Bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào? | Medlatec

Bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Bệnh màng trong là một trong những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non. Bệnh lý này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ, nặng nhất là có thể gây tử vọng. Vì thể, tìm hiểu về bệnh lý này là điều cần thiết với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc và bảo vệ con yêu.


08/03/2022 | Xét nghiệm dị tật thai nhi bao nhiêu tiền và lưu ý khi thực hiện
10/01/2022 | Một số dị tật sơ sinh thường gặp và lời khuyên cho các mẹ bầu
15/10/2021 | Bác sĩ chỉ rõ một số dị tật sơ sinh thường gặp cần can thiệp sớm

1. Tìm hiểu về bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh

Ở những người bình thường, trên bề mặt phế nang ở phổi được bao phủ bởi một chất có tác dụng làm giảm hoạt và duy trì tính ổn định của phế nang. Điều này giúp hạn chế tình trạng xẹp phế nang ở trẻ sơ sinh. Chất này có tên gọi là Surfactant.

Thông thường, vào tuần thai thứ 20 của thai kỳ thì chất Surfactant sẽ xuất hiện và bao phủ toàn bộ vách trong của phế nang đồng thời đây cũng là thành phần quan trọng trong nước ối của thai phụ từ tuần thai thứ 28 - 36. Đối với thai nhi sinh non thì phổi con chưa trưởng thành dẫn tới Surfactant cũng chưa được hoàn thiện.

Lúc này, ở phổi của trẻ sơ sinh sẽ thiếu Surfactant gây ra tình trạng xẹp phế nang tạo điều kiện cho huyết tương tràn vào phế nang. Hơn nữa, trong huyết tương có một chất gọi là fibrin, khi huyết tương tràn vào phế nang thì chất này sẽ bị lắng đọng lại, dần dần sẽ hình thành nên 1 lớp màng ngăn cản sự lưu thông khí huyết và quá trình trao đổi O2. Điều này dẫn đến việc CO2 sẽ di chuyển từ phế nang đến các mao mạch gây ra tình trạng suy hô hấp rất dễ gây tử vong ở trẻ.

Trẻ sinh non là đối tượng thường mắc bệnh màng trong

Trẻ sinh non là đối tượng thường mắc bệnh màng trong

Nguyên nhân gây bệnh màng trong 

Có thể nói rằng, bệnh màng trong là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng suy hô hấp ở trẻ em. Thông thường, các dấu hiệu của bệnh sẽ được biểu hiện từ vài giờ đến vài ngày sau khi sinh. Theo thống kê, có khoảng 5 - 10% trẻ sinh non mắc phải bệnh lý này. Có hai nguyên nhân chính gây nên bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh là thai ngạt hoặc bị sinh non.

Các cơ quan của trẻ sơ sinh vẫn chưa được hoàn thiện, trong đó có phổi biểu hiện bằng độ thẩm thấu của màng phế nang và mao mạch phổi tăng lên dễ khiến lòng phế nang và tổ chức kẽ bị phù. Đây là điều kiện để các huyệt tương, fibrin cùng các tế bào máu dễ dàng tràn vào phế nang. Sau khi chất dịch rút đi vẫn còn đọng lại các hồng cầu và fibrin trong phế nang.

Còn với trường hợp thai ngạt, lượng oxy cung cấp đến các phế nang bị thiếu hụt, không đủ để cung cấp đến các tế bào để sản xuất surfactant, không giữ được độ phồng của phế nang khiến nó bị xẹp lại. Điều này tác động xấu đến quá trình trao đổi khí, là nguyên nhân dẫn tới suy hô hấp.

Thực tế cho thấy, tình trạng suy hô hấp xuất hiện khá nhanh, chỉ khoảng sau vài giờ đến vài ngày. Tình trạng này gây rối loạn quá trình trao đổi khí, hạn chế sự khuếch tán không khí thông qua màng phế nang. Lúc này, trẻ phải thở nhanh, gắng thở, sức khỏe suy giảm nhanh chóng. 

Dấu hiệu của bệnh màng trong

Như đã đề cập, tình trạng bệnh màng trong diễn tiến khá nhanh chóng, các triệu chứng khởi phát có thể xuất hiện sau vài giờ sau khi chào đời, các trường hợp nhẹ có thể xuất hiện sau vài ngày. Thậm chí, tình trạng suy hô hấp có thể xuất hiện đột ngột thông qua các triệu chứng sau: 

  • Làn da và vùng niêm mạc bị tím tái, càng để lâu thì mức độ càng nặng.

  • Trẻ thở nhanh, tuy nhiên đối với trẻ sinh quá non có thể thở chậm hơn.

  • Mạch đập nhanh.

  • Cánh mũi phập phồng, co rút hõm ức.

  • Tình trạng lan rộng phổi bị giảm thông khí từ khu trú sang toàn cả phổi.

  • Nếu tình trạng chuyển biến nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng vật vã, tần số thở thấp, có các cơ ngừng thở, nặng hơn nữa là nguy hiểm đến tính mạng.

Nhận biết các dấu hiệu giúp việc điều trị bệnh màng trong đạt hiệu quả hơn

Nhận biết các dấu hiệu giúp việc điều trị bệnh màng trong đạt hiệu quả hơn

2. Phương pháp điều trị bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh

Bệnh màng trong xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh, có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, nếu nghi ngờ bé nhà mình mắc phải tình trạng này, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để thực hiện các chẩn đoán phát hiện bệnh và tiến hành điều trị kịp thời. Có thể áp dụng các phương pháp sau để điều trị bệnh màng trong: 

  • Liệu pháp thay thế chất hoạt động bề mặt: liệu pháp này sẽ cung cấp các chất hoạt động bề mặt mà trẻ đang thiếu. Các chất hoạt động bề mặt sẽ được cung cấp vào phổi trẻ thông qua các dụng cụ chuyên dụng. Tùy vào tình trạng mà trẻ gặp phải bác sĩ có thể cân nhắc cho trẻ thực hiện pháp này bao nhiêu lần.

  • Thở áp lực dương qua mũi liên tục: thông qua việc duy trì một áp lực dương qua mũi liên tục cả chu kỳ thở có thể khiến phế nang không bị xẹp ngay cả trong thời kỳ thở ra, từ đó giúp quá trình trao đổi khí diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

  • Liệu pháp oxy: Liệu pháp này giúp cung cấp oxy cho các cơ quan trong cơ thể qua phổi. Tuy nhiên, khi áp dụng liệu pháp này cần sử dụng đến máy thở hoặc NCPAP. Nhưng nếu tình trạng của trẻ khá nhẹ có thể điều trị bằng việc thở oxy bình thường.

Ứng dụng phương pháp NCPAP trong điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Ứng dụng phương pháp NCPAP trong điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Các phương pháp điều trị trên có thể giúp cải thiện bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất vẫn là phòng tránh bệnh. Để thực hiện được điều này, các mẹ bầu cần lưu ý về chỉ số cân nặng trước khi mang thai và tăng cân hợp lý khi mang thai. Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh. 

Đồng thời cần khám sức khỏe tiền mang thai và khám thai định kỳ, chỉ nên mang thai khi cách lần mang thai trước ít nhất là 18 tháng. Một điều quan trọng nữa là nên tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai để giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, rubella,...

Phòng ngừa bệnh màng trong là biện pháp hiệu quả nhất

Phòng ngừa bệnh màng trong là biện pháp hiệu quả nhất

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh cha mẹ có thể tham khảo. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề này hay có nhu cần đặt lịch thăm khám cho bé yêu tại khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, xin vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ.
 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp