Bé đánh răng và những thắc mắc thường gặp của bố mẹ | Medlatec

Bé đánh răng và những thắc mắc thường gặp của bố mẹ

Rất nhiều bố mẹ không biết nên bắt đầu cho bé đánh răng từ khi nào, và cần lưu ý gì khi chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc tương tự thì đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.


02/03/2023 | Cách đánh răng đúng cách để bạn có một nụ cười xinh
24/11/2022 | Mẹ sau sinh bao lâu thì được đánh răng và lời khuyên của bác sĩ
25/12/2021 | Trẻ mấy tuổi có thể đánh răng và một số vấn đề cần lưu ý

1. Bé mấy tuổi thì cho đánh răng?

Bé đánh răng là một thói quen tốt, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Điển hình trong đó là giúp hàm răng luôn sạch sẽ, phòng ngừa sâu răng. Chính vì vậy, bố mẹ nên thực hiện đánh răng cho bé càng sớm càng tốt. 

Khi bé chưa mọc răng thì bố mẹ có thể dùng gạc rơ lưỡi mềm và sạch để vệ sinh nướu và lưỡi cho bé. Việc này giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trên lưỡi và nướu hiệu quả. Đồng thời, bé sẽ quen dần với việc nướu bị kích thích. Sau này bé mọc răng và tập đánh răng sẽ đỡ khó chịu hơn. 

Đến khi bé mọc được chiếc răng đầu tiên thì càng phải chú trọng vào việc đánh răng. Lúc này, việc sử dụng bàn chải là cần thiết, nhưng lưu ý chọn bàn chải được làm từ chất liệu mềm mại và an toàn. Đặc biệt, phần đầu của bàn chải bo tròn để không làm đau bé khi bàn chải tiếp xúc với mô miệng.

Bé đánh răng từ khi mấy tuổi là thắc mắc chung của nhiều bố mẹ

Bé đánh răng từ khi mấy tuổi là thắc mắc chung của nhiều bố mẹ

2. Lưu ý gì khi chăm sóc răng miệng cho bé?

Tùy vào mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi mà bố mẹ có cách vệ sinh răng miệng và hướng dẫn bé đánh răng cho đúng.

Giai đoạn trước mọc răng

Như đã nói ở trên, trong giai đoạn này, bố mẹ có thể dùng gạc rơ lưỡi để làm sạch nướu và lưỡi cho bé. Việc này được thực hiện sau mỗi lần bé tắm xong hoặc sau khi bé ngủ dậy. Không chỉ có tác dụng làm sạch lưỡi, nướu mà cách chăm sóc này còn giúp bé tập làm quen với cảm giác nướu bị kích thích.

Giai đoạn mọc răng, từ 6 tháng đến 1 tuổi

Ngay từ khi bé nhú chiếc răng đầu tiên thì bố mẹ có thể dùng bàn chải để đánh răng. Đương nhiên, bố mẹ sẽ là người trực tiếp làm việc này vì bé có thể chưa tự mình thực hiện được. Đánh răng cho bé giai đoạn này chỉ cần dùng nước lọc, không nên dùng kem đánh răng hay nước súc miệng.

Việc vệ sinh răng miệng trong giai đoạn mọc răng này là rất quan trọng. Bởi đây là thời điểm bé đã có răng và đã ăn dặm. Đánh răng sẽ giúp làm sạch răng miệng hiệu quả, đồng thời, dần dần hình thành thói quen đánh răng hàng ngày cho bé. 

Bé từ 6 tháng đến 1 tuổi đã có thể tập đánh răng bằng bàn chải

Bé từ 6 tháng đến 1 tuổi đã có thể tập đánh răng bằng bàn chải

Giai đoạn từ 2 - 3 tuổi

Giai đoạn này, bố mẹ có thể hướng dẫn bé đánh răng bằng bàn chải và kem đánh răng. Nhưng lưu ý là chỉ sử dụng kem đánh răng loại dành cho trẻ em, không chứa hoặc chứa rất ít fluor. Bởi vì nồng độ fluor cao có thể làm hỏng men răng - vốn đang mỏng và yếu. Trong khi đó, men răng đóng vai trò như “lớp áo” bảo vệ cho răng.

Giai đoạn từ 3 - 6 tuổi

Trẻ giai đoạn này cần thực hiện đánh răng như người lớn, đó là đều đặn 2 lần mỗi ngày, buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đặc biệt, bố mẹ không cần đánh răng giúp con nữa, thay vào đó, bé có thể tự thực hiện dưới sự giám sát của bố mẹ. Lưu ý nhắc nhở bé không được nuốt khi đánh răng. 

Giai đoạn từ 6 - 9 tuổi

Ở độ tuổi này thì trẻ có thể sử dụng kem đánh răng chứa nồng độ fluor như tiêu chuẩn của kem đánh răng dành cho người lớn. Thời điểm này thì bố mẹ cần hướng dẫn bé đánh răng khoa học, bài bản hơn để răng miệng được sạch sẽ nhất. 

Đầu tiên là cho lượng kem đánh răng vừa đủ vào bề mặt bàn chải. Tiếp đến, súc miệng với nước rồi bắt đầu đánh răng. Quá trình đánh răng kéo dài khoảng 2 - 3 phút, đảm bảo đánh cả mặt trước, mặt sau và mặt nhai của răng. 

Từ 6 tuổi, bé đã có thể tự đánh răng một cách thuần thục

Từ 6 tuổi, bé đã có thể tự đánh răng một cách thuần thục 

3. Làm sao để bé đánh răng một cách thích thú, tự giác?

Thực tế thì không phải bé nào cũng có niềm “đam mê” với việc đánh răng. Ngược lại, rất nhiều bé cảm thấy lười, thậm chí là sợ hãi khi làm việc này. Vậy bố mẹ cần làm gì để bé đánh răng một cách thích thú?

Sử dụng chiếc bàn chải đáng yêu

Trẻ em thường bị thu hút bởi những món đồ đáng yêu, ngộ nghĩnh. Vì vậy, bố mẹ có thể chọn chiếc bàn chải có hình thù dễ thương và màu sắc nổi bật để bé cảm thấy phấn khích, hứng khởi với việc đánh răng. Đương nhiên, bàn chải vẫn phải đáp ứng tiêu chí mềm mại và an toàn.

Dùng kem đánh răng có mùi bé thích

Rất nhiều bé cảm thấy sợ hãi việc đánh răng là do ám ảnh mùi của kem đánh răng. Hiện nay, kem đánh răng cho trẻ em có nhiều mùi như dâu, chuối, táo,… Bố mẹ nên chọn loại kem đánh răng có mùi vị bé thích để bé cảm thấy dễ chịu hơn và thích thú hơn với mỗi lần đánh răng. 

Đánh răng cùng với bé

Bố mẹ nên dành thời để đánh răng cùng với bé. Đồng thời, đánh lạc hướng sự khó chịu của bé bằng cách thi ai đánh răng nhanh hơn, răng ai sạch và thơm hơn,… Sau đó, cổ vũ và khen ngợi rằng con đã làm rất tốt, lần sau mình cũng làm như vậy nhé.

Bố mẹ cùng đánh răng với con để bé cảm thấy thích thú hơn

Bố mẹ cùng đánh răng với con để bé cảm thấy thích thú hơn 

Đánh răng vào một khung giờ

Hãy cố gắng tạo cho bé thói quen đánh răng vào một khung giờ. Khi đến thời điểm đó, bé sẽ tự giác đi đánh răng. Nếu bố mẹ có nhắc nhở thì bé cũng sẽ đi đánh răng ngay lập tức, không cau có, khó chịu. 

So sánh răng sạch với răng sâu

Để bé đánh răng một cách tự giác thì bố mẹ có thể cho bé xem ảnh của chiếc răng sạch được vệ sinh thường xuyên và ảnh của một chiếc răng bị sâu do lười đánh răng. Qua đây, bé sẽ có ý thức và động lực hơn trong việc đánh răng để có một hàm răng sạch sẽ và trắng sáng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bố mẹ giải đáp được những thắc mắc thường gặp về vấn đề bé đánh răng. Nếu có nhu cầu đưa bé đến khám răng miệng nói riêng và sức khỏe nói chung tại MEDLATEC, đừng quên gọi cho chúng tôi qua 1900 56 56 56. Nhân viên sẽ tư vấn và hướng dẫn quý khách đặt lịch nhanh chóng, tiện lợi. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp