn 4 là thời điểm bệnh nặng nhất

  • Giai đoạn 4 - mức độ nặng: khi tình trạng bệnh diễn tiến đến giai đoạn này cũng đồng nghĩa với việc khe khớp không còn. Do đó, hai đầu xương sẽ có biểu hiện chạm vào nhau một cách trực tiếp. Đối với phần sụn có thể mất đi khoảng 60% so với người bình thường. Do đó, bệnh nhân nên chủ động chữa thoái hóa khớp sớm để giảm thiểu nguy cơ khiến bệnh tình chuyển biến nặng nề. 

2. Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Đế quá trình chữa thoái hóa khớp đạt được hiệu quả cao nhất, bác sĩ cần phải chẩn đoán chính xác tình trạng và nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Thực tế, tình trạng thoái hóa khớp có thể nảy sinh cho nhiều lý do khác nhau và được phân chia thành hai nhóm nguyên nhân chính: 

2.1. Nguyên nhân thứ phát 

Phần lớn các bệnh nhân bị thoái hóa khớp đều xuất phát từ một trong những nguyên nhân thứ phát sau đây:

  • Béo phì: tình trạng thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân khiến khớp xương dễ bị thoái hóa, nhất là khớp hông, khớp gối và cột sống. 

Béo phì là một nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp

Béo phì là một nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp

  • Yếu tố di truyền: đây được xem là yếu tố khiến những đối tượng bị khiếm khuyết ở gen có nhiệm vụ hình thành sụn do yếu tố di truyền. Điều này cũng khiến cho sụn khớp bị ăn mòn, hao hụt và tạo cơ hội để tình trạng thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

  • Vận động khớp quá nhiều: nhất là những đối tượng lao động nặng nhọc như người làm các nghề thủ công, bốc vác,… thường vận động tay, chân mạnh hoặc với tần suất cao khiến các khớp cổ chân, cổ tay bị tổn thương và gây bệnh.

  • Chấn thương: do một nguyên nhân nào đó dẫn đến chấn thương và gây tổn thương khớp sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa.

  • Một số bệnh lý xương khớp khác tác động: điển hình như những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp thường có nguy cơ cao dẫn đến thoái hóa khớp. 

2.2. Nguyên nhân nguyên phát

Với những trường hợp mắc bệnh xuất phát từ nguyên nhân nguyên phát thì tình trạng thoái hóa khớp nảy sinh thường liên quan đến độ tuổi của bệnh nhân. Thực tế, hàm lượng nước tích trữ trong phần sụn khớp sẽ ngày một tăng cao theo độ tuổi. Điều này cũng khiến hàm lượng chất Protid tồn tại trong sụn bị thuyên giảm khiến sụn khớp bị ảnh hưởng và dẫn đến thoái hóa. 

3. Các phương pháp chữa thoái hóa khớp

Nhiều năm trở lại đây, chữa thoái hóa khớp không còn là vấn đề khó khăn của y học vì đã có khá nhiều phương pháp can thiệp cho người mắc bệnh này. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ tiến triển của bệnh cũng như sự tổn thương của sụn khớp mà bác sĩ sẽ lựa chọn những giải pháp điều trị phù hợp nhất. 

Theo bác sĩ, việc can thiệp cho tình trạng thoái hóa khớp chủ yếu là phương pháp dự phòng chứ không phải là chữa trị dứt điểm ngoại trừ những đối tượng mắc bệnh quá nặng. Chính vì thế, đôi khi tình trạng sức khỏe chưa thực sự khỏi hẳn nhưng bệnh nhân vẫn có thể cảm nhận được sự cải thiện của mức độ đau nhức ở khớp. Vậy có những phương pháp điều trị thoái hóa khớp nào? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

3.1. Điều trị bằng thuốc

Với phương pháp can thiệp tình trạng thoái hóa khớp bằng thuốc, bác sĩ chủ yếu sử dụng những loại thuốc có tác dụng giảm đau. Ngoài ra, bệnh nhân còn được chỉ định sử dụng một vài loại thuốc khác có tác dụng chống thoái hóa. Điển hình như Piascledine, Diacerein, Chondroitin Sulfate, Glucosamine. Một vài cơ sở y tế hiện đại, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao có thể thực hiện phương pháp điều trị khác như tiêm huyết tương vào tiểu cầu, tiêm chất nhờn vào vị trí khớp bị thoái hóa,... Việc điều trị bằng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc. 

Sử dụng thuốc giảm đau để điều trị thoái hóa khớp

Sử dụng thuốc giảm đau để điều trị thoái hóa khớp

3.2. Điều trị không sử dụng thuốc

Đối với những trường hợp nhẹ, tình trạng bệnh chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, bác sĩ thường ưu tiên chữa thoái hóa khớp bằng phương pháp can thiệp không dùng thuốc. Trong đó, những hình thức điều trị bệnh của phương pháp này có thể kể đến gồm:

  • Tham gia tập vật lý trị liệu để giảm bớt cơn đau.

  • Thực hiện những bài tập nhẹ nhàng có tác dụng làm mạnh sức cơ và chống thoái hóa khớp.

3.3. Điều trị bằng cách phẫu thuật

Theo bác sĩ, các hình thức điều trị không bằng thuốc hoặc bằng thuốc thường không mang lại hiệu quả đối với những bệnh nhân bệnh nặng. Do đó, phần lớn các trường hợp bị đau dai dẳng kéo dài, không còn sụn hoặc lệch khớp,… thường bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp can thiệp phẫu thuật. Tùy vào mức độ tổn thương và tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể thực hiện cấy ghép tế bào sụn, khoan tạo xương hoặc phẫu thuật thay khớp. 

3.4. Phương pháp hỗ trợ điều trị 

  • Những đối tượng bị béo phì, thừa cân nếu mắc bệnh nên điều chỉnh cân nặng ở mức phù hợp bằng cách dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI. 

  • Hạn chế thực hiện những tư thế làm gia tăng áp lực cho khớp khiến tình trạng thoái hóa khớp tiến triển nặng nề hơn và gây ảnh hưởng xấu đến mặt bằng sụn. Điển hình như: bê vác những vật quá nặng, ngồi xổm, thường xuyên gập người - cúi lưng,...

  • Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể có chứa nhiều collagen, vitamin D, canxi, phosphat thì bệnh nhân nên tăng cường sử dụng những thực phẩm có lợi cho khớp.

Với những chia sẻ của bài viết, bạn đọc đã được cung cấp một số thông tin tổng quan và nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp. Ngoài ra, mọi người cũng có thể tham khảo thêm một số phương pháp chữa thoái hóa khớp an toàn và hiệu quả nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp